Tổng thống Mỹ công bố “siết vòng vây” trừng phạt Nga sau vụ MH17 rơi
Theo VOA, Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên thêm một số ngân hàng và công ty quốc phòng của Nga, cũng như lên lĩnh vực năng lượng, vũ khí và tài chính của nước này.
Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga.
Tổng thống Barack Obama loan báo các biện pháp chế tài mới nhắm vào Nga, chỉ vài giờ sau khi Liên minh châu Âu mở rộng các biện pháp trừng phạt riêng của riêng mình về điều mà phương Tây coi là nỗ lực tiếp diễn của Moscow gây bất ổn Ukraine.
Viện dẫn sự hỗ trợ không ngừng của Nga đối với phiến quân ly khai ở miền đông Ukraine, Tổng thống Obama nói rằng, phối hợp với các đối tác châu Âu, Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên thêm một số ngân hàng và công ty quốc phòng của Nga, cũng như lên lĩnh vực năng lượng, vũ khí và tài chính của nước này.
Ông Obama nói những biện pháp này “sẽ làm cho nền kinh tế Nga vốn yếu sẽ yếu hơn.”
Nói rằng Mỹ đã tập hợp một liên minh quốc tế mạnh mẽ để ủng hộ Ukraine và tăng áp lực lên Nga, ông Obama nhấn mạnh Tổng thống Vladimir Putin còn có sự lựa chọn:
“Một nước Ukraine có chủ quyền và độc lập không phải là mối đe dọa cho lợi ích của Nga,” ông nói thêm rằng Ukraine có quyền theo đuổi con đường của riêng mình.
Video đang HOT
EU trừng phạt
Các nước Liên minh châu Âu ngày thứ Ba cũng đạt được thỏa thuận áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Nga, nhắm mục tiêu vào ngành công nghiệp dầu khí, quốc phòng, những mặt hàng dân quân sự lưỡng dụng và công nghệ nhạy cảm, theo lời các nhà ngoại giao.
Những biện pháp này cũng sẽ cấm các ngân hàng nhà nước của Nga tiếp cận thị trường vốn của châu Âu.
Quyết định này được các đại sứ EU thống nhất tại một cuộc họp ở Brussels.
Các biện pháp trừng phạt mới, áp đặt lên Nga về vai trò của nước này trong cuộc xung đột ở Ukraine, sẽ được duyệt lại sau ba tháng, theo lời một nhà ngoại giao.
Trong một cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama vào thứ Hai, nhà lãnh đạo các nước Anh, Đức, Italia và Pháp bày tỏ sự sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga, phối hợp với Mỹ.
Các nhà ngoại giao nói rằng những người tham dự hội đàm hôm thứ Ba cũng chấp thuận một danh sách mới những người và những công ty thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chịu trừng phạt theo những biện pháp trước đó.
Danh sách, dự kiến sẽ được công bố vào ngày thứ Tư, sẽ bổ sung tên của 87 người và các tổ chức, vốn đã bị phong tỏa tài sản và chịu những biện pháp khác về vai trò của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết các biện pháp của EU nhắm vào Moscow là “không thể tránh khỏi.”
EU đã miễn cưỡng áp đặt trừng phạt nhắm vào những lĩnh vực kinh tế của Nga vì lo ngại động thái này có thể tác động xấu đến nền kinh tế của các nước thành viên, nhưng vụ bắn rơi máy bay dân sự trên bầu trời Ukraine hồi gần đây (MH17), dẫn đến cái chết của 298 người, dường như đã củng cố quyết tâm của khối.
EU phụ thuộc vào Nga về phần nhiều là khí đốt thiên nhiên và dầu mỏ.
Theo Bizlive
Nhà ngoại giao hiếp dâm, cảnh sát New Zealand bất lực
Cảnh sát bắt được đối tượng hiếp dâm nhưng phải thả ra vì ông ta được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao.
Ngày 29/6, cảnh sát thủ đô Wellington của New Zealand xác nhận họ đã bắt giữ một nhà ngoại giao ở khu Brooklyn vào hôm 9/5 và truy tố ông này với tội danh trộm cắp và hiếp dâm sau khi ông ta bám theo một cô gái 21 tuổi về đến nhà.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao này đã tuyên bố sử dụng quyền miễn trừ ngoại giao để tránh bị truy tố với tội danh hiếp dâm, khiến cảnh sát phải thả ông này ngay lập tức. Quyền miễn trừ ngoại giao này cũng buộc tòa án New Zealand cấm báo chí nước này đề cập đến danh tính của nhà ngoại giao trên cũng như tên của nước chủ nhà.
Cảnh sát New Zealand bất lực trước nhà ngoại giao phạm tội hiếp dâm (Ảnh minh họa)
Bộ Ngoại giao New Zealand đã yêu cầu nước chủ nhà tước bỏ quyền miễn trừ ngoại giao của người này, song đề nghị trên đã bị từ chối. Sau đó, nhà ngoại giao này đã rời khỏi New Zealand để trở về nước.
Theo Công ước Vienna, các nhà ngoại giao được miễn trừ không bị bắt giữ và truy tố với các tội danh hình sự và vi phạm hành chính ở quốc gia sở tại.
Thủ tướng New Zealand John Key xác nhận rằng trường hợp này vượt quá thẩm quyền xử lý của họ, và quyết định xử lý nhà ngoại giao này như thế nào giờ đây tùy thuộc vào nước chủ nhà.
Thủ tướng Key phát biểu: "Theo tôi được biết, nước chủ nhà đang xem xét vụ việc để quyết định có truy tố nhà ngoại giao đó ở quê nhà hay không."
Trong khi đó, cảnh sát New Zealand cho biết cáo trạng đối với nhà ngoại giao này vẫn được giữ nguyên, và tòa án cũng đã ra lệnh bắt giữ đối với ông ta.
Người phát ngôn đảng Lao động New Zealand David Shearer cho rằng người dân nước này cần thấy công lý được thực thi ngay cả trong trường hợp đối tượng được miễn trừ ngoại giao.
Ông Shearer cho rằng chính phủ New Zealand cần phải gây sức ép để buộc nước chủ nhà điều tra vụ việc trên đến nơi đến chốn, và sau đó dẫn độ nhà ngoại giao này tới New Zealand để đối mặt với công lý.
Theo Khampha
Các nhà ngoại giao diện "quần đùi, áo số" tại Liên hợp quốc Không như mọi ngày, ngày 9/6 quả là quá bất ngờ đối với các nhà ngoại giao và giới báo chí khắp 5 châu lục, làm việc ở trụ sở chính của Liên hợp quốc tại thành phố New York (Mỹ). Xen lẫn những người ăn mặc chỉn chu như thường nhật, là các nhà ngoại giao, các nhà báo đến từ 32...