Tổng thống Mỹ Biden để ngỏ khả năng gặp Tổng thống Nga ở Indonesia, nêu các chủ đề có thể thảo luận
Tổng thống Mỹ Biden bày tỏ mong muốn thảo luận vấn đề tù nhân với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới ở Indonesia, theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 12/10.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Geneva. Ảnh: RIA Novosti
Ngày 11/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố vẫn để ngỏ cánh cửa ngoại giao và đối thoại với Moskva nhằm chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine, đồng thời không loại trừ khả năng tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị G20 tại Bali (Indonesia) vào tháng 11 tới.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ CNN, Tổng thống Biden cho biết, mặc dù hiện tại ông thấy “không có ích gì” khi hội đàm với người đồng cấp Nga Putin về cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng sẵn sàng thảo luận về số phận của vận động viên bóng rổ người Mỹ Britney Griner, vốn bị giam giữ tại Nga từ tháng 2/2022 với cáo buộc tàng trữ ma túy.
Video đang HOT
“Nếu ông ấy (Putin) đến gặp tôi tại hội nghị thượng đỉnh G20 và nói: ‘Tôi muốn nói về trường hợp của Greiner’, thì hoàn toàn có thể, nhưng tôi không thể tưởng tượng được điều đó”, ông Biden nói.
Vào tháng 9, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo cuộc đối thoại với phía Nga về vấn đề trao đổi tù nhân vẫn tiếp tục, bất chấp việc Đại sứ Mỹ tại Moskva John Sullivan kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Theo truyền thông Mỹ, Washington đang đề nghị Moskva trao đổi vận động viên bóng rổ Mỹ Brittney Griner và Paul Whelan bị kết tội làm gián điệp với nhà buôn bán vũ khí Nga Viktor Bout đang bị giam giữ tại Mỹ, nhưng Moskva được cho là đã yêu cầu đổi lấy một đối tượng khác.
Về vấn đề này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi phía Mỹ tiến hành “ngoại giao im lặng” thay vì thảo luận công khai.
Lý do Mỹ khó loại Nga khỏi G20
Mỹ gây sức ép để loại Nga khỏi G20, nhưng điều này sẽ gặp phải một số thách thức.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/3 cho rằng Nga nên bị loại khỏi Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Theo ông Biden, chủ đề này đã được đưa ra trong các cuộc họp của NATO và EU tại Brussels.
Tổng thống Mỹ Biden phát biểu sau khi tham dự hội nghị tại Brussels. Ảnh: AFP
Trước đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan thông báo Mỹ và các đối tác không loại trừ khả năng Nga sẽ bị loại khỏi G20. Một số đồng minh của Mỹ ủng hộ ý tưởng này, trong đó có Ba Lan. Tuy nhiên, theo báo Vedomosti (Nga), Trung Quốc đã phản đối việc Nga bị loại khỏi G20.
Chủ tịch Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga Andrey Kortunov lưu ý, khả năng Nga bị loại khỏi G20 là rất mơ hồ vì không có thủ tục trục xuất. Động thái này sẽ đòi hỏi sự đồng thuận nhưng khó đạt được trong G20 hơn là trong G8, vốn đã chuyển thành G7 sau khi Nga bị loại khỏi nhóm.
Theo ông Kortunov, Trung Quốc hoặc Saudi Arabia khó có thể ủng hộ một động thái như vậy. Đối với G20, đây là một hiệp hội có vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu. Điều đó nói lên rằng, nếu Nga bị loại khỏi tổ chức này, khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tài chính toàn cầu sẽ giảm xuống.
Về phần mình, Tổng biên tập tạp chí Các vấn đề toàn cầu của Nga Fyodor Lukyanov nhấn mạnh rằng không cần phải lo ngại đối với ý tưởng của Mỹ về việc loại Nga ra khỏi nhóm G20. G20 là một tổ chức không chính thức và về mặt kỹ thuật không thể loại bất kỳ ai. Việc tẩy chay Nga của tất cả các quốc gia thành viên khác sẽ là một hình thức loại bỏ Moskva, nhưng các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó tham gia hành động như vậy.
Theo ông Lukyanov, các nước trên sẽ phản đối đề xuất của Mỹ không phải vì mối quan hệ của họ với Nga mà vì họ cho rằng G20 là nơi để thảo luận các vấn đề toàn cầu, do đó cần có sự tham gia của Moskva.
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng G20 là một định dạng đa phương và một số quốc gia tuân thủ lập trường độc lập đối với Nga bất chấp sức ép của Mỹ.
Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin nêu rõ: "G20 là diễn đàn chính cho hợp tác kinh tế quốc tế. Nga là một thành viên quan trọng và không thành viên nào có quyền trục xuất nước khác".
Giải mã thất bại của Mỹ trong việc vận động OPEC+ không cắt giảm sản lượng dầu OPEC cắt giảm sản lượng dầu cho thấy rạn nứt ngày càng gia tăng giữa Chính quyền Biden và hoàng gia Saudi Arabia. Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman ngày 16/72022. Ảnh: REUTERS Theo hãng tin Reuters ngày 8/10, việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và Nga (OPEC ) quyết định cắt giảm...