Tổng thống Medvedev lý giải quyết định không tái tranh cử
Ông Medvedev quyết định không tranh cử nhiệm kỳ hai vì Thủ tướng Putin có chỉ số uy tín cao hơn ông – Tổng thống đương nhiệm Nga khẳng định hôm qua trong cuộc phỏng vấn với lãnh đạo 3 kênh truyền hình quốc gia hàng đầu của Nga.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.
Khúc mắc bí ẩn chính của vài tháng qua đã được giải đáp hôm 24/9: Tham gia tranh cử tổng thống Nga sẽ là Thủ tướng đương nhiệm Vladimir Putin, còn Tổng thống Dmitry Medvedev có kế hoạch dẫn đầu danh sách chạy đua vào Hạ nghị viện của đảng “Nước Nga thống nhất”.
Tuy nhiên, vài ngày qua vẫn lơ lửng câu hỏi về lý do tại sao người đứng đầu nhà nước hiện hành đã khước từ cơ hội đi tiếp nhiệm kỳ hai.
Hôm qua, các nhà quản lý kênh truyền hình hàng đầu của Nga – là Kênh 1, Rossiya và NTV – đã nhận được ý kiến đầy đủ từ nguyên thủ quốc gia.
“Tham vọng chính đối với tôi là đem lại lợi ích cho đất nước và nhân dân. Điều này nghe có vẻ như lên giọng, nhưng lại là sự thật”, ông Medvedev trả lời câu hỏi đầu tiên về lý do ông từ chối tham gia chạy đua vào nhiệm kỳ hai
“Còn về mặt lý lẽ. Cả Vladimir Putin cũng như Dmitry Medvedev đều từng do đảng “Nước Nga thống nhất” đề xuất ứng cử. Vì vậy, chúng tôi cùng đại diện cho một thế lực chính trị. Khi ấy đặt ra câu hỏi: cùng thuộc một lực lượng chính trị, sở hữu những chính kiến gần gũi, vậy chẳng nhẽ chúng tôi lại phải cạnh tranh?”.
Video đang HOT
Những người đại diện cho cùng một thế lực chính trị sẽ lựa chọn ai đảm nhiệm công việc gì. Lấy ví vụ trường hợp của ông Barack Obama và bà Hillary Clinton. Họ đều từng là các ứng cử viên tổng thống được lựa chọn, cả hai cùng thuộc đảng Dân chủ Mỹ và họ thông qua quyết định xuất phát từ yếu tố ai sẽ là người có thể đem lại hiệu quả tốt nhất”, ông Medvedev nói.
“Chúng tôi cũng đã có quyết định như vậy. Tôi cảm thấy dễ chịu khi nhận thức rằng, vẫn duy trì mức độ tin cậy khá cao với tổng thống đương nhiệm, nhưng mặt khác, tôi chú ý đến thực tế là Thủ tướng Vladimir Putin, ở thời điểm hiện tại, là chính trị gia có uy tín nhất ở nước ta và chỉ số tín nhiệm của ông phần nào cao hơn.
Chúng tôi muốn giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử: vào Hạ viện tháng 12, và tranh cử tổng thống trong tháng 3 năm tới. Chúng tôi không mong thỏa mãn tham vọng của bản thân”, Tổng thống Nga khẳng định.
Tuy nhiên, ông Medvedev nhấn mạnh: “Không hề có sư đinh trước kết quả cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống Nga. Sự lựa chọn do người dân thực hiện”.
Ông Medvedev cũng nói rằng chính sách cải cách và đổi mới của ông diễn ra trong 4 năm, sẽ tiếp tục được thực hiện trong chính phủ.
“Sẽ không có sự trì trệ. Các chiến dịch tranh cử sắp tới sẽ sắc bén, gay gắt, nhưng tôi hy vọng là đúng đắn. Có mọi cơ cấu pháp lý cần thiết để đáp ứng cho điều này”, ông nói thêm.
Trước đó, ông Medvedev khẳng định rằng ông và Thủ tướng Putin đã thỏa thuận sơ bộ về cấu hình chính quyền trong các năm 2011 và 2012, nếu người dân tin tưởng vào họ.
Tổng thống Nga gọi việc nhận xét kết quả các cuộc bầu cử đã được định đoạt, là lập luận vô trách nhiệm và khiêu khích.
Theo Dân Trí
Medvedev trở mặt với Ukraine để lấy lòng Putin?
Tổng thống Medvedev vừa bất ngờ quay ngoắt thái độ khi tỏ ra cứng rắn hơn nhiều với láng giềng Ukraine. Nhiều người nghi ngờ động cơ của lối hành xử này liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sắp diễn ra vào năm sau.
Thái độ cứng rắn với Ukraine của Tổng thống Medvedev được biểu hiện ở việc ông tỏ ý nhạo báng Tổng thống Viktor Yanukovych cũng như yêu cầu của Ukraine để được xem xét lại thỏa thuận khí đốt với tập đoàn Gazprom của Nga.
Tổng thống Medvedev thậm chí còn cáo buộc Ukraine là được hưởng không không ít lợi nhuận từ thỏa thuận này đồng thời đưa ra lời cảnh cáo đối với chính quyền của Tổng thống Yanukovych để tôn trọng tính pháp lý thiêng liêng của thỏa thuận.
Ngoài ra, Tổng thống Nga không quên ra tối hậu thư cho Kiev để nhanh chóng quyết định hoặc là tham gia hiệp định chung về thuế quan hoặc là nhượng lại đường ống dẫn khí đốt của họ để nhận được ưu đãi giảm giá khí đốt từ Moscow.
Cuối cùng, ông Medvedev bác bỏ đề nghị của ông Yanukovych cho một công thức "3 1" thể hiện mối quan hệ giữa Ukraine và liên minh thuế quan.
Tổng thống Medvedev gần đây bỗng tỏ thái độ cứng rắn bất thường đối với Ukraine.
Đánh giá lập trường cứng rắn trên của Tổng thống Medvedev đối với Kiev, giới phân tích cho rằng tất cả đều xuất phát từ toan tính riêng của Tổng thống Nga.
Do Thủ tướng Putin không bao giờ giấu giếm thái độ nghi ngờ đối với Tổng thống Yanukovych nhưng lại đánh giá cao cựu Thủ tướng Tymoshenko khi nhận xét rằng bà Tymoshenko là một trong số ít chính khách Ukraine mà ông có thể cộng tác được.
Vì vậy, giới phân tích cho rằng ông Medvedev đang muốn gạt bỏ mọi sự khác biệt đối với Thủ tướng Putin trước thềm bầu cử Tổng thống Nga vào năm tới và việc chuyển sang lập trường cứng rắn đối với Ukraine cũng không nằm ngoài mục đích đó. Bởi đơn giản, điều này có thể giúp ông Medvedev có nhiều khả năng giành được thêm một nhiệm kỳ Tổng thống nữa.
Trước đó, sau buổi họp báo hỏi - đáp đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền diễn ra vào hồi tháng 5, Tổng thống Medvedev cũng luôn tìm cách loại bỏ mọi sự khác biệt giữa ông và Thủ tướng Putin trong các vấn đề quốc tế. Do đó, không riêng gì Ukraine, lập trường cứng rắn cũng được ông Medvedev áp dụng để chống lại quan điểm của phương Tây trong các vấn đề liên quan đến khủng hoảng tại Syria.
Tuy nhiên, giới phân tích vẫn cho rằng nếu Tổng thống Medvedev thực sự muốn tranh cử Tổng thống Nga vào năm sau, ông cần có một tầm nhìn chiến lược hơn liên quan đến việc ông muốn đặt nước Nga ở vị trí nào trên trường quốc tế trong thế kỷ 21 đồng thời cũng phải đảm bảo tầm nhìn này phù hợp với quan điểm và lập trường của Thủ tướng Putin.
Còn về phía Ukraine, lập trường cứng rắn của Tổng thống Nga chắc chắn gây nhiều bất ngờ và thất vọng cho Chính quyền Tổng thống Yanukovych vốn vẫn luôn đặt nhiều kỳ vọng vào ông Medvedev và không ngừng nỗ lực thắt chặt quan hệ với ông.
Để thấy rõ điều này cần nhớ lại sự kiện hồi tháng 6/2009, ông Yanukovych cùng với cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko từng đến St Petersburg để ký một thỏa thuận chính trị có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với Ukraine. Thỏa thuận này sẽ tạo ra một Chính phủ liên minh giữa đảng Các khu vực và Khối Yulia Tymoshenko.
Đồng thời, sau thỏa thuận này Ukraine sẽ trở thành một nhà nước Cộng hòa Nghị viện trong đó quyền hành pháp được trao cho thủ tướng (Tymoshenko) còn Tổng thống (Yanukovych) sẽ được bầu bởi Quốc hội với chức năng chủ yếu chỉ là nghi thức.
Song, chỉ vài giờ trước khi thỏa thuận này được công bố, ông Yanukovych gặp riêng Tổng thống Medvedev bày tỏ rằng ông không hài lòng với kế hoạch này và nhấn mạnh rằng ông có nhiều cơ hội để chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2010. Tổng thống Medvedev ủng hộ ông Yanukovych và rốt cuộc, để lỡ mất một thỏa thuận kinh tế mà trong đó, Nga sẽ giành được nhiều ảnh hưởng ở Kiev hơn so với hiện nay.
Đồng thời, sau sự kiện này, Chính phủ của ông Yanukovych bắt đầu đặt cược vào Tổng thống Medvedev. Kiev kỳ vọng nếu ông Medvedev có thể chiến thắng một nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2 thì khả năng Kiev giành được một thỏa thuận khí đốt có lợi với Moscow sẽ cao hơn nhiều so với Thủ tướng Vladimir Putin, người vẫn luôn hoài nghi Yanukovych.
Do đó, để lấy lòng Tổng thống Nga đồng thời giúp nâng cao vị thế cho ông Medvedev, ông Yanukovych liền ký một thỏa thuận cho phép Moscow gia hạn hợp đồng thuê căn cứ hải quân ở Sevastopol của Ukraine thêm hàng chục năm nữa.
Theo Báo Đất Việt
Tổng thống Nga bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Tài chính Ông Siluanov Anton Germanovich, Thứ trưởng Tài chính, vừa được Tổng thống Nga bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng Tài chính thay ông Aleksei Kudrin vừa bị miễn nhiệm khỏi chức vụ này. Quyền Bộ trưởng Tài chính Nga Siluanov Anton Germanovich. Ông Germanovich sinh năm 1963, có học vị Tiến sĩ Kinh tế và từng phục vụ trong quân đội. Ông Germanovich...