Tổng thống Macron: Pháp sẽ triển khai binh sĩ ở Iraq ngay cả khi Mỹ rút đi
Tổng thống Emmanuel Macron ngày 28/8 tuyên bố Pháp sẽ tiếp tục triển khai binh sĩ tại Iraq để chống khủng bố ngay cả khi Mỹ rút đi.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Baghdad nơi ông tham dự một hội nghị thượng đỉnh khu vực, Tổng thống Pháp nói: “Cho dù Mỹ có lựa chọn như thế nào, chúng tôi vẫn duy trì hiện diện tại Iraq để chống khủng bố. Chúng tôi có năng lực tác chiến để đảm bảo sự hiện diện này”.
Về vấn đề Afghanistan, Tổng thống Macron cho biết Pháp đang có các cuộc thảo luận với lực lượng Taliban thông qua Qatar để “bảo vệ và hồi hương” những người Afghanistan đang gặp nguy hiểm kể từ khi phong trào Hồi giáo vũ trang giành quyền kiểm soát đất nước. Bên cạnh đó, ông cho hay các cuộc sơ tán đang được lên kế hoạch chung với Qatar và có thể bao gồm “các chiến dịch không vận”. Ông Macron cũng cho biết thêm, Pháp đã sơ tán 2.834 người khỏi Afghanistan từ ngày 17/8
Hội nghị thượng đỉnh khu vực Trung Đông diễn ra tại Baghdad bị phủ bóng bởi sự kiện Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan cùng với vụ đánh bom liều chết hôm 25/8 bên ngoài sân bay Kabul do một nhánh của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Afghanistan gây ra.
'Vũng lầy' Afghanistan ám ảnh 4 đời tổng thống Mỹ
Trong 20 năm Mỹ can thiệp quân sự ở Afghanistan, bốn đời tổng thống đều muốn rút khỏi vũng lầy này, nhưng không ai làm được cho đến thời Biden.
Mỹ đã mất hơn một nghìn tỷ USD và mạng sống của hàng nghìn binh sĩ cho cuộc chiến dài nhất lịch sử nước này ở Afghanistan. Câu hỏi đặt ra là tại sao nhiều đời tổng thống Mỹ không thể dễ dàng từ bỏ một cuộc chiến mà họ không muốn?
Giới chuyên gia cho rằng nhiều đời tổng thống Mỹ đã mong muốn rút khỏi cuộc chiến không được người dân ủng hộ này, nhưng họ bị mắc kẹt giữa nguy cơ sự an toàn của nước Mỹ bị đe dọa nếu họ ra lệnh rút quân.
"Họ nhận ra rằng gần như tất cả lựa chọn mà nước Mỹ có để rời đi cuối cùng đều tạo ra một Afghanistan bất ổn, nơi không ai có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo", Anthony Cordesman, chuyên gia chính sách Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói.
Video đang HOT
Sau thảm kịch ngày 11/9/2001, tổng thống George W. Bush tuyên bố phát động cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq để truy tìm những kẻ gây ra vụ khủng bố kinh hoàng nhắm vào nước Mỹ.
Ông nhận được sự ủng hộ từ quốc hội và đông đảo công chúng với các cuộc chiến này, nhưng cuối cùng đã tạo ra một cuộc xung đột mới ở vùng đất xa lạ và nhận ra nhiều sai lầm, theo Emily Harding, chuyên gia tình báo tại CSIS.
Chính quyền Bush từng hy vọng sau khi loại bỏ những "kẻ xấu" ở Afghanistan, họ có thể trao lại quyền lực một cách an toàn cho người dân nước này. Nhưng họ nhanh chóng nhận ra điều này là không thể, họ bị mắc kẹt tại Afghanistan và không thực sự có kế hoạch cho những gì phải làm tiếp theo.
Bush sau đó tập trung vào kế hoạch tái thiết Afghanistan như bước đi cần thiết tiếp theo trong cuộc chiến chống khủng bố của ông. "Bằng cách giúp xây dựng một Afghanistan không còn những kẻ xấu và là nơi tốt hơn để sống, chúng tôi đang làm theo những truyền thống tốt đẹp nhất của George Marshall", cựu tổng thống Bush thông báo về kế hoạch Marshall của riêng ông dành cho Afghanistan.
Sự lạc quan của Bush ở Afghanistan được bồi đắp bởi niềm tin rằng nền dân chủ sẽ phát triển mạnh khi có cơ hội. "Sự tồn tại của tự do trên đất nước của chúng ta ngày càng phụ thuộc vào thành công của tự do ở các vùng đất khác", ông nói trước quốc hội Mỹ năm 2005.
Khi cựu tổng thống Bush rời nhiệm sở năm 2009, còn khoảng 25.000 lính Mỹ ở Afghanistan.
Một lính Mỹ tại căn cứ quân sự ở tỉnh Logar, Afghanistan tháng 8/2018. Ảnh: Reuters .
Barack Obama đã vận động tranh cử với lập trường phản đối cuộc chiến ở Iraq và hoài nghi về cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Sau khi lên nắm quyền, Obama đã chấm dứt cuộc chiến ở Iraq và muốn làm điều tương tự ở Afghanistan.
Chiến lược của ông là tăng cường lực lượng ở đây nhiều nhất có thể để có thể tìm được lối thoát khỏi Afghanistan. Obama đã đưa thêm hàng chục nghìn binh sĩ vào Afghanistan, có thời điểm lên tới 100.000 người khi bạo lực leo thang.
Cựu tổng thống từng kêu gọi ngừng giao tranh vào năm 2014 và sau đó tuyên bố cuộc chiến đã kết thúc. "Sứ mệnh của chúng ta ở Afghanistan đã chấm dứt và cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ đang đi đến một kết thúc đầy trách nhiệm", ông nói cuối năm 2014.
Một dấu mốc đáng chú ý trong cuộc chiến chống khủng bố dưới thời Obama là việc Mỹ đã tiêu diệt được Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ tấn công khủng bố năm 2001, sau một thập kỷ trốn chạy.
Tuy nhiên, biên tập viên Craig Whitlock của Washington cho rằng tuyên bố chiến tranh kết thúc của Obama là "nói dối", bởi thực tế cuộc chiến ở Afghanistan chưa thực sự chấm dứt. Khi Obama rời Nhà Trắng năm 2017, khoảng 9.000 lính Mỹ vẫn hiện diện ở Afghanistan.
Cho đến khi Donald Trump tiếp quản vai trò tổng thống Mỹ năm 2017, ông và đông đảo công chúng Mỹ không còn quan tâm nhiều tới cuộc chiến ở Afghanistan. Trump đã chỉ trích cách Bush và các thành viên đảng Cộng hòa khác xử lý chính sách đối ngoại, đặc biệt là theo đuổi cuộc chiến vô tận. Ông cam kết đưa toàn bộ lính Mỹ về nước.
"Chẳng lẽ họ sẽ ở đó thêm 200 năm nữa sao?", Trump nói khi tranh cử năm 2015.
Với quan điểm "Nước Mỹ trên hết" và khao khát chấm dứt các cuộc chiến tốn kém, Trump năm 2020 ký thỏa thuận hòa bình Doha với Taliban, trong đó nêu rõ Mỹ sẽ rời Afghanistan trong vòng một năm và đổi lại Taliban cam kết không để quốc gia này thành nơi chứa chấp những kẻ khủng bố nhắm mục tiêu vào Mỹ.
"Tôi thực sự tin Taliban muốn làm điều gì đó để cho thấy chúng ta không lãng phí thời gian", Trump nói. "Nếu những điều tồi tệ xảy ra, chúng ta sẽ trở lại với lực lượng chưa từng thấy".
Tuy nhiên, Paul Miller, một cựu chiến binh từng tham chiến ở Afghanistan và hiện giảng dạy tại Đại học Georgetown, nói Trump không thể đưa ra một cơ chế cụ thể nào để ngăn Taliban chứa chấp những kẻ khủng bố.
Trump đã giảm số lượng quân Mỹ ở Afghanistan xuống 2.500 người, nhưng cũng không chính thức chấm dứt chiến tranh ở quốc gia Trung Á này.
Đến khi Joe Biden vào Nhà Trắng, cuộc tranh luận về việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan được khởi xướng và ông trở thành tổng thống đầu tiên thực sự làm điều đó.
Biden đã đảo ngược nhiều quyết sách của Trump, nhưng vẫn giữ thỏa thuận hòa bình Doha với Taliban. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan vào dịp kỷ niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố 11/9.
"Mỹ đã làm những gì chúng tôi phải làm ở Afghanistan, đó là tìm ra những kẻ khủng bố 11/9, thực thi công lý với Osama bin Laden, làm suy yếu mối đe dọa khủng bố để ngăn Afghanistan trở thành căn cứ cho các cuộc tấn công nhắm vào Mỹ. Chúng tôi đã đạt được những mục tiêu đó. Đó là lý do chúng tôi rời đi", Biden nói hồi tháng 7. "Chúng tôi không đến Afghanistan để xây dựng đất nước. Người dân Afghanistan là bên duy nhất có quyền và trách nhiệm quyết định tương lai của họ và cách họ muốn điều hành đất nước".
Tuy nhiên, quyết định rút quân của Biden đã vấp làn sóng chỉ trích ngày càng gay gắt, khi chính quyền Afghanistan nhanh chóng sụp đổ sau đợt tấn công chớp nhoáng của Taliban.
Tình báo Mỹ từng cảnh báo rằng Taliban có thể chiếm Afghanistan trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, vào tháng 7, khi Mỹ bắt đầu đóng cửa các căn cứ quân sự ở Afghanistan và Taliban bắt đầu phát động các cuộc tấn công ở vùng nông thôn, Biden đảm bảo với người Mỹ rằng "khả năng Taliban càn quét mọi thứ và kiểm soát toàn bộ đất nước là rất khó xảy ra".
Nhưng Taliban đã thực sự kiểm soát Afghanistan thậm chí trước khi Mỹ chính thức rời đi. Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều nói họ thất vọng vì Biden không có kế hoạch nào cho tình huống tồi tệ nhất và đưa các đồng minh Afghanistan của Mỹ rời đất nước trước khi Taliban tấn công.
Mặc dù dám làm điều mà chưa từng tổng thống Mỹ nào làm, Biden được cho thiếu thực tế về hậu quả có thể xảy ra khi chấm dứt chiến tranh, theo các chuyên gia phân tích. Họ cũng cho rằng những gì diễn ra với "vũng lầy" Afghanistan trong bốn đời tổng thống Mỹ thể hiện một xu hướng: Washington ngày càng ít hứng thú với các chiến dịch quân sự ở các quốc gia xa xôi.
Lính Pháp cảnh báo nguy cơ nội chiến Nhiều binh sĩ Pháp gửi thư ngỏ công kích chính quyền Macron, cho rằng nước Pháp có thể lâm vào nội chiến vì những kẻ cực đoan. Tạp chí cánh hữu Valeurs Actuelles của Pháp hôm qua công bố bức thư ngỏ được nhiều quân nhân ký tên, gửi tới Tổng thống Emmanuel Macron và cáo buộc chính quyền "hèn nhát và lừa...