Tổng thống Mỹ đối mặt với “thế khó” ngay trước chuyến thăm Anh
Kịch liệt phản đối cách đàm phán Brexit hiện nay, Tổng thống Trump vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của chính giới Anh trước thềm chuyến thăm nước này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày mai (3/6) sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Anh trong 3 ngày. Trước thềm chuyến thăm, ông Trump đã dành cho báo giới Anh cuộc phỏng vấn về chuyến thăm nước đồng minh thân cận của Mỹ. Tuy nhiên, những gì Tổng thống Mỹ đề cập trong cuộc phỏng vấn đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của chính giới Anh.
Tổng thống Mỹ đối mặt với “thế khó” ngay trước thềm chuyến thăm Anh. Ảnh: Reuters
Mặc dù trong thông báo trước đó của Nhà Trắng về chuyến thăm Anh của Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh đến mục tiêu của chuyến thăm là nhằm khẳng định mối quan hệ nhất quán và đặc biệt giữa Mỹ và Anh song trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Chủ Nhật của Anh số ra hôm qua (1/6), ông Donald Trump đã dành phần lớn thời lượng chỉ để nói về tiến trình Brexit đang rơi vào bế tắc của Anh, chứ không đả động nhiều đến mối quan hệ giữa Anh và Mỹ.
Tổng thống Mỹ đã kịch liệt chỉ trích cách đàm phán Brexit của Chính phủ Anh hiện nay, cho rằng, Anh không nên quá ôm đồm với quá nhiều lựa chọn. Theo ông Trump, Anh nên từ chối trả cho Liên minh châu Âu khoản tiền 39 tỷ bảng Anh trong hóa đơn “li dị” và rời luôn khỏi “Ngôi nhà chung” nếu Liên minh châu Âu không mang lại cho Anh điều mà Anh mong muốn.
Ông Trump cũng dành những ngôn từ đẹp và sự ủng hộ cho Chủ tịch đảng Brexit của Anh Nigel Farage – người vừa dành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu cuối tháng 5 vừa qua và cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson – người có nhiều cơ hội trở thành Thủ tướng Anh khi nói rằng, ông Nigel Farage nên được tham gia vào các cuộc đàm phán Brexit của Chính phủ Anh và ông Boris Johnson là lựa chọn tuyệt vời cho vị trí Thủ tướng Anh.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố trước đó, Tổng thống Mỹ cũng đã nhấn mạnh ý này: “Ông Nigel Farage là một người bạn của tôi và ông Boris Johnson cũng vậy. Tôi rất thích họ. Tôi dành sự tôn trọng cho cả 2 người đàn ông này”.
Chưa rõ là liệu trong chuyến thăm Anh lần này, ông Trump có đề cập với giới lãnh đạo Anh về những vấn đề được cho là mang tính nội bộ của Anh này hay không song những nhận định của ông chủ Nhà Trắng đã ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích của không ít chính giới Anh.
Thị trưởng London Sadiq Khan trong một bài viết đăng tải trên tờ “Người quan sát” đã đề cập chuyến thăm của ông Trump bằng cách gọi ông là “một trong những ví dụ điển hình nhất về mối đe dọa toàn cầu đang gia tăng”. Theo ông Khan, phe cực hữu đang gia tăng trên khắp thế giới, đe dọa các quyền và tự do cũng như các giá trị xác định xã hội dân chủ, tự do của con người trong hơn 70 năm.
Trong khi, Lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn thì nói rằng các bình luận của ông Trump là sự can thiệp không chấp nhận được vào tình hình nội bộ của nước Anh. Ông cũng nhấn mạnh sẽ tẩy chay bữa tiệc tối đón Tổng thống Mỹ tại cung điện Buckingham.
Dự kiến, trong ngày đầu tiên của chuyến thăm, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có một bữa ăn trưa riêng với nữ hoàng Anh Elizabeth, thưởng trà với hoàng tử xứ Wales và nữ công tước xứ Cornwall, dự tiệc tại cung điện Buckingham. Trong chuyến công du đến Anh, Tổng thống Mỹ và phu nhân cũng sẽ tham dự một buổi lễ tại thành phố Portsmouth để đánh dấu 75 năm cuộc đổ bộ của quân Đồng minh từ Anh sang châu Âu đánh phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Theo lịch trình, Tổng thống Mỹ sẽ gặp Thủ tướng Anh Theresa May – người sẽ từ chức vào ngày 7/6 tới.
Để đảm bảo an toàn cho chuyến thăm Anh của Tổng thống Mỹ, nhà chức trách Anh đã huy động hơn 10.000 c ảnh sát bao gồm cả các tay súng bắn tỉa, chó nghiệp vụ và máy bay trực thăng nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Trump có thể xảy ra. Các nguồn tin cho biết dự kiến khoảng 25 triệu bảng Anh, tương đương khoảng 31,6 triệu USD, sẽ được nhà chức trách chi cho các chi phí an ninh liên quan đến chuyến thăm của Tổng thống Mỹ.
Trong chuyến thăm Anh năm ngoái, hàng nghìn người đã tham gia biểu tình phản đối Tổng thống Donald Trump. Mặc dù ông Trump nói rằng ông đã từng rất yêu nước Anh, nhưng ông không cảm thấy được chào đón vì những cuộc biểu tình./.
Theo Hồng Nhung/VOV1
Tổng hợp
Mỹ cáo buộc Australia châm ngòi cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ
Chính phủ Australia đã bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng nước này tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Mỹ sẽ làm rõ vai trò của Australia trong việc nước này châm ngòi cho cuộc điều tra của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) xung quanh cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Trả lời các phóng viên tại Nhà Trắng trước khi khởi hành chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ giải mật bất cứ tài liệu nào để Bộ trưởng Tư pháp William Barr đi đến gốc rễ của cuộc điều tra năm 2016-2018 về khả năng có sự liên quan của Nga với chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông hay không. Ông Trump cũng bày tỏ hy vọng Bộ Tư pháp Mỹ sẽ điều tra về vai trò của Anh và Australia liên quan đến cáo buộc ông Trump có liên hệ với Nga trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Hồi đầu năm nay, ông George Papadopoulos, cựu cố vấn tranh cử của ông Trump, tuyên bố tình báo Australia và Anh đã tham gia vào một hoạt động tích cực nhằm vào ông Trump. Ông Papadopoulos từng khẳng định cựu Đại sứ Australia tại Anh Alexander Downer đã sắp đặt cuộc gặp với ông tại một quán rượu ở London, Anh để tìm hiểu về ông Trump.
Tuy nhiên, chính phủ Australia đã bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng nước này tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.Việc ông Trump lần đầu tiên nhắc đến Australia khi nói về cái mà ông gọi là "trò lừa bịp Nga" và "cuộc săn phù thủy" được coi là một động thái mang tính lịch sử bởi Australia và Anh hiện là các đồng minh thân cận nhất của Mỹ.
Một số thành viên Quốc hội Mỹ đã lên án tuyên bố của ông Trump và cho rằng hành động này có thể dẫn đến xói mòn niềm tin giữa các quốc gia trong Nhóm chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes, gồm Mỹ, Australia, Anh, Canada và New Zealand.
Thành viên đảng Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Jim Himes cho rằng, ông Trump đang gây tổn hại cho các đồng minh của Mỹ và có khả năng làm lộ các nguồn tin bí mật vì mục đích chính trị của mình. Cựu Phó giám đốc Cục Tình báo trung ước Mỹ (CIA) John McLaughlin kêu gọi Quốc hội Mỹ ngăn chặn hành động của Tổng thống Trump bởi việc trao quyền cho Bộ trưởng Tư pháp tiếp cận các bí mật về tình báo nước ngoài là một ý tưởng thực sự tồi tệ.
Theo báo cáo điều tra của Cố vấn đặc biệt Bob Muellervề vai trò của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, vào năm 2016 ông Papadopoulos, khi đó là cố vấn tranh cử của ông Trump có gặp Đại sứ Australia Alexander Downer tại quán rượu Kensington Wine Rooms ở London, Anh./.
Nguồn: VOV.VN
Theo VTC
Tác động thương chiến Mỹ-Trung lan mạnh, nguy cơ xảy ra kịch bản tồi tệ nhất Các cuộc chiến thương mại không hề dễ chiến thắng như Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố trên Twitter. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến nay vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc. Giới chuyên gia kinh tế đang tập trung phân tích những hệ lụy của nó và dự đoán thiệt hại mà nền kinh tế...