Tổng thống Mexico kêu gọi lệnh ngừng bắn toàn cầu trong 5 năm
Một lệnh trừng bắn toàn cầu sẽ cho phép các quốc gia dành thời gian thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador phát biểu tại một sự kiện ở quảng trường Zocalo tháng 8/2021. Ảnh: AP
Theo kênh truyền hình RT, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador ngày 4/8 kêu gọi cộng đồng quốc tế cần nhất trí một lệnh ngừng bắn kéo dài 5 năm trong bối cảnh xung đột tại Ukraine và căng thẳng liên quan đến Đài Loan/ Trung Quốc.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Cung điện Quốc gia, nhà lãnh đạo Mexico nhấn mạnh căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ đang làm tổn thương thế giới, vốn vật lộn với lạm phát kỷ lục và các vấn đề chuỗi cung ứng từ trước.
Video đang HOT
“Các quốc gia có thể thống nhất về một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài ít nhất 5 năm để có thể giải quyết cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến mọi người. Một thỏa thuận đình chiến sẽ chấm dứt chiến tranh, đối đầu và khiêu khích. Một khi giao tranh dừng lại, hãy để mọi thứ như cũ…”, Tổng thống Obrador tuyên bố.
Nhà lãnh đạo cho biết trong thời gian ngừng bắn, các quốc gia có thể phối hợp cùng nhau để giúp đỡ người nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế. “Hãy nói không với khiêu khích, nói không với chiến tranh. Chúng tôi không muốn những bá chủ trên thế giới. Không có gì quá đáng khi yêu cầu Mỹ, Nga và Trung Quốc chấp nhận đề xuất này và có thể được nêu ra tại Liên hợp quốc”, ông Obrador nói thêm các nước cần đặt lợi ích của người dân lên trên lợi ích của các chính phủ và các tập đoàn kinh tế.
Phát ngôn của Tổng thống Mexico được đưa ra sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 2/8. Chuyến thăm của nữ quan chức cấp cao Mỹ đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ Bắc Kinh khi họ cho rằng những động thái như thế này của Washington là vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến thăm của bà Pelosi đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc” và 3 thông cáo chung của lãnh đạo Mỹ – Trung; cho rằng chuyến thăm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền tảng chính trị trong quan hệ Trung Quốc – Mỹ, làm suy yếu hòa bình và ổn định trên toàn Eo biển Đài Loan.
Chuyến thăm thúc đẩy quan hệ song phương của Ngoại trưởng Nga tới Myanmar
Tuần này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có chuyên thăm tới Myanmar nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov (trái) và người đồng cấp Myanmar, Wunna Maung Lwin, trong cuộc gặp ở Naypyidaw. Ảnh: AFP
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 4/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cùng các nước, đối tác liên quan như Mỹ, Ấn Độ, Australia, Canada, New Zealand, Liên minh châu Âu (EU) và Nga tại Phnom Penh chủ yếu tập trung vào vấn đề an ninh khu vực.
Diễn đàn có thể đóng vai trò như một nền tảng cho các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken. Tờ báo Nga lưu ý rằng hội nghị ASEAN lần này cho thấy mức độ can dự của các cường quốc hàng đầu thế giới ở khu vực này.
Nezavisimaya Gazeta cho rằng Việt Nam vẫn là trụ cột trong chính sách của Moskva ở khu vực, nhưng quan hệ giữa Nga và Myanmar cũng đang phát triển mạnh mẽ. Trước khi tới Campuchia, Ngoại trưởng Lavrov đã đến thăm Myanmar. Ở đó, theo thông điệp của Bộ Ngoại giao Nga, hai bên đã ký kết một chiến lược cập nhật về hợp tác kinh tế và đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Phát biểu tại một cuộc phỏng vấn với Nezavisimaya Gazeta, Aida Simonia, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói: "Quan hệ giữa Nga với Myanmar được xây dựng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Mối quan hệ tích cực như bây giờ chỉ có ở những năm 1950 - dưới thời người đứng đầu chính phủ Liên Xô Nikita Khrushchev và Thủ tướng Myanmar U Nu".
Bà Aida Simonia nêu rõ: "Trọng tâm của sự gia tăng quan hệ hiện nay là hợp tác quân sự - kỹ thuật có từ những năm 1990. Khi đó, Nga đã chuyển giao lô máy bay chiến đấu MiG đầu tiên cho Myanmar. Sau thời gian phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, Myanmar muốn bằng cách nào đó cân bằng lại các mối quan hệ thông qua quan hệ với Nga".
Theo chuyên gia này, Myanmar có kế hoạch mở đường bay thẳng tới Nga và giới thiệu hệ thống thanh toán Mir của Nga tại Myanmar. Các nhà chức trách thậm chí còn thông báo rằng kể từ ngày 1/7, khách du lịch và doanh nhân Nga được phép nhập cảnh miễn thị thực trong 30 ngày. Myanmar cũng có kế hoạch gửi thêm sinh viên sang học tại các trường đại học kỹ thuật của Nga, cũng như thành lập các khóa học tiếng Nga trong nước, lưu ý đến sự xuất hiện của khách du lịch từ Nga.
Phản ứng của Nga, Triều Tiên và Lào về chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nga, Lào và Triều Tiên đã đưa ra quan điểm của mình liên quan đến chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu trong chuyến thăm Đài Loan/Trung Quốc ngày 3/8/2022. Ảnh: Reuters Hãng tin Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Nga Lavrov ngày 3/8 cho biết chuyến thăm...