Tổng thống Mỹ coi thường hay e sợ Nga-Trung?
Ông Obama cho rằng Mỹ mới là bên đặt ra luật chơi chứ không phải Trung Quốc, trong khi Nga đang dồn sức chống đỡ ở Ukraine và Syria.
Sáng 13/1 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng của mình trước quốc hội Mỹ. Ông Obama đã đề cập tới nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại của nước Mỹ, song có một điểm đáng chú ý là quan điểm của ông về Nga và Trung Quốc.
Trong bài phát biểu dài hơn một tiếng này, Tổng thống Mỹ chỉ vài lần đề cập tới Nga và Trung Quốc (Nga 2 lần và Trung Quốc 3 lần). Tuy nhiên, ông Obama không đặt nặng chính sách đối ngoại mà chỉ đơn thuần lấy 2 quốc gia này, vốn vẫn được coi là đối thủ của Mỹ, ra làm nền cho những thành công của ông trong 2 nhiệm kỳ qua.
Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng trước Quốc hội Mỹ
Ở giữa bài phát biểu, sau khi kể ra một loạt “thành tích” của nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông trong gần 7 năm như về kinh tế, việc làm, an sinh xã hội v.v. , ông Obama cho rằng Mỹ vẫn là quốc gia mạnh nhất trên Trái Đất dù có những ý kiến cho rằng “những kẻ thù của Mỹ đang mạnh lên, còn Mỹ thì yếu đi”.
Ông chủ Nhà Trắng tự tin rằng kỷ nguyên của nước Mỹ vẫn chưa qua. Nước Mỹ chi tiêu quân sự nhiều hơn 8 nước xếp tiếp theo cộng lại, có lực lượng chiến đấu tốt nhất trong lịch sử thế giới. Theo ông Obama, không có bất kỳ quốc gia nào dám tấn công Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ bởi họ biết đó là “con đường dẫn tới sự sụp đổ”.
Video đang HOT
Đặc biệt, Tổng thống Mỹ dẫn kết quả các cuộc điều tra cho biết vị thế của nước Mỹ đã cao hơn khi ông mới được bầu chọn và rằng khi đề cập tới các vấn đề quốc tế hệ trọng thì “người dân thế giới không trông chờ vào Bắc Kinh hay Moscow lãnh đạo mà họ kêu gọi nước Mỹ”.
Tiếp theo, ông Obama gián tiếp “tố cáo” Trung Quốc và Nga gây nên những tác động toàn cầu. Theo đó, nền kinh tế thế giới đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Trung Quốc, còn nước Nga, dù đang vấp phải những khó khăn về kinh tế, vẫn tiếp tục đổ các nguồn lực để chống đỡ ở Ukraine và Syria – những quốc gia đang rời xa khỏi quỹ đạo của Nga.
Ông Obama đã lấy Nga và Trung Quốc làm nền cho những thành công của mình?
Ông Obama cho rằng thế giới không còn bị đe dọa bởi những “đế chế xấu xa nữa mà bởi các quốc gia đang sụp đổ”. Theo ông, trật tự thế giới mà Mỹ xây dựng sau Thế chiến II đang phải đối mặt với thực tế mới này.
Tổng thống Mỹ tái khẳng định ưu tiên số một là bảo vệ người dân Mỹ và mối đe dọa trực tiếp là những mạng lưới khủng bố như Al-Qaeda và IS. Ông Obama không quên kể thành tích lãnh đạo liên quân hơn 60 quốc gia chống lại IS, tiến hành gần 10.000 cuộc không kích nhằm vào các cơ sở dầu mỏ, trại huấn luyện và vũ khí của IS…
Đề cập tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Obama coi đây là bước đi quan trọng nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Đáng chú ý, ông khẳng định rằng với TPP, Mỹ mới là nước đặt ra luật chơi trong khu vực chứ không phải Trung Quốc. Qua đó, ông Obama kêu gọi quốc hội Mỹ phê chuẩn TPP nếu muốn “sức mạnh của Mỹ trong thế kỷ 21 này”.
Ngoài phát biểu đáng chú ý về Nga và Trung Quốc, trong Thông điệp Liên bang 2016, Tổng thống Obama liên tục nhắc đi nhắc lại vị thế “lãnh đạo” của Mỹ trên thế giới.
Bảo Minh
Theo_Báo Đất Việt
"Sự hiện diện của Nga ở Syria cần thiết vào lúc này"
Nhà phân tích Eric Draitser cho rằng, sau những chính sách thất bại của Mỹ thì sự hiện diện của Nga ở Syria là cần thiết vào lúc này.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài phát thanh Sputnik, chuyên gia Draitser cho rằng, sự hiện diện của Nga ở Syria là một yếu tố là thay đổi cục diện và cần thiết vào thời điểm hiện nay.
Mỹ cần thay đổi chính sách "hoàn toàn yếu ớt và mất uy tín" đối với cuộc xung đột Syria. "Chương trình đào tạo phiến quân ôn hòa của Mỹ là hoàn toàn không hiệu quả. Về cơ bản, họ đưa vũ khí và tiền bạc vào tay những người mà họ thậm chí họ không biết và không tin tưởng", chuyên gia Eric Draitser cho hay.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy máy bay Nga ở Syria.
Theo quan điểm của chuyên gia trên, nhà chức trách Mỹ đã tạo ra một ranh giới tưởng tượng giữa Mặt trận al-Nusra, phiến quân IS và cái gọi là lực lượng phiến quân ôn hòa Syria. Tuy nhiên, những vạch ranh giới đó "rất mù mờ".
Ngoài ra, ông còn cho biết, tình hình hỗn loạn ở Iraq và Libya là những ví dụ điển hình do những chính sách của Mỹ gây nên. Theo ông, sau các chính sách Mỹ ở Syria thất bại (như chương trình đào tạo phiến quân ôn hòa để đánh IS) thì sự hiện diện của Nga tại khu vực này là cần thiết để ổn định tình hình và chấm dứt cuộc nội chiến.
"Sự hợp tác quân sự Nga trong cuộc chiến chống lại IS và ngăn chặn sự sụp đổ của chính phủ Tổng thống Assad ở Syria là một yếu tố làm thay đổi cuộc chơi", ông nói.
Trong thời gian gần đây, các nước phương Tây không ngừng bày tỏ sự quan ngại trước các thông tin về việc Nga tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria khi điều hàng loạt máy bay chiến đấu, binh sĩ.
Thanh Nga (theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
[Infographic] AGM-114 Hellfire "Sứ giả" từ hỏa ngục diệt tăng của Mỹ AGM-114 Hellfire là một trong những vũ khí nổi tiếng của Mỹ và là một trong những dòng vũ khí tiêu chuẩn của các quốc gia NATO. Đây là một tên lửa không đối đất và đất đối đất đa nhiệm vụ, đa mục tiêu, dẫn đường bàng laser được Quân đội Mỹ sử dụng. Nó được trang bị chủ yếu trên các...