Tổng thống Mỹ hối thúc chấm dứt đình công tại các cảng biển
Nhà Trắng ngày 1/10 ra tuyên bố cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hối thúc các bên liên quan khẩn trương làm việc để chấm dứt cuộc đình công tại các cảng biển dọc Bờ Đông và Vịnh Mexico đang diễn ra, tránh gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế.
Hàng hóa từ Trung Quốc và các nước khác được xếp tại cảng Long Beach, Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN
Trong tuyên bố được đưa ra vài giờ sau khi cuộc đình công bắt đầu diễn ra, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đang theo dõi sát sao cuộc đình công tại các cảng ở Bờ Đông và Vịnh Mexico. Tuyên bố nêu rõ ông Biden đã chỉ thị cho nhóm công tác của mình chuyển thông điệp trực tiếp đến cả 2 bên liên quan rằng họ cần ngồi vào bàn đàm phán với mục tiêu nhanh chóng đạt được thỏa thuận công bằng.
Sáng 1/10, sau khi các cuộc đàm phán về thỏa thuận tiền lương mới đổ vỡ, công nhân bốc xếp tại các cảng ở Bờ Đông và Vịnh Mexico của Mỹ đã bắt đầu đình công, gây ngưng trệ khoảng 50% hoạt động vận chuyển đường biển của nước này.
Video đang HOT
Giới phân tích nhận định cuộc đình công này làm gián đoạn hoạt động vận tải, logistics, nguy cơ gây thiệt hại 5 tỷ USD mỗi ngày, đồng thời tác động tới nhiều người lao động trong chuỗi cung ứng và xa hơn nữa sẽ kéo theo lạm phát.
Các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã gặp cả lãnh đạo Liên minh Hàng hải Mỹ (USMX) – bảo vệ quyền lợi cho các nhà tuyển dụng của ngành bốc xếp bờ Đông và Vịnh Mexico và Hiệp hội Công nhân cảng quốc tế (ILA) đại diện cho 45.000 công nhân cảng.
Vào ngày 30/9, USMX cho biết họ đã đưa ra đề nghị tăng lương gần 50%. Trong khi đó, ILA đã từ chối đề xuất mới nhất của liên minh vì cho rằng đề xuất này thiếu nhiều so với những gì các thành viên cơ sở của ILA đang yêu cầu về tiền lương và các biện pháp bảo vệ chống lại tự động hóa. Hai bên đã không đàm phán chính thức từ tháng 6/2024.
Mỹ đối mặt cuộc đình công lớn tại các cảng biển
Các quan chức chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang theo dõi các cuộc đàm phán về hợp đồng lao động của công nhân tại các cảng ở Bờ Đông và vùng Vịnh Mỹ, nhưng cho biết không can thiệp để dàn xếp một thỏa thuận nhằm ngăn chặn cuộc đình công dự kiến diễn ra vào ngày 1/10 tại các cảng ở miền Đông và vùng Vịnh Mỹ, nơi xử lý khoảng 50% lượng hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của nước này.
Tàu hàng tại Cảng Long Beach, California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cuộc đàm phán giữa Hiệp hội Công nhân Cảng Quốc tế (ILA) và Hiệp hội với Liên minh Hàng hải Mỹ (USMX), một liên minh gồm các cảng và hãng tàu, đang rơi vào bế tắc về vấn đề lương, giữa lúc hợp đồng hiện tại sẽ hết hạn vào ngày 30/9. Nguyên nhân đến từ việc ứng dụng tự động hóa trong hoạt động vận hành khiến các cảng giảm phụ thuộc vào sức lao động phổ thông.
Một cuộc đình công của 45.000 thành viên thuộc ILA tại hơn 30 cảng, trong đó có New York, New Jersey, Houston và Savannah, Georgia, có nguy cơ xảy ra sẽ có thể làm gián đoạn và tăng chi phí cho chuỗi cung ứng của Mỹ, vào thời điểm mà giá cả cho các nhu yếu phẩm như thực phẩm, nhà ở và chăm sóc sức khỏe tăng cao đã trở thành một vấn đề then chốt trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5/11 tới.
Người phát ngôn Nhà Trắng Robyn Patterson cho biết, Nhà Trắng đang theo dõi và đánh giá các biện pháp tiềm năng để giải quyết các tác động đến chuỗi cung ứng của Mỹ liên quan đến hoạt động tại các cảng của đất nước, nếu cần thiết. Chính phủ khuyến khích các bên tiếp tục đàm phán để đạt được một thỏa thuận có lợi cho tất cả các bên và ngăn chặn mọi sự gián đoạn có thể xảy ra tại cảng.
USMX, trong đó có cả nhà vận chuyển container và chủ sở hữu cảng Maersk, ngày 23/9 cho biết Bộ Lao động Mỹ, Cơ quan trung gian hòa giải liên bang (FMCS), cùng các cơ quan liên bang khác đã liên hệ với ILA. Trong hơn một tháng qua, quyền Bộ trưởng Lao động Julie Su và Bộ Lao động đã giữ liên lạc với các bên đàm phán vì việc thiết lập các kênh liên lạc là quy trình tiêu chuẩn. Bất kỳ sự can thiệp nào vào các cuộc đàm phán sẽ chỉ diễn ra khi có sự mời gọi từ cả hai bên, cả hiệp hội công nhân và bên sử dụng lao động.
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng hàng hóa sang các cảng bờ Tây. Nếu nhiều doanh nghiệp cùng làm như vậy thì sẽ kéo theo sự chậm trễ trong vận chuyển, điều dẫn đến tăng đột biến chi phí vận chuyển.
Hiện nay có khoảng 60% lượng hàng container vào Mỹ đi qua các cảng ở bờ Đông và vùng Vịnh. Một cuộc đình công có thể được ngăn chặn hoặc chấm dứt nếu chính quyền Tổng thống Biden áp dụng Đạo luật Taft-Hartley để buộc ban quản lý cảng và các nhà lãnh đạo công đoàn đạt được thỏa thuận chung.
Tuy nhiên, một quan chức của chính quyền ông Biden cho biết cả hai bên nên đàm phán một cách thiện chí, đồng thời cho hay chính quyền chưa bao giờ kích hoạt Đạo luật Taft-Hartley để chặn một cuộc đình công và hiện tại cũng chưa có kế hoạch thực hiện điều đó.
Chính quyền Mỹ nỗ lực giảm thiểu mối đe dọa an ninh mạng tại các cảng Phóng viên TTXVN tại Washington đưa tin, ngày 21/2, Nhà Trắng đã công bố các hành động mới nhằm tăng cường an ninh mạng hàng hải và an ninh cho các cảng của Mỹ, qua đó củng cố chuỗi cung ứng và các cơ sở công nghiệp của nước này. Container hàng hóa tại cảng Long Beach, bang California (Mỹ) ngày 23/8/2019. Ảnh:...