Tổng thống Mỹ, Ai Cập điện đàm về vấn đề đập thủy điện Đại phục hưng
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi ngày 3/3 đã có cuộc điện đàm nhằm trao đổi về những diễn biến mới nhất liên quan tới đập thủy điện Đại phục hưng mà Ethiopia đang xây dựng trên sông Nile.
Toàn cảnh công trình xây dựng đập thủy điện Đại phục hưng ở gần Guba, Ethiopia ngày 26/12/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Văn phòng Tổng thống Ai Cập cho biết trong khuôn khổ cuộc điện đàm, Tổng thống Trump đã đánh giá cao việc Ai Cập quyết định ký thỏa thuận về đập Đại phục hưng trong vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tuần trước tại thủ đô Washington do Mỹ và Ngân hàng Thế giới (WB) bảo trợ. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng Ai Cập đã khẳng định thiện chí của mình thông qua quyết định ký thỏa thuận này, vốn được coi là giải pháp phù hợp, cân bằng và toàn diện giữa ba quốc gia có chung nguồn nước sông Nile là Ai Cập, Sudan và Ethiopia. Cũng theo Tổng thống Trump, chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực và hợp tác với Ai Cập, Sudan và Ethiopia trong vấn đề đập Đại phục hưng cho đến khi các bên hoàn tất việc ký vào bản thỏa thuận cuối cùng này.
Về phần mình, Tổng thống El-Sisi đánh giá cao vai trò của Mỹ trong việc bảo trợ tiến trình đàm phán giải quyết bất đồng liên quan tới vận hành đập Đại phục hưng, đồng thời nhấn mạnh rằng Cairo đặc biệt coi trọng vấn đề này do tầm quan trọng của nguồn nước sông Nile đối với lợi ích và tương lai của người dân Ai Cập.
Trong khi đó, tại Ethiopia, chính quyền nước này đã chỉ trích vai trò của Mỹ trong việc bảo trợ tiến trình đàm phán trên, cho rằng vai trò này “không mang tính chất ngoại giao”, tuy nhiên phía Ethiopia cho biết vẫn sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán với Ai Cập, Sudan về vấn đề trên.
Trước đó, Ai Cập, Ethiopia và Sudan dự kiến sẽ ký vào bản thỏa thuận cuối cùng về việc vận hành và trữ nước đập Đại phục hưng trong cuộc đàm phán kéo dài hai ngày 27-28/2 diễn ra vừa qua tại Mỹ, tuy nhiên vào phút chót, phía Ethiopia thông báo sẽ không tham dự vòng đàm phán này với lý do chưa hoàn tất quá trình tham vấn các bên có liên quan trong nước. Tại Washington, Ai Cập đã ký tắt vào bản thỏa thuận trên, đồng thời kêu gọi Sudan và Ethiopia có động thái tương tự.
Video đang HOT
Bất đồng về việc vận hành đập thủy điện Đại Phục hưng là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Ai Cập và Ethiopia. Cairo lo ngại rằng con đập này sẽ hạn chế nguồn nước sông Nile vốn ngày càng trở nên khan hiếm trong bối cảnh hơn 90% dân số Ai Cập phải phụ thuộc vào nguồn nước trên, tuy nhiên phía Ethiopia đã phủ nhận việc con đập sẽ làm giảm khả năng tiếp cận nguồn nước sông Nile của Ai Cập, đồng thời khẳng định dự án mà họ đang theo đuổi là rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Đập thủy điện Đại Phục hưng dự kiến sẽ sản xuất hơn 6.000 MW điện, đưa Ethiopia tiến tới mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu điện năng lớn nhất châu Phi.
Theo Việt Khoa (TTXVN)
Palestine cắt đứt quan hệ với Mỹ, Israel
Chính quyền Palestine tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Mỹ và Israel ngày 1/2 sau khi từ chối kế hoạch hòa bình Trung Đông do Trump đưa ra.
"Chúng tôi thông báo với phía Israel rằng sẽ không duy trì quan hệ với họ và Mỹ, trong đó có vấn đề an ninh", Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói trong cuộc họp báo hôm qua tại Cairo, Ai Cập.
Giới chức Israel và Mỹ chưa có bình luận về tuyên bố của lãnh đạo Palestine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông trong cuộc họp chung với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng hôm 28/1.
Kế hoạch đề xuất thành lập nhà nước Palestine phi quân sự không bao gồm các khu định cư của người Do Thái do Israel xây dựng trên vùng lãnh thổ do họ kiểm soát. Thủ đô của nhà nước Palestine mới bao gồm một số khu vực phía Đông Jerusalem và phần còn lại của thành phố là "thủ đô không thể chia cắt của Israel".
"Trump yêu cầu tôi thảo luận qua điện thoại nhưng tôi nói 'không'. Ông ấy muốn gửi thư nhưng tôi từ chối. Tôi không muốn Trump có thể nói rằng đã hỏi ý kiến tôi. Tôi hoàn toàn phản đối kế hoạch của Trump", Abbas nói.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas trong cuộc hội đàm với Tổng thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit tại Cairo, Ai Cập ngày 31/1. Ảnh: Reuters.
Các lực lượng an ninh của Israel và Palestine từ lâu hợp tác tại khu vực Bờ Tây do Palestine kiểm soát. Chính quyền Palestine có thỏa thuận hợp tác với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) dù người Palestine tẩy chay các đề xuất của chính quyền Trump năm 2017.
Các ngoại trường Liên đoàn Arab trong cuộc họp ngày 1/2 tại Cairo, Ai Cập cho biết kế hoạch hòa bình của Trump không mang lại nền hòa bình toàn diện và công bằng, đồng thời sẽ không hợp tác với Mỹ để thực hiện. Các ngoại trưởng khẳng định quyền xác lập quốc gia tương lai của Palestine trên vùng lãnh thổ do Israel chiếm đóng với thủ đô là Đông Jerusalem trong tuyên bố chung sau cuộc họp.
Ngoại trưởng các nước Ai cập, Arab Saudi, Jordan, Iraq và Lebanon cho biết không thể có hòa bình nếu không công nhận quyền của Palestine và đưa ra một giải pháp toàn diện.
Một số quốc gia Arab từng sát cánh với Palestine lại ủng hộ kế hoạch của Trump do ưu tiên quan hệ chặt chẽ với Mỹ và cùng chung thái độ đối địch với Iran. Đại diện của Oman, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có mặt khi Trump công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông.
Thủ tướng Netanyahu cho biết sẽ yêu cầu nội cách phê duyệt việc áp dụng luật của Isarel tại các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây. Động thái này được cho là bước đầu tiên trong nỗ lực sáp nhập các khu định cư và Thung lũng Jordan, nơi Israel kiểm soát sau Chiến tranh 6 ngày năm 1967.
Phần lớn các nước coi khu định của của Israel trên vùng đất họ kiểm soát là vi phạm luật pháp quốc tế. Trump đã thay đổi chính sách của Mỹ để rút lại phản đối này.
Biến đổi lãnh thổ Israel - Palesntine. Đồ hoạ: Việt Chung.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)
Theo vnexpress.net
Đông Địa Trung Hải nổi sóng, Nga ngồi Biển Bắc chờ thời Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang "đại náo" Địa Trung Hải thì Nga đang ngồi chờ "đếm tiền" tại tuyến Biển Bắc... Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có vẻ như đang cố gắng xây dựng "một đường cao tốc chiến lược duy nhất Syria - Libya - Đông Địa Trung Hải" bằng can thiệp vào Libya theo cách Nga can...