Tổng thống Mỹ Biden tính lập đặc phái viên về đường ống Nord Stream 2
Chính quyền Tổng thống Joe Biden có ý lựa chọn ông Amos Hochstein làm người phụ trách đàm phán về những vấn đề địa chính trị gai góc liên quan đến dự án tuyến đường ống “Dòng chảy phương Bắc 2″ ( Nord Stream 2).
Ông Amos Hochstein (phải) và ông Joe Biden thời còn là Phó Tổng thống Mỹ. Ảnh: AP
Mạng tin Politico ngày 7/4 dẫn lời các quan chức và cựu quan chức Mỹ cho biết Nhà Trắng đang thảo luận ý tưởng chỉ định một đặc phái viên đặc trách đàm phán liên quan đến việc ngừng xây dựng tuyến đường ống Nord Stream 2 chạy từ Nga tới Đức. Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền ông Biden đau đầu trước câu hỏi cần hành động ra sao trước một dự án năng lượng đang gần hoàn tất, mà khi hoàn thiện sẽ tạo cho Nga ưu thế tài chính và lợi thế địa chính trị nổi bật.
Amos Hochstein là cựu điều phối viên Bộ Ngoại giao Mỹ đặc trách vấn đề năng lượng quốc tế dưới thời Tổng thống Barack Obama và cũng là cố vấn thân cận, tin cậy của ông Biden thời ông làm Phó Tổng thống. Ông này đã được Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan mời chào đảm nhận cương vị đặc phái viên mới. Đến lúc này, ông Hochstein vẫn chưa nhận lời.
Việc Nhà Trắng có kế hoạch bổ nhiệm đặc phái viên chuyên xử lý Nord Stream 2 cho thấy chính quyền Joe Biden đặt ra một trọng tâm chiến lược mới. Trước đây, nhiệm vụ điều phối phần việc liên quan đến tuyến đường ống này thường do các chuyên gia phụ trách châu Âu tại Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao Mỹ đảm nhận. Nhưng giờ đây, giới chức chính quyền cho biết, đã có sự đồng thuận tại Nhà Trắng cho rằng những vấn đề địa chính trị gai góc liên quan đến Nord Stream 2 cần phải được chú tâm nhiều hơn, xuyên suốt hơn, nhất là trong bối cảnh dự án này đã hoàn tất 96% phần việc.
Cũng phải kể đến yếu tố sức ép từ Quốc hội Mỹ, nơi nhiều nghị sĩ của cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa đều gây sức ép với chính quyền Joe Biden, đòi phải nhanh chóng hủy hoại có hiệu quả tuyến đường ống này trước khi quá muộn. Thượng nghị sĩ Ted Cruz từng gắn đòi hỏi đẩy nhanh can dự của Mỹ đối với Nord Stream 2 khi xem xét phê chuẩn đề cử nhân sự cấp cao của Bộ Ngoại giao.
Một số thượng nghị sĩ khác công khai kêu gọi Nhà Trắng đẩy nhanh gói trừng phạt nhằm vào các thực thể tham gia xây dựng tuyến đường ống theo đúng quy định của trong các đạo luật trừng phạt nhằm vào dự án năng lượng này.
Một nguồn thạo tin ẩn danh cho biết, trong cuộc gặp riêng mới đây, ông Cruz từng hối thúc bà Victoria Nuland – người đứng đầu văn phòng các vấn đề chính trị tại Bộ Ngoại giao Mỹ – theo đuổi kế hoạch chỉ định một đặc phái viên chuyên xử lý vụ Nord Stream 2.
Video đang HOT
Tàu lắp đặt đường ống Nord Stream 2. Ảnh: Nord-stream2.com
Một số quan chức khác lo ngại việc bổ nhiệm một đặc phái viên mới có thể sẽ phản tác dụng, khiến việc triển khai các lệnh trừng phạt nhằm vào dự án Nord Stream chậm chễ hơn. Bởi nó gần như mang một thông điệp chuyển tới Đức và Nga, rằng Mỹ để ngỏ khả năng hòa hợp. Tuy nhiên, một phụ tá Nhà Trắng cho biết, việc chỉ định ông Hochstein vào vai trò mới sẽ được đảng Dân chủ ủng hộ, bởi Hochstein là người phù hợp, có uy tín, từng xử lý nhiều vấn đề tương tự dưới thời Obama.
Chưa rõ quyền hạn, nhiệm vụ của vị trí đặc phái viên mới dừng ở mức nào, nhưng chắc chắn nhân vật này sẽ phải tập trung vào việc điều phối các cuộc đàm phán thực sự, bàn về cách thức ngăn chặn, trì hoãn tuyến đường ống, nhưng không để xa lánh đồng minh chủ chốt là Đức.
Mỹ đang ở vào tình thế lúng túng về ngoại giao. Một mặt, Mỹ muốn chặn ảnh hưởng năng lượng của Nga, điều khiến ông Biden gọi Nord Stream 2 là một “thỏa thuận tồi cho châu Âu”. Nhưng mặt khác, Washington cũng muốn tăng cường quan hệ với Đức, nước từng đã vận động rất mạnh để Mỹ không can thiệp vào việc hoàn thiện tuyến đường ống.
Trong diễn biến mới nhất, Bộ Tư pháp Mỹ vừa thông qua hai gói trừng phạt đối với Dự án đường ống dẫn khí Nord Stream-2. Trong các thực thể, cá nhân nằm trong danh sách đề xuất cấm vận của bộ này có nhà điều hành dự án Nord Stream 2 AG và người đứng đầu Matthias Warnig. Gói trừng phạt Nord Stream-2 sẽ được trình lên Quốc hội Mỹ vào tháng 5 tới và ông Biden sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Về phần mình, Nga cũng phát đi những tín hiệu cảnh báo nhằm vào Mỹ. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 8/4 cho biết, Moskva coi việc Mỹ bổ nhiệm một đặc phái viên chuyên trách tuyến đường ống Nord Stream 2 là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, bởi Mỹ không có bất kỳ vai trò nào trong liên doanh thực hiện dự án. Ông cũng khẳng định, Nga và các đối tác cam kết sẽ hoàn thành tuyến đường ống này.
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc sau cuộc hội đàm cấp cao Bắc Kinh - Washington
Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh phiên ngày 19/3, ghi nhận mức giảm 1,4% trong tuần, do chịu tác động từ cuộc đàm phán căng thẳng giữa quan chức Mỹ và Trung Quốc tại Alaska.
Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu do lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng đột biến và giá dầu giảm kỷ lục.
Giới chức Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc cuộc làm việc đầu tiên trong khuôn khổ các cuộc họp cấp cao song phương diễn ra ngày 18/3 tại TP Anchorage, Alaska, Mỹ. Đây là cuộc họp ngoại giao cấp cao đầu tiên dưới chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tuy nhiên, tiến trình giải quyết các vấn đề kinh tế lớn, trong đó có mâu thuẫn thương mại và công nghệ vẫn chưa thể đạt được kết quả.
Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh phiên 19/3.
Tham dự cuộc gặp về phía Mỹ có Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, về phía Trung Quốc có Ủy viên quốc vụ Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị. Xinhua đưa tin các quan chức Trung Quốc đã đưa ra những lập trường của Bắc Kinh trong nhiều vấn đề nổi cộm ngay cuộc làm việc đầu tiên.
Cuộc tranh cãi gay gắt giữa quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ và Trung Quốc trong ngày làm việc đầu tiên của cuộc đàm phán song phương đã khiến nhà đầu tư đẩy mạnh bán tháo tài sản rủi ro.
Chốt phiên giao dịch ngày 19/3, chỉ số Shanghai Composite mất 1,69% xuống 3.404,66 điểm, trong khi chỉ số blue-chip CSI 300 giảm 2,62%.
Nhà phân tích Yan Kaiwen của China Fortune Securities Co., nhận xét: "Tâm lý lo ngại về căng thẳng Trung - Mỹ leo thang đã gây áp lực cho thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần".
Theo chuyên gia Yan, mức tăng đột biến đối với lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng ảnh hưởng đến thị trường trong phiên giao dịch hôm nay, song tác động có thể chỉ trong ngắn hạn.
Các thị trường khác đều ghi nhận sắc đỏ trong phiên ngày 19/3. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương, không tính thị trường Nhật Bản lao dốc 1,36%. Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đóng cửa phiên ngày thứ Sáu cũng giảm 1,41%.
Phiên giao dịch ảm đạm trên thị trường cổ phiếu diễn ra sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thông báo nới lỏng mục tiêu đối với lợi suất trái phiếu 10 năm và điều chỉnh chương trình mua tài sản.
BOJ đã bỏ mục tiêu chi 6 ngàn tỷ Yên mỗi năm cho việc mua chứng chỉ quỹ ETF, nhưng vẫn giữ trần ở mức 12 ngàn tỷ Yên. Ngân hàng trung ương Nhật Bản dường như phát tín hiệu rằng họ vẫn sẵn lòng can thiệp vào thị trường, nhưng chỉ khi nào cần thiết.
BOJ cam kết mua trái phiếu Chính phủ Nhật Bản "nhưng không áp mức trần về giá trị mua", và sẽ tiếp tục mua trái phiếu "miễn là thấy cần thiết" cho tới khi đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách ổn định.
Chỉ số Nasdaq tương lai tại thị trường châu Á đi ngang trong ngày 19/3, trong khi S&P 500 tương lai tăng 0,1%. Chỉ số tương lai châu Âu EUROSTOXX 50 hạ 0,8% và FTSE kỳ hạn sụt giảm 0,6%.
Trong ngày 19/3, có thời điểm lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm nhảy vọt lên tới 1,754% - mức cao nhất kể từ đầu năm 2020. Lợi suất này đang trên đà hướng tới tuần tăng thứ bảy liên tiếp, với tổng cộng 64 điểm cơ bản.
Cuộc khảo sát mới nhất của BofA cho thấy, lạm phát gia tăng và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng liên tiếp hiện đã thay thế khủng hoảng Covid-19, trở thành rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là sàn Phố Wall.
Mặc dù nhận định lạc quan về tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng như lợi nhuận của các công ty, giới chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể giảm mạnh nếu lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt ngưỡng 2%.
Tiết lộ những thói quen tạo nên phong cách riêng của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden Không giống như Tổng thống Barack Obama thường thức đêm để đọc các tài liệu tóm tắt hay Tổng thống Donald Trump thường dành cả buổi tối để theo dõi truyền hình, Tổng thống Biden thường đi ngủ rất sớm. Định hình phong cách riêng Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên bay trên chiếc Không lực Một vào đầu tháng...