Tổng thống Lukshenko ‘rủ’ các nước đang lo lắng tham gia liên minh Nga-Belarus
Trong chương trình truyền hình “Moscow. Kremlin. Putin” của Nga ngày 28/5, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói rằng, các nước lo ngại về vũ khí hạt nhân có thể gia nhập Nhà nước Liên minh Nga-Belarus.
Tổng thống Alexander Lukashenko (trái) nêu quan điểm cá nhân rằng, các nước lo lắng về vũ khí hạt nhân có thể gia nhập Nhà nước Liên minh Nga-Belarus. (Nguồn: TASS)
Hồi tuần trước, Tổng thống Kazakhstan Kassym- Jomart Tokayev đã lưu ý đến “hiện tượng” Nhà nước Liên minh trong cấu trúc Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), cho rằng Nga và Belarus “thậm chí hiện có vũ khí hạt nhân cho cả hai”.
Trong khi đó, bình luận về tuyên bố của Tổng thống Tokayev, Điện Kremlin nói rằng, điều này là đúng và quan hệ hợp tác Moscow-Minsk trong khuôn khổ Nhà nước Liên minh là “một mức độ hội nhập phát triển hơn so với EAEU”.
Video đang HOT
Ông Lukashenko nói: “Nếu ai đó lo lắng, tôi không nghĩ ông Kassym-Jomart Tokayev lo lắng về điều này, nhưng nếu đột nhiên lo lắng, thì sẽ không ai phản đối Kazakhstan và các quốc gia khác có quan hệ thân thiết như chúng ta với Nga”.
Theo nhà lãnh đạo, một việc “rất đơn giản là bạn cần tham gia liên minh Belarus-Nga, tất cả sẽ có vũ khí hạt nhân”.
Tuy lưu ý đây chỉ là quan điểm của ông, song người đứng đầu Belarus thừa nhận, việc mở rộng Nhà nước Liên minh có khả năng diễn ra.
Nga và Belarus hiện thuộc Nhà nước liên minh, một thỏa thuận nhằm tăng cường hội nhập hai nước cả về chính trị và kinh tế.
Vào tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, nước này và Belarus đã nhất trí sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Moscow trên lãnh thổ của đối phương.
Ngày 25/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Belarus Viktor Khrenin đã ký kết các văn bản về việc triển khai vũ khí hạt nhân trên.
Khi đó, ông Shoigu cho biết, quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân chiến thuật, cũng như các quyết định liên quan việc sử dụng chúng, vẫn thuộc về Điện Kremlin, lưu ý rằng, Nga có thể thực hiện “các biện pháp bổ sung” trong tương lai để “đảm bảo an ninh của Nhà nước Liên minh”.
Cũng trong ngày 25/5, Tổng thống Lukashenko tuyên bố, hai nước đã bắt đầu việc chuyển giao một số vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Nga, Belarus xem xét Khái niệm An ninh chung của Nhà nước Liên minh
Ngoại trưởng Belarus Sergei Aleinik tuyên bố Khái niệm An ninh chung của Nhà nước Liên minh Nga và Belarus đang được xem xét ở cấp Hội đồng Bảo an.
Trực thăng quân sự Mi-24 tham gia tập trận chung giữa Nga và Belarus tại cơ sở quân sự ở Belarus. Ảnh: Sputnik
"Khái niệm An ninh chung của Nhà nước Liên minh đang được thảo luận ở cấp Hội đồng Bảo an, nhưng thời hạn vẫn chưa được ấn định", đài Sputnik (Nga) dẫn lời ông Aleinik nói.
Trước đó, sau cuộc hội đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hồi đầu tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố kế hoạch phát triển Khái niệm An ninh của Nhà nước Liên minh do căng thẳng ngày càng tăng trên thế giới.
Tổng thống Putin nhấn mạnh vấn đề bắt đầu chuẩn bị Khái niệm An ninh của Nhà nước Liên minh có tầm quan trọng rất lớn: "Tài liệu này nhằm xây dựng các nhiệm vụ cơ bản cho sự tương tác của Nga và Belarus trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới bên ngoài của hai quốc gia, cũng như các biện pháp trừng phạt và chiến tranh thông tin tung ra để chống lại chúng ta".
Theo nhà lãnh đạo Nga, Moskva và Minsk sẽ tham gia hoạch định chiến lược một cách chi tiết, sẽ tăng cường hệ thống an ninh, đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, tiến bộ của Nhà nước Liên minh.
Belarus là đồng minh thân cận nhất của Nga trong số các nước thuộc Liên Xô cũ. Mặc dù cho phép Moskva đưa quân vào Ukraine qua lãnh thổ của mình hồi tháng 2/2022, nhưng chính quyền Minsk khẳng định rằng quân đội của nước này sẽ không trực tiếp tham gia vào xung đột.
Trong diễn biến liên quan, hôm 25/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu và người đồng cấp Belarus Viktor Khrenin đã ký kết các văn kiện xác định quy trình triển khai vũ khí hạt nhân của Nga tại một cơ sở đặc biệt trên lãnh thổ Belarus. Ông Shoigu nhấn mạnh các biện pháp mà Moskva và Minsk đưa ra tuân thủ tất cả các nghĩa vụ pháp lý quốc tế hiện có.
Hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố theo yêu cầu của Minsk, Moskva sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Ông Putin nhấn mạnh quyết định này tương tự những gì Mỹ đã thực hiện từ lâu trên lãnh thổ của các đồng minh. Nhà lãnh đạo Nga nêu rõ quá trình xây dựng các cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus sẽ hoàn tất trước ngày 1/7 tới.
Ngoại trưởng Nga bác tuyên bố Moskva không muốn đối thoại với Kiev Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết ông cảm thấy mệt mỏi khi giải quyết những tuyên bố của Washington cho rằng Moskva không muốn tổ chức đối thoại với Kiev. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Sputnik Theo đài Sputnik (Nga), bình luận về các báo cáo gần đây cho thấy các quốc gia Mỹ Latinh và châu Phi đã chuẩn bị...