Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa đánh thuế rượu vang Pháp
Đe dọa áp thuế với rượu vang Pháp là động thái mới nhất trong các quyết định áp thuế nhập khẩu hàng hóa từ các nước khác của Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: Getty Images)
Rượu vang đã trở thành đối tượng mới nhất trong căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/6 tuyên bố Washington có thể sẽ áp thuế với mặt hàng rượu vang của Pháp.
Trả lời phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại với kênh truyền hình CNBC, Tổng thống Trump cho rằng Pháp hiện đánh thuế khá cao đối với rượu Mỹ, trong khi mức thuế nhập khẩu của Mỹ với rượu vang Pháp là “rất thấp.” Theo ông, điều này là không công bằng và cần phải “làm điều gì đó.”
Hiện EU đã bổ sung mức thuế từ 0,11 đến 0,29 USD đối với mỗi 750ml rượu vang Mỹ, tùy thuộc nồng độ cồn.
Video đang HOT
Trong khi đó, Mỹ chỉ áp thuế nhập khẩu đối với rượu vang 750ml của EU là 0,05 USD với vang thường và 0,14 USD với vang nổ (sparkling).
Trong năm 2017, khoảng 1/3 rượu vang xuất khẩu của EU có điểm đến tại Mỹ, trong khi rượu vang Mỹ chỉ chiếm 16% thị phần EU.
Đe dọa áp thuế với rượu vang Pháp là động thái mới nhất trong các quyết định áp thuế nhập khẩu hàng hóa từ các nước khác của Tổng thống Trump.
Mới đây, ông đã đe dọa áp thuế với Mexico, song đã bỏ ý tưởng này sau khi quốc láng giềng phía Nam cam kết sẽ làm nhiều hơn nữa để hạn chế dòng người di cư bất hợp pháp đổ vào Mỹ.
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cũng biện hộ cho việc sử dụng thuế quan như một phần trong chiến lược thương mại của ông để đàm phán với Trung Quốc./.
Theo Việt Hải (TTXVN/Vietnam )
G20 không ra được thông điệp rõ ràng về giảm căng thẳng với Trung Quốc
Các thành viên nhóm các nước G20 không ra được thông điệp rõ ràng về giảm căng thẳng với Trung Quốc.
Các quan chức ngành tài chính, ngân hàng của các nước G-20 tại Fukuoka, Nhật Bản (ảnh Boston Herald).
Hôm qua 9/6, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm các nước G20 đã kết thúc cuộc họp 2 ngày tại thành phố Fukuoka của Nhật Bản.
Theo tuyên bố chung, vẫn có rủi ro tăng trưởng toàn cầu giảm sút và căng thẳng thương mại và địa chính trị gia tăng.
Tuyên bố cũng nói các nước G20 sẽ tiếp tục đối phó với những rủi ro này và luôn sẵn sàng có thêm hành động.
Nhật Bản đã nỗ lực để đưa tầm quan trọng của tự do thương mại vào trong tuyên bố chung. Tuy nhiên, văn bản cuối cùng lại không đề cập đến vấn đề này do bất đồng giữa các bên tham gia.
Các Bộ trưởng tài chính của một số nước G-20 chụp ảnh chung khi kết thúc hội nghị.
Các bộ trưởng thương mại và kinh tế số cũng đã kết thúc cuộc họp tại tỉnh Ibaraki, phía Bắc Tokyo, vào cùng ngày. Tuyên bố chung cũng không cam kết đấu tranh với chủ nghĩa bảo hộ.
Thách thức xoa dịu căng thẳng thương mại dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, miền Tây Nhật Bản, vào ngày 28 và 29/6.
Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự cuộc họp này.
Hòa Bình
Theo Baogiaothong
Mỹ lùi hạn chót áp thuế các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc Theo thông báo mới nhất của Chính phủ Mỹ ngày 7/6, giới chức Mỹ gia hạn thêm 2 tuần cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc để họ có thời gian xuất sản phẩm sang Mỹ trước khi những mặt hàng này bị tăng thuế. Quốc kỳ Mỹ (trái) và quốc kỳ Trung Quốc tại một sự kiện ở Thượng Hải (Trung Quốc)...