Tổng thống Moldova đề cử thủ tướng mới thân EU sau khi chính phủ sụp đổ
Moldova đã được cấp tư cách ứng cử viên EU vào tháng 6 năm ngoái, nhưng đã phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ Moskva.
Tổng thống Moldova Maia Sandu. Ảnh: EPA
Tổng thống Moldova Maia Sandu ngày 10/2 đã đề cử một thủ tướng mới để duy trì nước này đi theo quỹ đạo thân EU ngay khi chính phủ trước đó sụp đổ, sau nhiều tháng chịu áp lực từ cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Theo đó, bà Sandu đã chỉ định Dorin Recean, một nhân vật thân EU nổi tiếng và là cố vấn an ninh quốc gia hiện tại làm người đứng đầu chính phủ mới, thay thế Thủ tướng Natalia Gavrilia. Quốc hội Moldova, nơi đảng của bà Sandu chiếm đa số với 63 trên 101 ghế, sẽ bỏ phiếu xác nhận đề cử vào tuần tới.
Tại một cuộc họp báo bất ngờ trước đó cùng ngày, cựu Thủ tướng Gavrilia tuyên bố bà sẽ từ chức cùng với chính phủ thân phương Tây của mình. Moldova đã được cấp tư cách ứng cử viên EU vào tháng 6 năm ngoái, cùng với Ukraine, nhưng chính phủ Moldova đã phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ Moskva.
Bà Gavrilia nói: “Nếu chính phủ của chúng tôi nhận được sự hỗ trợ trong nước giống như chúng tôi đã có từ các đối tác châu Âu, thì chúng tôi đã có thể tiến xa hơn và nhanh hơn. Moldova đang bước vào một giai đoạn mới, trong đó an ninh là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”.
Video đang HOT
Chính phủ Moldova từ lâu đã cáo buộc Nga, nước có lực lượng đóng quân ở khu vực ly khai Transnistria ở phía Đông, gây ra tình trạng bất ổn trong nước, bao gồm cả các cuộc biểu tình ở thủ đô Chiinău. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Politico vào tháng trước, bà Sandu cho rằng “Nga sử dụng cuộc khủng hoảng năng lượng và chi phí leo thang để gây bất ổn cho Moldova”.
Sự sụp đổ của Chính phủ Moldova diễn ra chỉ vài ngày sau khi bà Gavrilia gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Brussels để đánh giá triển vọng thành viên EU của Moldova.
Giáp với Ukraine, Moldova chịu áp lực ngày càng lớn từ cuộc xung đột và rất muốn thực hiện một hành động cân bằng khi tìm cách tự bảo vệ mình về mặt quân sự mà không khiêu khích Moskva.
Quốc gia 2,5 triệu dân này, phụ thuộc 100% vào khí đốt của Nga trước khi cuộc xung đột nổ ra, đã phải đối mặt với lạm phát tăng vọt và tình trạng bất ổn của công chúng do chi phí năng lượng leo thang.
Bà Sandu, cựu nhà vận động chống tham nhũng từng tốt nghiệp Đại học Harvard, tháng trước cho biết một “cuộc thảo luận nghiêm túc” hiện đang diễn ra ở nước này, sau chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, bao gồm cả khả năng tham gia một liên minh quốc phòng.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Moldova hôm 10/2 tuyên bố sẽ triệu tập đại sứ Nga về “sự vi phạm không thể chấp nhận được đối với không phận [Moldova] bởi một tên lửa Nga” bay qua nước này như một phần trong cuộc tấn công quy mô lớn của Moskva vào Ukraine.
Công Thuận/Báo Tin tức (Politico.eu)
Các kịch bản chính trị sau khi Chính phủ Slovakia sụp đổ
Chính phủ Slovakia đã sụp đổ sau khi thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội do phe đối lập kêu gọi trong bối cảnh nhiều tháng khủng hoảng chính trị, dẫn đến một sự không chắc chắn.
Thủ tướng Slovakia Eduard Heger (bên phải) và Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova, sau khi Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ. Ảnh: AP
Chính phủ liên minh trung hữu của Slovakia dưới thời Thủ tướng Eduard Heger đã sụp đổ vào tối 15/12, chưa đầy ba năm sau nhiệm kỳ bốn năm, khi Quốc hội nước này bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ với đa số 78 nghị sĩ trong tổng số 150 ghế, trong một diễn biến có thể dẫn đến một cuộc bầu cử sớm.
Đảng Tự do và Đoàn kết (SaS) từng nằm trong chính phủ liên minh trước đây đã khởi xướng cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trên. Đảng này đã rời khỏi liên minh vào cuối mùa hè sau khi yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Igor Matovi từ chức không thành công.
Các nhà bình luận và phân tích coi Bộ trưởng Matovi là nhân vật có ảnh hưởng nhất trong nội các của Thủ tướng Eduard Heger, cũng thuộc đảng OaNO do ông Matovi thành lập và làm Chủ tịch.
Ông Matovi trước đó đã đề nghị từ chức để đổi lấy việc SaS rút lại kiến nghị, thậm chí còn đến văn phòng Tổng thống để nộp đơn từ chức, nhưng lại đổi ý vào phút cuối.
Lãnh đạo của SaS Richard Sulík cho biết sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm rằng ông coi đây là "một kết quả phù hợp" của chính phủ này.
Slovakia hiện phải đối mặt với ba kịch bản chính trị có thể xảy ra - bầu cử sớm, nội các tạm quyền do Tổng thống Zuzana aputová bổ nhiệm, hoặc một liên minh cầm quyền mới được tập hợp từ các đảng trong Quốc hội hiện tại. Ông Heger đã gặp Tổng thống Zuzana Caputov và Chủ tịch Quốc hội Boris Kollár ngay sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm để thống nhất về hướng hành động.
Sự sụp đổ của chính phủ do Thủ tướng Heger lãnh đạo được cho là "liều thuốc đắng" đối với các thành phần dân chủ và thân phương Tây trong xã hội Slovakia.
Các nhà phân tích và bình luận cho rằng cuộc bầu cử mới có nhiều khả năng xảy ra vì đây là mong muốn của hầu hết các đảng. Do đó, một cuộc bầu cử sớm vào mùa xuân hoặc mùa thu năm 2023 dường như là một kịch bản khả thi nhất. Nhưng các cuộc thăm dò hiện tại cho thấy một sự thay đổi lớn nếu điều này diễn ra.
Đảng OaNO trung hữu, một thành viên của Đảng Nhân dân Châu Âu, nguy cơ phải đối mặt với một kết quả thảm hại, giảm từ 25% trong cuộc bầu cử tháng 2/2020 xuống chỉ còn khoảng 7,5%. OaNO sẽ bị thay thế bởi đảng HLAS-SD trung tả của cựu Thủ tướng Peter Pellegrini, đảng này dự kiến sẽ giành được 20% trong cuộc bầu cử sắp tới. HLAS-SD là thành viên liên kết của Đảng Xã hội Chủ nghĩa châu Âu (PES).
Đảng SMER-SD của cựu Thủ tướng Robert Fico hiện đang xếp sau HLAS-SD với tỷ lệ ủng hộ khoảng 16%, giảm so với 18% vào năm 2020. Trong khi đó đảng SaS đang nhận được sự ủng hộ là 10%.
Chính phủ Phần Lan rơi vào khủng hoảng Nội các Phần Lan khủng hoảng sau khi đảng Trung tâm bỏ phiếu phản đối Đạo luật Bảo tồn Thiên nhiên. Cuộc khủng hoảng trong Chính phủ Phần Lan xảy ra ngay sau khi Thủ tướng Sanna Marin lên đường đi thăm Australia và New Zealand. Thủ tướng Sanna Marin. Ảnh: Helsinkitimes.fi Theo báo Yle (Phần Lan), Chính phủ Phần Lan đã rơi...