Tổng thống Mỹ cảnh báo Trung Quốc về biển Đông
Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Mỹ sẵn sàng phản ứng mọi hành vi hung hăng ở biển Đông, đồng thời thúc giục quốc hội phê chuẩn UNCLOS.
Tổng thống Obama khẳng định không ai có thể tự do hành động hung hăng trên biển Đông – Ảnh: AFP
Ngày 28.5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu quan trọng về chính sách ngoại giao trong thời kỳ mới của nước này tại trường võ bị West Point ở New York. Đây được xem là động thái nhằm vạch ra hướng đi mới trong các vấn đề chính trị – an ninh trên thế giới trong bối cảnh Mỹ đã kết thúc cuộc chiến ở Iraq và đang dần rút khỏi Afghanistan.
Bài phát biểu cũng nhằm đáp trả những lời chỉ trích cho rằng ông Obama quá “mềm yếu” khi phản ứng nhẹ tay trong khủng hoảng Ukraine, hay để Trung Quốc tự do hành động bất chấp luật pháp và quy chuẩn quốc tế tại biển Đông.
Mỹ công bố lộ trình rút quân khỏi Afghanistan Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo nước này sẽ rút hết quân khỏi Afghanistan vào cuối năm 2016. AFP dẫn lời ông Obama cho biết Mỹ chỉ duy trì 9.800 binh sĩ tại quốc gia Trung Á kể từ đầu năm sau để bảo vệ Đại sứ quán Mỹ, huấn luyện lực lượng Afghanistan và hỗ trợ các chiến dịch chống khủng bố. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ phụ thuộc vào việc Kabul có chịu ký Thỏa thuận An ninh song phương với Washington hay không. Tổng thống Hamid Karzai đã khước từ thỏa thuận song cả hai ứng viên lọt vào vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống ở Afghanistan đều khẳng định họ sẽ ký khi đắc cử. Theo BBC, vòng 2 cuộc bầu cử giữa hai ứng viên Abdullah Abdullah và Ashraf Ghani sẽ diễn ra vào ngày 14.6. Danh Toại
AFP dẫn lời Tổng thống Obama cam kết sẽ ràng buộc Trung Quốc phải tuân thủ luật lệ tại biển Đông và “bất cứ nơi nào khác trên thế giới”.
Video đang HOT
Theo ông, quân đội luôn là xương sống cho vai trò quốc tế của Mỹ và phải luôn sẵn sàng cho mọi tình huống.
“Nếu chúng ta không có phản ứng thích hợp thì những hành động hung hăng tại các khu vực, ở nam Ukraine, biển Đông hay bất cứ nơi nào khác, sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và khiến quân đội phải vào cuộc”, ông Obama nói.
Tuy nhiên, theo Tổng thống Mỹ, mọi quyết định dẫn đến hành động quân sự đều phải được cân nhắc kỹ càng và Mỹ không nên vội vàng lao vào một cuộc chiến nữa ở nước ngoài.
Ông tuyên bố, về tình hình căng thẳng trên các vùng biển châu Á, điều tiên quyết là Mỹ phải phê chuẩn Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) để “làm gương”.
“Mỹ không thể giải quyết các vấn đề ở biển Đông nếu quốc hội của chúng ta cứ từ chối phê chuẩn luật Biển, bất chấp việc các lãnh đạo quân sự hàng đầu của chúng ta nhiều lần khẳng định công ước này sẽ giúp đảm bảo an ninh của Mỹ”, Tổng thống Mỹ nói.
Theo AFP, đến nay các thượng nghị sĩ Cộng hòa từ chối phê chuẩn UNCLOS vì cho rằng công ước này sẽ làm ảnh hưởng chủ quyền của Mỹ.
Cũng trong bài phát biểu ở West Point, Tổng thống Obama một lần nữa bảo vệ quan điểm cho rằng cần thông qua các diễn đàn đa phương để giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế. Ông cũng tái khẳng định quan điểm không can thiệp quân sự vào Syria nhưng sẽ xem xét tăng cường hỗ trợ cho phe chống Tổng thống Bashar al-Assad.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cho biết sẽ yêu cầu quốc hội xem xét thông qua một quỹ trị giá 5 tỉ USD để hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu.
Theo TNO
Tình hình Biển Đông: Sẽ kiện nếu Trung Quốc không thay đổi
Lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Đình Nhã cho biết, nhiều tình huống đối phó đã được dự liệu.
Ủy ban Quốc phòng An ninh: Sẽ kiện nếu Trung Quốc không thay đổi
Nếu Trung Quốc "khăng khăng như thời gian qua thì Việt Nam phải kiện ra tòa án quốc tế".
Bên hành lang Quốc hội chiều 28/5, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa và Phó chủ nhiệm Trần Đình Nhã đã chia sẻ với báo chí quanh vấn đề Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981.
Ông Khoa nhận định, việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là một bước leo thang trong chuỗi hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của chúng ta cũng như vi phạm luật pháp quốc tế. "Tuy vậy, đây là hành động mà chúng ta đã tiên liệu", ông Khoa nhấn mạnh.
Về đối sách trước diễn biến mới này, ông Khoa khẳng định trước mắt Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh bằng giải pháp hòa bình trong đó đẩy mạnh tuyên truyền ra quốc tế để công luận thế giới ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam. "Đặc biệt, chúng ta sẽ xem xét biện pháp đấu tranh pháp lý, điều mà Việt Nam đã chuẩn bị", ông Khoa nói thêm.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trần Đình Nhã cho biết, rất nhiều tình huống đối phó đã được dự liệu, song áp dụng cấp độ nào thì còn tùy thuộc thái độ và hành động tới đây của phía Trung Quốc. "Trường hợp họ vẫn khăng khăng lập trường như thời gian qua thì Việt Nam phải kiện ra tòa án quốc tế", ông Nhã nói.
Bình luận về việc Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến, tàu rà bom mìn vào vùng biển của Việt Nam, ông Nhã nhìn nhận đó là hành phô trương sức mạnh quân sự cũng như có tính uy hiếp lực lượng chấp pháp Việt Nam.
"Theo luật pháp quốc tế, tàu quân sự cũng có thể đi qua vùng biển nước khác song vũ khí trên tàu của anh phải được che chắn. Đằng này, Trung Quốc không những không che mà còn chĩa súng về phía ngư dân Việt Nam. Đó là sự vi phạm trắng trợn luật Biển và đe dọa an an ninh tàu thuyền của chúng ta", ông Nhã nêu ý kiến.
28 ngày từ khi đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc thường xuyên huy động cả trăm tàu hộ tống và máy bay để bảo vệ giàn khoan và ngăn cản thô bạo hoạt động của tàu chấp pháp, tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Nhiều kiểm ngư viên, cảnh sát biển Việt Nam phải điều trị thương tích vì bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng, đâm va. Cách đây 2 ngày, một tàu cá Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm khiến 10 ngư dân phải nhảy xuống biển.
Theo Xahoi
Tình hình Biển Đông: Sẽ có 'Điện Biên Phủ trên biển' nếu cần Trung Quốc tiếp tục leo thang phá hoại kinh tế, quấy nhiễu biển Đông, xâm hại tài sản và tính mạng của ngư dân Việt Nam. Sẽ có 'Điện Biên Phủ trên biển' nếu cần Không ít người tỏ ra lo lắng vì lâu nay Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Càng lo lắng hơn bởi chênh lệch về vũ khí,...