Tổng thống Macron hội đàm với Thủ tướng Abe, công bố kế hoạch hợp tác
Hai bên sẽ công bố lộ trình hợp tác song phương về an ninh, phát triển cơ sở hạ tầng, vũ trụ, an ninh mạng và các lĩnh vực khác trong 5 năm.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Sau khi đến Tokyo ngày 26/6, Tổng thống Pháp Macron đã hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe.
Dự kiến, hai bên sẽ công bố lộ trình hợp tác song phương về an ninh, phát triển cơ sở hạ tầng, vũ trụ, an ninh mạng và các lĩnh vực khác trong 5 năm.
Theo giới chức Nhật Bản, Tokyo và Paris đang tìm cách tăng cường an ninh hàng hải, hỗ trợ các nước đang phát triển cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở.
Trong khi đó, giới chức Pháp cho biết trong chuyến thăm này, Tổng thống Macron đề cập đến quan hệ đối tác giữa hai hãng sản xuất xe ôtô Renault SA and Nissan Motor.
Việc liên minh giữa hai hãng xe này đang gặp rắc rối sau khi cựu Chủ tịch Nissan Motor Carlos Ghosn bị bắt giữ và điều tra do sai phạm tài chính.
Phát biểu với các kiều dân Pháp đang sinh sống tại Nhật Bản, Tổng thống Macron đánh giá cao liên minh giữa Renault SA and Nissan Motor, đồng thời kêu gọi tăng cường hợp tác hơn nữa nhằm củng cố mối quan hệ đối tác này tại thị trường toàn cầu.
Trước khi lên đường tới Osaka dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, Tổng thống Macron tiếp kiến Nhật hoàng Naruhito trong ngày 27/6. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Macron tới Nhật Bản kể từ khi ông nhậm chức cách đây 2 năm.
Video đang HOT
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran không ngừng leo thang, giới phân tích nhận định việc Tổng thống Pháp đến Tokyo gặp Thủ tướng Nhật Bản, hai ngày trước khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, là một cơ hội để hình thành một liên minh “hòa giải” căng thẳng giữa Washington và Tehran.
Cả Paris – nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) vào tháng Tám tới – và Tokyo đều cho rằng căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Iran có nguy cơ đẩy Trung Đông vào một vòng xoáy xung đột mới.
Liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, trong một tuyên bố trước khi Tổng thống Macron tới Nhật Bản, Điện Elysee nêu rõ hai nước sẽ nỗ lực để Hội nghị Thượng đỉnh G20 không trở thành “võ đài” của hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới này./.
Theo Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam )
Khải Hoàn Môn tan hoang sau cuộc bạo động tồi tệ nhất 50 năm ở Pháp
Khải Hoàn Môn, công trình được coi là một trong những biểu tượng huyền thoại của thủ đô Paris, đã chìm trong khói lửa và đổ vỡ sau các cuộc bạo động tồi tệ nhất trong 5 thập niên qua tại Pháp.
Cuộc biểu tình "Áo vàng" ở Pháp đã biến thành bạo động hôm 1/12. Ban đầu, lực lượng này tập trung ở khu vực đại lộ Champs-Élysées, tuy nhiên do khu vực này bị cảnh sát phong tỏa, nên họ đã chuyển hướng sang Khải Hoàn Môn. (Ảnh: Reuters)
Ước tính có tới 75.000 người trên khắp nước Pháp đã tham gia vào cuộc biểu tình lần này khiến thủ đô Paris và nhiều nơi khác bị tê liệt. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất trong 50 năm qua tại Pháp, được coi là phong trào tự phát nhằm phản đối chính sách tăng thuế và tăng giá xăng của chính quyền Tổng thống Pháp Emanuel Macron. (Ảnh: Reuters)
Khải Hoàn Môn vô tình đã trở thành "nạn nhân" của các vụ tấn công rộng khắp trên thủ đô Paris. Công trình huyền thoại được coi là biểu tượng, là "nhân chứng lịch sử" của nước Pháp, đã bị đám đông quá khích dùng sơn xịt, đập phá, chìm trong khói lửa hoang tàn. (Ảnh: Reuters)
Tại thủ đô Paris, người biểu tình quá khích châm lửa thiêu rụi xe hơi, ném bom khói về phía lực lượng an ninh, đập phá cơ sở hạ tầng, thậm chí là trộm cắp. (Ảnh: Reuters)
Bức tượng Marianne, biểu tượng của những giá trị tốt đẹp mà người Pháp hướng tới như tự do, bình đẳng và hữu nghị, cũng bị người biểu tình đập vỡ một bên mặt. (Ảnh: Voat)
Đường phố Paris tan hoang như bãi chiến trường sau bạo loạn (Ảnh: Reuters)
Tình hình "căng như dây đàn" thể hiện trong bức ảnh chụp từ trên nóc Khải Hoàn Môn. (Ảnh: Reuters)
Dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng sơn trên tường Khải Hoàn Môn với thông điệp kêu gọi ông Macron từ chức.
Không khí khá căng thẳng khi người biểu tình chất chướng ngại vật trước Khải Hoàn Môn châm lửa đốt, cũng như xịt bom khói. (Ảnh: Daily Read)
Trở về từ hội nghị Thượng đỉnh G20, Tổng thống Macron ngày 2/12 đã nhanh chóng tới thăm công trình. Ông chỉ trích những hành vi quá khích, bạo lực, trộm cắp làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. (Ảnh: Reuters)
Khải Hoàn Môn, công trình xây dựng từ thế kỷ 19, từng chứng kiến chiến thắng của nước Pháp, là nơi an nghỉ của nhiều người lính vô danh đã hy sinh trong 2 cuộc Thế chiến, nay trở thành "nạn nhân" của cuộc bạo động tồi tệ nhất trong nhiều thập niên. Giới quan sát cho rằng, việc tăng thuế xăng dầu chỉ như "giọt nước tràn ly" và những người biểu tình dường như đã có sự bất mãn nói chung với chính sách kinh tế trong thời gian qua. (Ảnh: Timeslive)
Công cuộc dọn dẹp Khải Hoàn Môn đã bắt đầu được thực hiện sau khi căng thẳng đã được xoa dịu và các dòng chữ bôi bẩn đã được xóa bỏ. Tuy nhiên, giới quan sát đánh giá rằng, biểu tình và bạo loạn có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào và thậm chí có thể có quy mô lớn hơn. (Ảnh: Reuters)
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Thượng đỉnh G20: Thế giới đang "nín thở" chờ đợi những bất ngờ Trong tuần này từ ngày 28 đến 29-6, thành phố Osaka của Nhật Bản sẽ được toàn thế giới dõi theo để chứng kiến những điều đang khiến Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay trở thành hội nghị quan trọng nhất kể từ khi các lãnh đạo tụ hội với nhau để cùng thảo luận tìm lời giải cho cuộc khủng hoảng...