Tổng thống Mỹ gặp thủ tướng Nhật Bản trước thềm hội nghị G7
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 18.5 đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 tại thành phố Hiroshima.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trước hội đàm ngày 18.5 tại Hiroshima, Nhật Bản. Ảnh REUTERS
Theo The Japan Times, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 18.5 đã đến Nhật Bản để chuẩn bị dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại thành phố Hiroshima từ ngày 19-21.5. Trước thềm hội nghị, ông Biden đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.
Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã ca ngợi “sự phát triển” của liên minh hai nước trong lúc cùng nhau đối mặt với những thách thức địa chính trị.
“Điểm mấu chốt là khi hai nước sát cánh cùng nhau, chúng ta sẽ đứng vững hơn và tôi tin rằng cả thế giới sẽ an toàn hơn khi chúng ta làm như vậy”, ông Biden phát biểu trước cuộc gặp.
Hội nghị G7 dự kiến tập trung vào Nga, Trung Quốc
Nhà lãnh đạo Mỹ ghi nhận phản ứng mạnh mẽ của Tokyo đối với một môi trường an ninh khu vực ngày càng phức tạp. Tổng thống Biden cũng nói rằng ông “tự hào ” về sự sẵn sàng “đứng lên” của hai đồng minh vì những giá trị chung.
Trong khi đó, Thủ tướng Kishida gọi liên minh hai nước là “nền tảng của hòa bình và an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, một cách diễn đạt thường được sử dụng để mô tả các mối quan hệ song phương khi chúng ở đỉnh cao.
Một quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản cho biết hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về một loạt vấn đề, từ phối hợp an ninh quốc phòng và kinh tế cũng như phản ứng chung đối với xung đột ở Ukraine cho đến sự tan băng trong quan hệ Nhật – Hàn.
Tổng thống Biden và Thủ tướng Kishida đã nhắc lại tầm quan trọng của “hòa bình và ổn định” ở eo biển Đài Loan và một giải pháp hòa bình cho các vấn đề xuyên eo biển.
Ông Biden cũng khen ngợi các động thái của ông Kishida nhằm giúp sửa chữa mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, The Japan Times dẫn lời một quan chức cấp cao của Nhật Bản cho biết.
Trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định việc tiếp tục ủng hộ Kyiv trong việc chống lại chiến dịch quân sự của Nga. Cuộc xung đột Ukraine cũng sẽ đứng đầu chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh G7. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ tham gia vào một phiên họp tại hội nghị qua cuộc gọi video.
Hợp tác về an ninh kinh tế cũng là một chủ đề thảo luận của ông Biden và ông Kishida. Hai nước đã cam kết hợp tác chặt chẽ để đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho các mặt hàng quan trọng.
Tuy nhiên, The Japan Times dẫn lời các quan chức cấp cao của Nhật Bản cho biết không có quốc gia cụ thể nào được nhắc đến trong các cuộc hội đàm song phương giữa Mỹ và Nhật Bản.
Tổng thống Biden và Thủ tướng Kishida cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng khác như công nghệ lượng tử, công nghệ sinh học, năng lượng và công nghệ khởi nghiệp.
Bloomberg: Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Nhật là chiến thắng của chính quyền ông Biden
Theo hãng tin Bloomberg (Mỹ), cuộc gặp thứ hai trong 2 tháng giữa lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc được coi là chiến thắng đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong quá trình gắn kết các đồng minh hợp tác đối phó với Triều Tiên và đối trọng với Trung Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) tại cuộc hội đàm ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 7/5. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đến Seoul vào hôm 7/5 để gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Chuyến thăm Hàn Quốc trong 2 ngày của ông Kishida sẽ là chuyến thăm song phương đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản sau 12 năm. Hai nhà lãnh đạo đã tham gia hội nghị cấp cao tổ chức vào tháng 3 tại Tokyo.
Trước khi rời Tokyo đến Seoul, Thủ tướng Kishida nói với các phóng viên: "Tôi muốn có trao đổi đầy đủ và thực chất với Tổng thống Yoon Suk-yeol dựa trên quan hệ tin cậy lẫn nhau".
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết trong Hội nghị Thượng đỉnh, Thủ tướng Nhật Bản và ông Yoon Suk-yeol sẽ thảo luận về các vấn đề xoay quanh an ninh và ngành công nghiệp công nghệ cao.
Chính quyền Tổng thống Biden từng tìm kiếm hỗ trợ từ các đối tác như Seoul và Tokyo để áp đặt hạn chế với việc bán thiết bị chip tiên tiến cho Trung Quốc nhằm tạo rào cản đối với Bắc Kinh trong phát triển công nghệ.
Cựu đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản Kak Soo-shin nhận định nỗ lực của Mỹ có thể là một yếu tố trong việc khôi phục quan hệ Seoul-Tokyo. Theo ông Kak Soo-shin, những yếu tố khác có thể bao gồm mối quan tâm chung về môi trường an ninh, chủ yếu là mối đe đọa hạt nhân Triều Tiên cũng như Trung Quốc. Chỉ vài giờ trước khi lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Tokyo vào tháng 3, Triều Tiên đã phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết Tổng thống Yoon Suk-yeol là người ủng hộ chiến lược châu Á của Washington, bao gồm cả sáng kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Ngày 8/5, hãng thông tấn Yonhap dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho cho biết chính phủ nước này sẽ nỗ lực xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Mỹ trong lĩnh vực sản xuất chip.
Vào tháng 3, Nhật Bản cho biết nước này sẽ mở rộng hạn chế xuất khẩu với 23 loại thiết bị sản xuất chip tiên tiến. Các quan chức thương mại Nhật Bản tái khẳng định rằng điều này không nhắm đến Trung Quốc.
Nhật Bản tăng cường hợp tác quân sự với nhiều quốc gia khác ngoài Mỹ Trước khi gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington D.C., Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đến thăm Italy, Pháp, Anh và Canada để tăng cường quan hệ an ninh. Lực lượng Phòng vệ trên bộ (GSDF) của Nhật Bản tham gia tập trận chung với lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ trên đảo Shizuoka, miền Trung Nhật Bản, ngày...