Tổng thống Moldova tuyên bố chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị

Theo dõi VGT trên

Ngày 15/6, Tổng thống Moldova Igor Dodon tuyên bố cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp kéo dài nhiều tuần qua tại nước này đã chấm dứt, sau khi Tòa án Hiến pháp hủy bỏ một số phán quyết gần đây.

Tổng thống Moldova tuyên bố chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị - Hình 1

Thủ tướng được chỉ định của Moldova Maia Sandu trong cuộc họp báo tại trụ sở Quốc hộiChisinau ngày 10/6/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 15/6, Tổng thống Moldova Igor Dodon tuyên bố cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp kéo dài nhiều tuần qua tại nước này đã chấm dứt, sau khi Tòa án Hiến pháp hủy bỏ một số phán quyết gần đây, trong đó có phán quyết giải tán Quốc hội và không công nhận chính phủ của Thủ tướng Maia Sandu.

Trong nội dung đăng tải trên mạng xã hội, ông Dodon bày tỏ hoan nghênh quyết định của tòa khi xem xét lại những phán quyết đưa ra từ ngày 7-9/6 vừa qua, đồng thời nhấn mạnh Moldova đã vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp.

Moldova chìm vào bế tắc chính trị sau cuộc bầu cử quốc hội tổ chức hồi cuối tháng 2 vừa qua, khi không có chính đảng nào giành đa số ghế để lập chính phủ.

Sau nhiều tháng thương lượng, ngày 8/6, đảng Xã hội chủ nghĩa Moldova, với đường lối ủng hộ quan hệ chặt chẽ với Nga, và Liên minh đối lập cánh hữu ASUM ủng hộ Liên minh châu Âu (EU), đã nhất trí thành lập chính phủ liên hiệp và được Quốc hội Moldova thông qua.

Động thái này được cho sẽ mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên, đảng Dân chủ, lực lượng lớn thứ hai trong Quốc hội Moldova và là đảng cầm quyền trước đó, cho rằng chính phủ đã được thành lập sau thời hạn chót hậu bầu cử và vì thế là bất hợp pháp.

Theo đó, đảng này đề nghị Tòa án Hiến pháp đình chỉ chức vụ của Tổng thống Igor Dodon.

Tòa án Hiến pháp đã chấp thuận yêu cẩu này và ngày 9/6 đã đình chỉ chức vụ của Tổng thống Dodon đồng thời chỉ định ông Pavel Filip làm Tổng thống lâm thời. Sau đó, ông Pavel Filip đã ký sắc lệnh giải tán Quốc hội và ấn định tổ chức bầu cử sớm vào ngày 6/9 tới.

Video đang HOT

Tuy nhiên, Quốc hội Moldova đã thông qua tuyên bố coi chính phủ do ông Filip đứng đầu là “vi hiến,” cho rằng đảng Dân chủ đã có hành động “tiếm quyền” và yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xem xét vấn đề này.

Ngày 15/6, Tòa án Hiến pháp đã tuyên bố hủy bỏ một số phán quyết gần đây, trong đó có phán quyết giải tán Quốc hội và không công nhận chính phủ của bà Sandu.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch đảng Dân chủ Vladimir Cebotari cho biết đảng của ông “từ bỏ quyền lực” nhằm tránh nguy cơ dẫn đến bạo lực.

Cùng ngày, đảng Dân chủ thông báo thủ lĩnh của đảng này, ông Vladimir Plahotniuc đã tạm thời rời khỏi Moldova.

Cùng ngày, phát biểu sau cuộc họp đầu tiên với chính phủ liên hiệp, Thủ tướng Maia Sandu khẳng định những ưu tiên của chính phủ mới là quan hệ chặt chẽ hơn với EU và xử lý những người đã lạm dụng quyền lực.

Thủ tướng Sandu cáo buộc Phó Chủ tịch đảng Dân chủ Vladimir Cebotari và các cộng sự của ông này là “tội phạm và tham nhũng.”

Bà Sandu nhấn mạnh “những phần tử cầm đầu các nhóm mafia tiếm quyền và khủng bố người dân Moldova trong nhiều năm nay đã trốn khỏi đất nước.”

Bà khẳng định tất cả những người phải chịu trách nhiệm, trong đó có ông Plahotniuc, sẽ bị đưa trở lại Moldova và phải giải trình về tất cả những hành vi lạm dụng quyền lực của họ.

Bà Sandu cho rằng nỗ lực của Moldova gia nhập EU đã bế tắc do chậm cải cách. Thủ tướng Sandu cam kết chính phủ mởi sẽ có các bước đi cụ thể, tiến triển trong cải thiện quan hệ giữa Moldova với EU. Bà thông báo sẽ sớm đón một phái đoàn từ Brussels tới thăm Chisinau.

Bên cạnh đó, Moldova cũng để ngỏ khả năng tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại với Nga. Mặc dù Tòa án Hiến pháp Moldova đã hủy bỏ các quyết định chống lại nội các của bà Sandu và Quốc hội, nhưng Thủ tướng Sandu đã yêu cầu các Thẩm phán của tòa án này từ chức.

Trên tài khoản mạng xã hội, Thủ tướng Sandu cáo buộc các thẩm phán đã “làm xấu thể chế mà họ đại diện trên cả phương diện quốc gia và quốc tế.”

Bà Sandu nhấn mạnh: “Tòa án Hiến pháp phải hành động phù hợp với các điều khoản và tinh thần của Hiến pháp, không dựa vào quyết định và hành xử của các nhân tố chính trị trong nước”./.

Theo Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnam )

Hồng Kông lại sắp rầm rộ biểu tình phản đối dự luật dẫn độ

Giới phân tích cho rằng dự luật dẫn độ gây tranh cãi đang đẩy Hồng Kông vào một cuộc khủng hoảng chính trị.

Hồng Kông lại sắp rầm rộ biểu tình phản đối dự luật dẫn độ - Hình 1

Cảnh sát Hồng Kông làm nhiệm vụ bên ngoài trụ sở nghị viện ngày 11/6 - Ảnh: Reuters.

Người Hồng Kông đang chuẩn bị tiến hành thêm các cuộc biểu tình - bao gồm đình công, giao thông chậm, thậm chí là dã ngoại - để phản đối dự luật cho phép dẫn độ tội phạm từ Hồng Kông sang Trung Quốc đại lục để xét xử.

Các cuộc biểu tình này rục rịch trong khi lãnh đạo Hồng Kông tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy dự luật, bất chấp đợt biểu tình với sự tham gia của hàng triệu người vào cuối tuần vừa rồi.

Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam tỏ rõ quan điểm không nhượng bộ cho dù biểu tình quy mô lớn có thể sẽ quay trở lại Hồng Kông trong vài ngày tới. Bà cảnh báo các nhà tổ chức biểu tình không nên đẩy mọi chuyện đi xa hơn.

"Tôi kêu gọi các trường học, các bậc phụ huynh, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các nghiệp đoàn cân nhắc thận trọng về việc ủng hộ những hành động cực đoan này", bà Lam phát biểu tại một cuộc họp báo ngày thứ Ba.

Theo các nhà tổ chức, số người xuống đường biểu tình ở Hồng Kông hôm Chủ nhật vừa rồi để phản đối dự luật dẫn độ lên tới trên 1 triệu người, đánh dấu một trong những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Hồng Kông được Anh trao trả về cho Trung Quốc cách đây 22 năm.

Giới phân tích cho rằng dự luật dẫn độ gây tranh cãi đang đẩy Hồng Kông vào một cuộc khủng hoảng chính trị. Theo dự kiến, dự luật này sẽ được đem ra thảo luận vòng thứ hai tại Hội đồng Lập pháp (LegCo), tức nghị viện Hồng Kông, vào ngày thứ Tư. LegGo bao gồm 70 thành viên, trong đó đa số là các nghị sỹ thân Trung Quốc đại lục.

Trong một động thái hiếm gặp, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn ở Hồng Kông đã lên tiếng cảnh báo rằng việc thông qua dự luật dẫn độ có thể xói mòn niềm tin của nhà đầu tư vào Hồng Kông và làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của thành phố này.

Sự độc lập về luật pháp của Hồng Kông với Trung Quốc đại lục cho tới nay vẫn được xem là một trong những yếu tố giúp Hồng Kông giữ được vị thế trung tâm tài chính hàng đầu khu vực và thế giới. Những người phản đối dự luật dẫn độ cho rằng việc thông qua dự luật này là vi phạm hệ thống "một quốc gia, hai chế độ" duy trì từ năm 1997 khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc.

Một bức thư ngỏ đăng trên mạng Internet đã kêu gọi 50.000 người tập trung quanh trụ sở LegCo để biểu tình vào lúc 10h tối ngày thứ Ba và duy trì sang ngày thứ Tư - ngày mà dự luật dẫn độ được tranh luận. Ngày thứ Tư cũng sẽ là ngày mà biểu tình rầm rộ có thể diễn ra trên khắp Hồng Kông để phản đối dự luật và kêu gọi bà Lam từ chức.

Gần 2.000 cửa hiệu nhỏ, gồm nhà hàng, tiệm tạp hóa, hiệu sách và quán cà phê đã công bố kế hoạch đình công - theo kết quả mọt cuộc khảo sát trực tuyến. Nhiều trường học, khách sạn, công ty luật và nhân viên phúc lợi xã hội cùng gần 4.000 giáo viên tuyên bố cũng sẽ đình công và xuống đường biểu tình vào ngày thứ Tư.

Hội sinh viên và giáo viên các trường đại học Hồng Kông cũng kêu gọi đình công. Một tổ chức công đoàn của tài xe bus Hồng Kông kêu gọi các thành viên lái xe với tốc độ 20-25 km/h để phản đối dự luật dẫn độ. Một bài viết trên Facebook kêu gọi người dân tổ chức dã ngoại (picnic) gần trụ sở chính quyền thành phố vào ngày thứ Tư, thu hút được gần 10.000 phản hồi từ những người hứa tham gia.

"Sự toàn vẹn và độc lập của hệ thống luật pháp của Hồng Kông chắc chắn là trung tâm trong tương lai của Hồng Kông", ông Fred Hu, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch công ty đầu tư cổ phần tư nhân Primavera Capital Group, nhận định. "Bất kỳ một sai lầm nào cũng sẽ dẫn tới việc phải trả giá rất đắt, xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư toàn cầu và làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của Hồng Kông".

Trong một bài viết đăng lên trang Facebook của bà Lam, nhà đầu tư David Webb kêu gọi vị trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông đưa dự luật gây tranh cãi trở lại Ủy ban Cải cách luật pháp để nghiên cứu thêm.

"Nếu bà cứ cố để LegCo thông qua dự luật này, thì bà có thể đạt mục đích, nhưng tổn thất sẽ là rất lớn đối với vị thế quốc tế của Hồng Kông", ông Webb cảnh báo.

Theo vneconomy

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS
16:29:06 20/11/2024
Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic
15:22:01 20/11/2024

Tin đang nóng

Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về
15:14:08 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Vụ nữ người mẫu đình đám bị bắt khẩn cấp vì dùng ma túy: Nhân vật trùm sò cưỡng ép là ai?
13:33:36 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
Song Joong Ki và Song Hye Kyo được chọn là "ngôi sao hạnh phúc sau ly hôn"
14:02:49 20/11/2024

Tin mới nhất

Chính phủ Nhật phải bồi thường cho người dân do tiếng ồn từ máy bay Mỹ

19:27:42 20/11/2024
Tuy nhiên, các nguyên đơn sống tại tám thành phố lân cận, bao gồm Yamato và Ayase, cho biết ô nhiễm tiếng ồn vẫn tiếp diễn khi máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Osprey của Mỹ vẫn đến căn cứ này.

Nga cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến tại Ukraine

19:26:00 20/11/2024
Hai tuyến cáp viễn thông bị cắt ở biển Baltic trong 48 giờ đã khiến các quan chức châu Âu nghi vấn về hành động phá hoại và chiến tranh hỗn hợp có liên quan đến cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Iran phản đối các nước châu Âu về nghị quyết mới tại IAEA

19:23:42 20/11/2024
Các cường quốc phương Tây đang tìm cách gây sức ép với Iran với cáo buộc nước này không hợp tác đầy đủ với IAEA trong việc giám sát và kiểm soát chương trình hạt nhân của mình.

Argentina trở thành quốc gia đầu tiên rút quân khỏi UNIFIL

18:58:06 20/11/2024
Argentina trở thành quốc gia tài trợ đầu tiên cho UNIFIL rút quân khỏi phái bộ gìn giữ hòa bình này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới Israel - Liban và các cuộc tấn công vào các vị trí của UNIFIL.

Campuchia có Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao mới

18:29:44 20/11/2024
Ông Sokhonn, 70 tuổi, trước đó từng giữ cương vị Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia. Tại phiên bỏ phiếu, toàn bộ 112 nghị sĩ, bao gồm cả Thủ tướng Hun Manet, đã nhất trí bỏ phiếu tín nhiệm cho ông Sokhonn.

Căng thẳng tại Trung Đông: Trở ngại trong viện trợ nhân đạo của LHQ

18:27:23 20/11/2024
Cơ quan này cũng kêu gọi chính quyền Israel mở thêm cửa khẩu chuyển hàng viện trợ vào Dải Gaza và cho phép sử dụng các tuyến đường mới trong Dải Gaza để vận chuyển hàng viện trợ.

LHQ: Trên 420.000 người phải di dời ở Somalia trong 10 tháng đầu năm

18:24:59 20/11/2024
UNHCR nhấn mạnh việc tìm ra các giải pháp lâu dài cho người tị nạn, người xin tị nạn, người tị nạn hồi hương với sự hợp tác của Chính phủ Somalia và các đối tác khác, vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của cơ quan này.

Trí tuệ nhân tạo: Anh chấp thuận khoản đầu tư của Google vào Anthropic

18:21:07 20/11/2024
Tháng 10/2023, Google đã đồng ý đầu tư 2 tỷ USD vào Anthropic, bao gồm khoản tiền mặt ban đầu là 500 triệu USD và thêm 1,5 tỷ USD theo thời gian.

COP29: Điều gì đang cản trở các cuộc đàm phán cho đến nay?

18:18:42 20/11/2024
Thứ hai, vấn đề tài chính khí hậu đang là điểm nghẽn chính. Theo một nghiên cứu mới, các nước đang phát triển (trừ Trung Quốc) sẽ cần khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm để ứng phó với khủng hoảng khí hậu đến cuối thập kỷ này.

Tổng thống Ukraine đề cập tới kịch bản tệ nhất trong xung đột với Liên bang Nga

18:16:03 20/11/2024
Nhưng quá trình vận động tranh cử, Ông Trump, với tư cách là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hoà đã nhiều lần cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh nhưng không nói rõ chi tiết cách thức thực hiện.

WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới

16:27:38 20/11/2024
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã phản đối cách WHO ứng phó đại dịch COVID-19 và khởi động tiến trình rút Mỹ khỏi tổ chức này.

Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS?

15:37:42 20/11/2024
Con số đó càng trở nên đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine thường phải sử dụng nhiều tên lửa trong mỗi đợt tấn công để đảm bảo hiệu quả tối đa.

Có thể bạn quan tâm

Độc đạo - Tập 36: Hồng 'đấu tay đôi' thắng Quân già?

Phim việt

19:33:27 20/11/2024
Trực tiếp đấu tay đôi với Quân già, sự nhanh nhẹn, mưu trí và võ thuật được dự đoán sẽ giúp Hồng chiến thắng Quân già .

Chủ tịch Perez sa thải Ancelotti trong 48h tới, Xabi Alonso sẵn sàng tiếp quản Real Madrid?

Sao thể thao

19:31:27 20/11/2024
Tin chuyển nhượng: Tương lai của HLV Xabi Alonso gần như đã được định đoạt. Cựu danh thủ người Tây Ban Nha được cho là đã gật đầu dẫn dắt Real Madrid thay thế cho HLV Carlo Ancelotti.

EU phát triển chung hệ thống chống UAV, tên lửa và tàu chiến

Uncat

19:29:08 20/11/2024
Các dự án này tập trung vào việc mua sắm hệ thống chống thiết bị bay không người lái (C-UAV), tên lửa phòng không (GBAD) và đạn dược.

"Ra trường, thi đỗ viên chức, về quê làm việc" thầy giáo điển trai cao 1m85 ở Quảng Ninh bỗng trở nên nổi tiếng

Netizen

19:27:12 20/11/2024
Sự lựa chọn nào cũng cần có sự yêu thích, sau đó là cố gắng và nỗ lực mỗi ngày thì mới làm tốt và khiến mình thấy hạnh phúc , Thành Thái nói.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

Tin nổi bật

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.

Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"

Sao việt

18:56:53 20/11/2024
MC Kỳ Duyên tiết lộ thêm về bản thân mình, rằng ngoài các công việc từng làm như nhiếp ảnh gia, MC, ca hát, kinh doanh, diễn viên, cô còn làm cả thiết kế trang sức đá quý.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.

1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?

Sao châu á

17:35:42 20/11/2024
Dân tình nghi ngờ Quan Hiểu Đồng và Vương An Vũ có tình ý với nhau sau khi hợp tác, dẫn đến việc mối quan hệ của em gái quốc dân với bạn trai rạn nứt.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.