Tổng thống Mỹ coi chống lạm phát toàn cầu là ưu tiên hàng đầu
Nhà Trắng ngày 13/10 ra thông cáo cho biết Tổng thống Joe Biden nhận định chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vừa được công bố cho thấy một số tiến bộ trong cuộc chiến chống lại giá tiêu dùng tăng cao, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.
Vì vậy, Tổng thống Biden coi việc chống lạm phát toàn cầu là ưu tiên hàng đầu của ông.
Khách hàng mua sắm trong siêu thị ở New York, Mỹ ngày 11/5/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Trước đó, cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho biết CPI tăng 0,4% trong tháng 9 sau khi tăng 0,1% trong tháng 8. Trong 12 tháng tính đến tháng 9, CPI tăng 8,2% sau khi đã tăng 8,3% vào tháng 8. Trước đó, con số này tăng 9,1% vào tháng 6, mức cao nhất kể từ tháng 11/1981.
Video đang HOT
Mức tăng CPI nói trên cao hơn dự báo, cho thấy rõ sức ép của lạm phát đang tiếp tục gia tăng và củng cố thêm tin đồn về khả năng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất lần thứ 4 vào tháng tới.
Theo biên bản cuộc họp hồi tháng trước được FED công bố ngày 12/10, các nhà hoạch định chính sách thừa nhận để giảm lạm phát, nền kinh tế đầu tàu thế giới phải chấp nhận tăng trưởng giảm tốc và thị trường việc làm đình trệ trong bối cảnh giá cả hàng hóa và dịch vụ vẫn đang ở mức cao. Các quan chức FED đều khẳng định duy trì cam kết đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%.
Nước Mỹ đã chứng kiến giá cả của hầu hết các mặt hàng và dịch vụ đều tăng cao trong thời gian gần đây, khiến người dân gặp khó khăn trong chi tiêu sinh hoạt.
Báo cáo của LendingTree, một công ty cho vay trực tuyến có trụ sở chính tại Charlotte, bang North Carolina, cho thấy trong 6 tháng qua, có 32% người trưởng thành được khảo sát cho biết không thể thanh toán đúng hạn các hóa đơn tiện ích cho cuộc sống hằng ngày và 61% trong số này phàn nàn không có tiền để trang trải chi phí. Khoảng 40% người được hỏi thừa nhận khả năng chi trả các hóa đơn của họ đã giảm sút so với 1 năm trước. Báo cáo trên đã phản ánh tình trạng lạm phát kéo dài làm gia tăng gánh nặng lên người tiêu dùng khi cuộc sống ngày càng đắt đỏ và túi tiền của người dân ngày càng eo hẹp.
Lạm phát lõi tại Mỹ lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ
Lạm phát loại trừ biến động của giá nhiên liệu, thực phẩm tại Mỹ trong tháng 9 đã leo lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua.
Giá xăng tại Los Angeles (Mỹ) lên mức kỷ lục gầm 7 USD/gallon hồi đầu tháng 10. Ảnh: Getty Images
Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 13/10, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 loại trừ mặt hàng năng lượng và lương thực, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn mức 6,3% trong tháng 8.
Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8/1982. Giới hoạch định chính sách và giới đầu tư quan tâm nhiều hơn đến lạm phát lõi, bởi nó phản ánh chính xác hơn mức tăng giá của hàng hóa và dịch vụ, là cơ sở để ước đoán lạm phát trong tương lai.
Lạm phát toàn phần của Mỹ tăng 8,2% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm nhẹ so với mức 8,3% của tháng 8, nhưng vượt mức đánh giá kỳ vọng của giới kinh tế đưa ra trước đó trong các cuộc khảo sát.
Giá nhà tại Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ đầu những năm 1980, khi thị trường lao động duy trì đà tăng trưởng mạnh, đẩy giá thuê nhà tăng cao. Giá nhà là nhân tố đóng góp thị phần lớn nhất đối với lạm phát lõi và lạm phát tổng thể tại Mỹ trong tháng 9.
Trong một diễn biến khác, Cục An sinh Xã hội Mỹ (SSA) trong ngày 13/10 ra thông báo tăng mức phúc lợi xã hội thêm 8,7% trong năm 2023. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong bốn thập kỷ qua và được điều chỉnh dựa theo CPI của tháng 9.
Toan tính của OPEC+ khi đưa ra quyết định 'đi ngược' mong muốn của Mỹ Trước khi tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC ) nhóm họp, phía Mỹ đã ra sức vận động các nước đồng minh Trung Đông bỏ phiếu chống, nhưng cuối cùng OPEC vẫn nhất trí cắt giảm mạnh sản lượng dầu, tới 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11. Mức giảm này cao gấp đôi...