Tổng thống Mỹ cảnh báo các đồng minh châu Âu nên ‘tự bảo vệ lấy mình’
Ngay sau khi trở về từ Pháp, Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, cảnh báo họ nên “tự bảo vệ lấy mình”.
“Tôi vừa mới trở về từ Pháp. Rất nhiều việc đã được thực hiện trong các cuộc gặp giữa tôi với các nhà lãnh đạo thế giới. Vấn đề được đề cập tới, đó là Mỹ phải được đối xử công bằng cả về quân sự lẫn thương mại, dù thực chất đang không phải như vậy. Chúng ta đã phải chi trả phần lớn cho việc bảo vệ quân sự của các nước khác”, Tổng thống Mỹ viết trên Twitter hôm 12/11.
Ông nói thêm rằng Mỹ đã phải chi ra hàng tỷ USD để bảo vệ các nước khác nhưng cái họ nhận lại không gì ngoài các tổn thất và thâm hụt thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Reuters)
“Đã đến lúc các quốc gia giàu có này phải trả tiền cho Mỹ vì sự bảo vệ quân sự tuyệt vời của Mỹ, hoặc phải tự bảo vệ lấy mình”, nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm.
Tuyên bố này được Tổng thống Trump đưa ra sau khi ông kết thúc chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I ở Pháp.
Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm sự kiện có sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới và cả Tổng thống Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên án chủ nghĩa dân tộc, một sự chỉ trích ngầm đối với người đồng cấp Mỹ.
Video đang HOT
“Chủ nghĩa yêu nước đối lập với chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc là sự phản bội của chủ nghĩa yêu nước. Nếu ta chỉ chăm chăm nghĩ tới chuyện đặt lợi ích của mình lên trên hết mà không cần quan tâm đến người khác, chúng ta sẽ xóa bỏ những điều quý giá nhất của một quốc gia, vứt bỏ nhiều giá trị đã được tạo nên, đặc biệt là giá trị tinh thần”, ông Macron nhấn mạnh.
Vài ngày trước đó, cũng chính ông Macron đã đề xuất ý tưởng thành lập một lực lượng quân đội riêng của châu Âu, đồng thời kêu gọi lục địa già giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Nhà lãnh đạo Pháp còn cảnh báo: “Chúng tôi phải bảo vệ chính mình trước Nga, Trung Quốc và thậm chí cả Mỹ”.
Tổng thống Trump đã chỉ trích đề xuất này, gọi đó là một sự xúc phạm, đồng thời nhấn mạnh châu Âu nên trả phần đóng góp công bằng cho NATO, vốn đã được Mỹ trợ cấp rất nhiều.
“ Tổng thống Macron vừa gợi ý châu Âu nên thành lập quân đội của riêng của họ để bảo vệ mình trước Mỹ, Nga và Trung Quốc. Đây là điều hết sức xúc phạm, nhưng trước nhất châu Âu nên trả phần đóng góp công bằng cho NATO, vốn đã được Mỹ trợ cấp rất nhiều”, nhà lãnh đạo Mỹ viết trên Twitter hôm 9/11.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp sau đó đã cố gắng dung hòa những khác biệt khi cùng đồng ý rằng sức mạnh của châu Âu cần được củng cố.
Mặc dù vậy Tổng thống Trump vẫn nhấn mạnh Mỹ muốn giúp châu Âu nhưng phải công bằng, vì hiện tại Washington đang chịu phần lớn chi phí để duy trì hoạt động của NATO.
(Nguồn: News.com.au)
SONG HY
Theo VTC
Ngôn ngữ cơ thể khác lạ của ông Trump khi gặp Tổng thống Pháp
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như có phản ứng khá "hờ hững" với sự tiếp đón nồng hậu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi ông Trump tới công du Paris.
Tổng thống Trump và Tổng thống Macron (Ảnh: BBC)
Theo RT, dù Tổng thống Macron dường như rất nỗ lực trong việc thể hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể rằng tình bạn giữa ông và Tổng thống Trump vẫn rất thân thiết, thì ông chủ Nhà Trắng lại đáp trả lại với thái độ khá hờ hững.
Tổng thống Trump hôm 9/11 đã lên chuyên cơ Không lực Một tới Paris nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến I. Tuy nhiên, khi máy bay vừa đáp xuống thủ đô Pháp, ông Trump đã đăng tải một dòng tweet chỉ trích phát biểu của ông Macron về việc châu Âu xây dựng quân đội của riêng mình.
Sau đó, những hình ảnh ghi lại tại hiện trường cho thấy ông Trump dường như giữ thái độ khá "lãnh đạm" trước sự nhiệt tình đón tiếp của ông Macron.
Trong đoạn video, Tổng thống Pháp cười tươi, nháy mắt, ôm chào đón ông Trump khi 2 nhà lãnh đạo gặp ở điện Elysee hôm 10/11. Sau đó, trong cuộc trao đổi, ông Macron dường như lúng túng vỗ nhẹ vào đầu gối của ông Trump, sau đó thể hiện sự hào hứng khi chụp hình với người đồng cấp.
Tuy nhiên, RT cho rằng ông Trump dường như tỏ ra không mấy nhiệt tình với cử chỉ từ ông Macron, người mà ông coi là bạn tốt không lâu trước đó.
Cú bắt tay gây tranh cãi khi tay ông Macron siết chặt còn tay ông Trump lại duỗi thẳng (Ảnh: Reuters)
Một bằng chứng cho thấy điều này là cú bắt tay gây tranh cãi của ông Trump. Trong khi tay ông Macron siết chặt, thì ông Trump để tay thẳng ra và không tương tác ngược lại với Tổng thống Pháp. Trong cuộc trò chuyện với ông Macron, ông Trump dường như tỏ ra khà suy tư.
Quan hệ thân thiết giữa ông Macon và ông Trump đã trở thành tâm điểm truyền thông năm ngoái. Hai ông thường có những cử chỉ thể hiện sự nhiệt tình, luôn khen ngợi đối phương và cho biết tình bạn của họ rất đặc biệt. Trước đó, có lần ông Trump còn thậm chí phủi bẩn trên áo vest của ông Macron, nói rằng Tổng thống Pháp phải "hoàn hảo" trong mọi khía cạnh.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa 2 lãnh đạo dường như đã bị ảnh hưởng ít nhiều sau khi ông Trump rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Iran và áp thuế chống lại các nước châu Âu. Đây là 2 trong số các vấn đề mà ông Macron không đồng thuận với quan điểm của ông Trump. Trong một số bài phát biểu gần đây, ông Macron thường chỉ trích chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ, những quan điểm mà ông Trump có xu hướng ủng hộ.
Trong chuyến thăm Paris lần này, Tổng thống Trump được kỳ vọng sẽ cùng Tổng thống Macron bàn bạc nhằm vượt qua những sự khác biệt về mặt chiến lược và chính sách của 2 bên.
Đức Hoàng
Theo Dantri/RT
Tổng thống Putin nói gì trước đề xuất thành lập quân đội riêng châu Âu của Pháp? Tống thống Putin cho rằng, đề xuất thành lập một lực lượng quân đội châu Âu riêng biệt của người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron mang đến tín hiệu tích cực cho thế giới đa cực. "Châu Âu là một liên minh kinh tế mạnh mẽ, việc họ muốn độc lập và tự chủ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là...