Tổng thống Mỹ Barack Obama gia tăng sử dụng quyền hành pháp
Trước tình thế bế tắc kéo dài do cuộc đấu đá quyền lực không khoan nhượng giữa hai đảng độc chiếm nước Mỹ là Cộng hòa và Dân chủ, ngày 1/7, Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ tiếp tục sử dụng quyền hành pháp để thúc đẩy cách chính sách.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Theo phóng viên tại Washington, trong cuộc họp nội các, Tổng thống Obama đã chỉ thị cho những người đứng đầu các bộ ngành tìm kiếm các lĩnh vực mà ở đó ông có thể sử dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp để ký các sắc lệnh hành chính thực thi các chủ trương chính sách mà Nhà Trắng thúc đẩy nhưng cho tới nay vẫn bị phe Cộng hòa tại Quốc hội ngăn chặn.
Tổng thống Obama lập luận rằng người dân Mỹ bầu chọn ông vào cương vị hiện nay là để phụng sự và đấu tranh cho quyền lợi của họ và rằng “nếu không thúc đẩy được chương trình nghị sự qua con đường Quốc hội thì chúng ta phải động nhân danh người dân.”
Video đang HOT
Cam kết trên đây của ông Obama được đưa ra một ngày sau khi ông tuyên bố vì các nghị sỹ đảng Cộng hòa từ chối thông qua dự luật cải cách nhập cư trong năm nay, do vậy ông sẽ dùng quyền của người đứng đầu Nhà Trắng để tự sửa chữa hệ thống nhập cư của Mỹ.
Ông Obama cho rằng việc Quốc hội ngăn chặn dự luật này là đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số người dân Mỹ, gây tác hại đối với an ninh, kinh tế và tương lai của nước Mỹ. Ông Obama đã chỉ thị cho Bộ An ninh Nội địa soạn thảo những khuyến nghị về cải cách nhập cư để ông có thể sử dụng quyền hành pháp để thúc đẩy kế hoạch này.
Trong bối cảnh chính trường nước Mỹ ngày càng chia rẽ, ngày 28/1 trong bản Thông điệp Liên bang 2014, Tổng thống Obama một mặt thúc giục các nghị sỹ hợp tác, mặt khác khẳng định 2014 sẽ là “Năm hành động,” theo đó ông sẽ sử dụng quyền hạn cao nhất của người đứng đầu cơ quan hành pháp để ra các sắc lệnh hành chính thực thi những chính sách của Nhà Trắng.
Theo Vietnam
Cắt "huyết mạch" của khủng bố
Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về hàng loạt biện pháp nhằm kiểm soát và chặn các hoạt động tài trợ cho khủng bố trên thế giới.
EU đã nhất trí một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn rửa tiền và tài trợ cho khủng bố
Hội đồng châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), ngày 18-6 đã nhất trí về một loạt các quy định nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động rửa tiền và cung cấp tài chính cho các nhóm khủng bố. Các quy định này có vai trò quan trọng và là công cụ pháp lý để chống lại hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố, trong đó có việc tăng cường tính minh bạch về quyền sở hữu, kiểm soát chặt chẽ hơn các dịch vụ đánh bạc và các giao dịch điện tử.
Ủy viên EU phụ trách thị trường nội khối Michel Barnier ngay sau đó đã lên tiếng hoan nghênh các quy định mới trên và nhấn mạnh liên minh cần phải nâng cao tính hiệu quả và sự minh bạch để bọn tội phạm gặp khó khăn trong việc lợi dụng hệ thống tài chính. Theo ông Barnier, những quy định của EU đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu của cộng đồng quốc tế về việc minh bạch hơn trong vấn đề quyền sở hữu của các công ty, góp phần tăng cường kiểm soát hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Cơ quan hành pháp của EU đưa ra những quy định nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động rửa tiền và cung cấp tài chính cho các nhóm khủng bố trong bối cảnh khủng bố vẫn là một hiểm họa trên toàn cầu cũng như tại mỗi quốc gia, cộng đồng. Cho dù sau sự kiện khủng bố 11-9-2001 làm khoảng 3.000 người thiệt mạng, cộng đồng quốc tế đã thực hiện cuộc chiến không khoan nhượng song chủ nghĩa khủng bố vẫn len lỏi khắp nơi trên thế giới, rình rập để tung ra các cuộc tấn công đẫm máu.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp khủng bố vẫn còn "đất sống" trên thế giới bất chấp các cuộc chiến chống vấn nạn này là còn các nguồn lực tài trợ cho chúng. Trong một nghiên cứu về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, chỉ riêng tại Mỹ, lợi nhuận từ các hành động phi pháp trên đã lên tới 275 tỷ USD/năm, trong đó có phần không nhỏ tài trợ cho khủng bố.
Theo IMF, các tổ chức tội phạm và tài trợ khủng bố đã lợi dụng hệ thống tài chính quốc tế để "làm sạch" các nguồn tài chính kiếm được từ các hoạt động phi pháp, sử dụng nguồn vốn khổng lồ này vào các mục đích tội phạm và khủng bố. Điều này không những đe dọa sự ổn định chính trị, kinh tế, tài chính của các quốc gia... mà còn hủy hoại nghiêm trọng sự toàn vẹn của thị trường tài chính quốc tế.
Chính vì thế, IMF cũng như cộng đồng quốc tế cho rằng muốn chống khủng bố thì một trong những vấn đề then chốt là phải cắt đứt nguồn tài trợ để chúng tuyển mộ nhân sự, lên kế hoạch, mua sắm các công cụ, phương tiện... tiến hành các hoạt động khủng bố. Muốn vậy, thế giới cần chuyển hướng đấu tranh chống loại tội phạm này sang thực thi đường lối mới, tập trung ngăn chặn các nguy cơ để tăng cường hiệu quả của các biện pháp chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Góp phần chặn nguồn lực nuôi dưỡng khủng bố, IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) đã thành lập Nhóm đặc nhiệm hành động tài chính (FATF) nhằm xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế mới về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Cùng với đó, các nước trên thế giới cũng tiến hành củng cố hệ thống luật pháp và tư pháp để đưa ra truy tố, tịch thu tài sản... của những kẻ phạm tội rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Theo ANTD
Nga chấp nhận 4.000 người tị nạn từ Ukraine "Hiện có khoảng 4.000 người Ukraine đang tị nạn ở Nga nhưng Kiev vẫn làm ngơ về cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở miền đông", thủ tướng Nga Dmitry Medvedev phát biểu vào hôm 5/6. "Những người này đã vô cùng sợ hãi. Cùng lúc đó, chính quyền Ukraine đã thất bại trong việc nhận ra các vấn đề về...