Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cắt trợ cấp đối với GM để trả đũa hành động cắt giảm việc làm
Quyết định cắt giảm lượng lớn việc làm và đóng cửa đến 5 nhà máy ở khu vực Bắc Mỹ của GM đang nhận lấy sự chỉ trích nặng nề của lãnh đạo Mỹ và Canada lẫn công đoàn lao động.
Vào thứ 3 ngày 27 tháng 11 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa cắt bỏ trợ cấp đối với General Motors để trả đũa việc nhà sản xuất ô tô cắt giảm việc làm và đóng cửa nhà máy ở Mỹ, và nhà sản xuất ô tô còn chịu áp lực từ chính phủ Canada và lãnh đạo liên đoàn lao điện vì cắt giảm cả ở đó.
“ Mỹ đã cứu General Motors, và đây là lời cảm ơn mà chúng ta có! Chúng ta giờ đây đang xem xét cắt tất cả trợ cấp cho GM, bao gồm… cho cả xe điện,” ông Trump nói trên mạng xã hội Twitter. Tuy nhiên, ông ấy không giải thích rõ đang ám chỉ tới “trợ cấp” nào.
Ông Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau “ đã thảo luận sự thất vọng của họ trước thông báo đóng cửa các nhà máy General Motors ở hai đất nước” trong một cuộc điện thoại diễn ra vào ngày thứ 3 vừa qua, người phát ngôn Nhà Trắng Hogan Gidley nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phẫn nộ trước quyết định GM cắt giảm việc làm và đóng cửa nhà máy ở khu vực Bắc Mỹ
Sự phẫn nộ của các lãnh đạo Mỹ và Canada đã quan trọng hóa những thử thách GM và các đối thủ Detroit của họ sẽ đối mặt khi họ tái cấu trúc công ty với bước chuyển biến thị trường và công nghệ lớn nhất trong nhiều thập kỷ.
Ông Trump đã biến chuyện thúc đẩy việc làm trong ngành ô tô thành một điều ưu tiên trong suốt gần 2 năm lên nhậm chức và đã thường công kích các nhà sản xuất ô tô trên Twitter vì không làm đủ tốt để thúc đẩy việc làm ở Mỹ.
Tổng thống Mỹ đã lập tức lên tiếng giận dữ trước quyết định cắt giảm 15.000 việc làm và đóng cửa 5 nhà máy ở Bắc Mỹ, bao gồm 4 nhà máy ở Mỹ. Trong số 4 nhà máy đó là một nhà máy ở phía đông bắc Ohio, một tiểu bang có vai trò trọng đối với chiến thắng trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020.
GM đã nói trong một thông báo theo sau bình luận của ông Trump rằng họ đã “ cam kết duy trì hoạt động sản xuất mạnh mẽ” ở Mỹ sau khi đầu tư 22 tỷ USD vào các hoạt động ở đây kể từ năm 2009 và sẽ bổ sung thêm việc làm trong lĩnh vực xe điện và tự lái.
Video đang HOT
Ông Trump trả lời trước các phóng viên
Sự cắt giảm sẽ “ đặt công ty vào vị trí thành công và duy trì và tăng trưởng việc làm Mỹ lâu dài,” GM nói, bổ sung rằng nhiều công nhân ở những nhà máy bị ảnh hưởng sẽ có thể chuyển sang những nhà máy GM khác.
CEO GM, bà Mary Barra đã nói chuyện với ông Trump vào cuối tuần trước về vấn đề cắt giảm và đã ở Nhà Trắng vào ngày thứ 2 để gặp gỡ cố vấn kinh tế Larry Kudlow. Ông Kudlow đã nói với các phóng viên vào ngày thứ 3 rằng chính phủ Mỹ đã giúp đỡ GM Với tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu và những điều luật khác.
“ Chúng tôi đã làm thế để giúp GM và tôi nghĩ sự thất vọng của ông Trump là bởi dường như họ đã quay lưng lại với ông ấy,” ông Kudlow nói.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump đưa ra lời đe dọa đối với một công ty Mỹ. Trong tháng 6 năm nay, ông đã đe doạn Harley Davidson với mức thức cao hơn sau khi nhà sản xuất phân khối lớn thông báo rằng họ sẽ chuyển dịch một số hoạt động sản xuất ra nước ngoài. Ông Trump cũng đã từng đe dọa cả Amazon khi nói rằng nhà bán lẻ trực tuyến đang không trả phí Dịch vụ Bưu điện Mỹ một cách công bằng. Tuy nhiên, ông Trump đã không có hành động bám theo những lời đe dọa này.
Các công nhân thảo luận “hành động lớn”
Ông Trump cũng đã chỉ trích GM vì không đóng cửa các nhà máy ở Mexico hoặc Trung Quốc. “ General Motors đã đánh cược lớn vào Trung Quốc nhiều năm trước khi họ đã xây dựng nhiều nhà máy ở đó và ở cả Mexico – tôi không nghĩ canh bạc đó sẽ thu hồi được. Tôi ở đây để bảo vệ công nhân Mỹ!” ông Trump viết trên Twitter.
GM hiện tại chỉ chế tạo đúng một mẫu xe ở Trung Quốc mà xuất khẩu ngược về Mỹ đó là Buick Envision, và đã bán khoảng 22.000 chiếc cho tới hết tháng 9 năm nay. Trong khi đó, GM đã bán gần 2,7 triệu chiếc xe Trung Quốc tính hết tháng 9, gần như toàn bộ số xe đều được chế tạo ở Trung Quốc.
Quang cảnh buổi họp mặt các công nhân ở nhà máy Oshawa, Ontario, Canada của GM
Người phát ngôn Nhà Trắng, Sarah Sanders đã nói với cách phóng viên vào ngày thứ 3 vừa qua rằng tổng thống đang xem xét các lựa chọn. “ Tổng thống muốn thấy các công ty Mỹ chế tạo xe ở Mỹ chứ không phải chế tạo chúng ở nước ngoài và ông ấy hi vọng rằng GM sẽ tiếp tục làm thế ở đây.“
GM đã vận động hành lang Nghị viện Mỹ, cùng với Tesla, để gỡ bỏ giới hạn hiện tại lên các xe điện thích hợp các khoản thuế tín dụng, nhưng Nghị viện khó có thể đưa ra hành động nào trước năm 2019.
Ở Canada, các công nhân đã quay về dây chuyền sản xuất tại nhà máy Oshawa, Ontario của General Motors vào ngày thứ 3, khi chủ tịch công đoàn của họ gặp mặt với ông Trudeau và nói ông ấy đã sẵn sàng cho “hành động lớn” ở các nhà máy GM. GM nói vào ngày thứ 2 rằng nhà máy Oshawa sẽ đóng cửa trong tháng 12 năm 2019.
“ Chúng tôi đang đối mặt với một công ty không hề tôn trọng các công nhân Canada và Mỹ, và tôi nghĩ chúng tôi nên đối xử tương tự như thế với họ,” Jerry Dias, chủ tịch của Unifor, đại diện cho công nhân GM ở Canada, nói. Dias còn nói ông ấy sẽ gặp với tổ chức United Auto Workers và bàn bạc tính khả thi của “hành động lớn” ở các nhà máy GM trên hai đất nước.
Duy Thành
Theo Tin xe
Ông Trump tiếp tục gây ồn ào khi đưa cả Tổng thống Phần Lan vào câu chuyện cháy rừng
Giữa lúc thảm họa cháy rừng ở California chưa được kiểm soát hoàn toàn, Tổng thống Trump lại tiếp tục gây ồn ào trên truyền thông khi đưa cả Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto vào câu chuyện của mình.
Ngày 18/11, MediaITE dẫn lời Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, cho biết, ông không nhớ đã nói chuyện với Tổng thống Trump khi nào về thảm họa cháy rừng ở California.
Theo MediaITE, ông Niinisto không chắc, ông đã đưa ra những lời khuyên cho Tổng thống Trump liên quan tới việc nước Mỹ đang phải chống lại thảm họa cháy rừng gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử.
Trong chuyến thăm tới California ngày 17/11, Tổng thống Trump phát biểu trước truyền thông và giới chức California rằng, Phần Lan đã dành nhiều thời gian cho việc "làm sạch" rừng, do vậy ở nước họ không có cháy rừng. Nhà lãnh đạo Mỹ còn khẳng định, chính Tổng thống Niinisto đã chia sẻ với ông điều này.
Tổng thống Trump trong chuyến đi tới California ngày 17/11. (Ảnh: Getty)
"Tôi đã ở cùng Tổng thống Phần Lan và ông ấy nói 'mặc dù chúng ta đều là quốc gia rừng, nhưng có một sự khác biệt rất nhiều'. Ông ấy nói là quốc gia rừng. Và họ dành nhiều thời gian cho việc cào quét và tỉa quang cây rừng, điều này giúp họ không có bất kỳ vấn đề gì. Và nếu có xảy ra, đó cũng là những vấn đề rất nhỏ. Vì vậy tôi mong mọi người nhìn vào điều này. Hãy hành động và sẽ thành công", theo MediaITE.
Trước khi Tổng thống Niinisto lên tiếng, truyền thông Mỹ cũng chỉ trích lời phát biểu của Tổng thống Trump, cho rằng phát ngôn nhắm vào quản lý rừng yếu kém của chính quyền bang California vào thời điểm này là không phù hợp.
Hôm 12/11, dòng tweet của Tổng thống Trump đổ lỗi cho chính quyền California gây ra cháy rừng và dọa cắt ngân sách bang này trong thời điểm người dân và lính cứu hỏa đang phải vật lộn trong thảm họa khiến dư luận nước này dậy sóng.
"Không có lý do gì cho các vụ cháy rừng lớn, chết người và gây thiệt hại nặng nề ở California ngoài việc quản lý rừng nghèo nàn. Hàng tỷ USD đã được chi ra mỗi năm nhưng vẫn rất nhiều người thiệt mạng, tất cả là vì sự quản lý rừng sai lầm. Cần phải có các biện pháp khắc phục ngay từ bây giờ, hoặc Cục dữ trữ liên bang sẽ không chi thêm tiền nữa", ông viết.
"Việc đưa ra các đề xuất như cắt giảm kinh phí trong thời điểm khủng hoảng này cho thấy sự thiếu hiểu biết của ông ấy về thảm họa và công việc mà lính cứu hỏa đang phải đối mặt", ông Harold Schaitberger, người đứng đầu Hiệp Hội Quốc Tế của Lính Cứu Hoả (IAFF) cho biết.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Lính cứu hỏa chuyên nghiệp California (CPF) Brian K. Rice cho rằng cách Tổng thống Trump nói cho thấy ông không nắm được thực tế quản lý rừng ở California.
Bắt đầu bùng phát ngày 8/11, đám cháy Camp Fire ở miền Bắc California đã phá hủy hơn 57.000 ha diện tích. Đám cháy đã được kiểm soát 65% tính đến ngày 18/11. Theo cơ quan kiểm lâm và phòng chống cháy rừng California, 9.844 nhà dân, 336 tòa nhà thương mại, 2.076 công trình khác đã bị thiêu rụi bởi Camp và gần như toàn bộ thị trấn Paradise bị "xóa sổ".
Trong khi đó, đám cháy Woolsey Fire ở miền Nam California bùng phát ngày 9/11 đã quét qua gần 40.000 ha diện tích, được kiểm soát 69%. Nhiều đám cháy nhỏ hơn bùng phát sau hai đám cháy này nhưng ít gây thiệt hại hơn.
(Nguồn: MediaITE)
LINH SAN
Theo VTC
Tình báo Ả rập Xê út "sốc" vì băng ghi âm vụ nhà báo Khashoggi bị sát hại? Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng, các đoạn băng ghi âm liên quan đến vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại cũng khiến quan chức tình báo Ả rập Xê út "sốc". Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (Ảnh: Reuters) Đoạn băng ghi âm được cho là ghi lại diễn biến vụ nhà báo bất đồng...