Tổng thống Liên bang Nga V.Putin có thể sẽ nắm quyền trọn đời
Kịch bản Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ nắm quyền trọn đời được nhắc tới ngày càng nhiều, mà mới nhất là thông tin Nga sẽ sửa đổi Hiến pháp hiện hành để điều này có thể sớm xảy ra.
Tổng thống Putin tham dự lễ duyệt binh trên Quảng trường đỏ ở Thủ đô Moscow
Theo văn bản ghi nội dung mà Hãng tin Bloomberg có được, trong cuộc họp của Đảng nước Nga Thống nhất cầm quyền mới đây, các quan chức Nga đã đề cập tới kịch bản ông Putin có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước khi giới hạn nhiệm kỳ theo qui định hiện nay chấm dứt vào năm 2024.
Ông Putin lần đầu tiên ngồi vào chiếc ghế quyền lực tại điện Kremlin năm 2000 và tiếp tục tái đắc cử 4 năm sau đó. Sau 4 năm gián đoạn khi chỉ đảm nhiệm cương vị Thủ tướng dưới thời Tổng thống Dmitry Medvedev, ông Putin lại ra tranh cử Tổng thống vào năm 2012 và giành chiến thắng áp đảo. Tháng 3-2018, ông Putin tiếp tục giành chiến thắng trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ tư.
Theo Hiến pháp Nga hiện nay, Tổng thống không được phục vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Vì thế, ông Putin không thể tiếp tục chạy đua giành chiếc ghế quyền lực vào năm 2024. Thế nhưng có một thực tế rằng, cho đến nay chưa có ai có thể thay thế ông Putin một cách xứng đáng, cũng chưa có ứng cử viên chính trị tiềm tàng nào có được sự ngưỡng mộ của người dân như ông Putin.
Video đang HOT
Quả thật, trong hơn 14 năm chèo lái đất nước trên cương vị Tổng thống, ông Putin đã có vô số thay đổi khiến nước Nga và thế giới phải chuyển mình. Trước khi ông lên nắm quyền, GDP quy đổi theo sức mua tương đương bình quân đầu người của Nga là 9.889 USD. Đến năm 2017, con số này đã tăng lên 28.000 USD, cao nhất trong số Nhóm các nền kinh tế mới nổi (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Khi ông Putin được bầu làm Tổng thống vào năm 2000, nợ công của nước Nga bằng 92,1% GDP. 18 năm sau, con số này giảm xuống chỉ còn 17,4%. Trên bình diện quốc tế, Nga âm thầm trỗi dậy nhằm khôi phục địa vị siêu cường, đối trọng với Mỹ bằng nỗ lực ngăn chặn mưu toan thiếp lập trật tự thế giới một cực do Mỹ lãnh đạo.
Hình ảnh một vị Tổng thống ngực trần, cưỡi ngựa, đánh võ judo hay chơi hockey, sẵn sàng lặn dưới nước, lái tàu ngầm xuống đáy Biển Đen, điều khiển máy bay dập tắt cháy rừng đã biến ông Putin thành một nhân cách thú vị trên chính trường thế giới. Nhiều người Nga cho rằng cái bóng của Putin để lại sẽ lớn đến nỗi khó ai có thể thay thế vị trí của ông trên cương vị người lèo lái đất nước.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi xuất hiện ngày càng nhiều ý kiến cho rằng cần thay đổi Hiến pháp để ông Putin tiếp tục nắm quyền. Bản thân ông Putin chưa đề cập đến khả năng này mà chỉ nói gián tiếp rằng, hiến pháp “không phải là cấu trúc pháp lý hóa thạch, mà là một cơ cấu sống động và liên tục phát triển”.
Nếu thực sự muốn ở lại điện Kremlin nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, ông Putin cần sự đồng thuận của 2/3 lá phiếu ở Nghị viện, 3/4 ở Thượng viện và sự phê chuẩn của 2/3 cơ quan lập pháp khu vực. Kịch bản này dễ dàng được hiện thực hóa bởi các đồng minh của ông Putin đang chiếm đa số ở các cơ quan này.
Nhưng nếu điều này xảy ra, nhà lãnh đạo Nga sẽ phải hứng làn sóng chỉ trích từ một số cử tri, những người vốn đã bất mãn với ông từ trước đó. Tuy nhiên, những điều mà ông Putin làm được cho nước Nga là không thể chối cãi. Tỷ lệ ủng hộ cao kỷ lục của người dân là cơ hội cho ông Putin tiếp tục nắm quyền trong tương lai.
Theo ANTD
Nga nói chiến tranh hạt nhân với Mỹ sẽ là thảm họa cho nhân loại
Một quan chức Nga cho biết nếu Moscow và Washington vướng vào một cuộc chiến tranh hạt nhân thì sẽ không có người thắng trong cuộc đối đầu này, mà nó sẽ trở thành thảm họa cho nhân loại.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: Sputnik)
Trả lời phỏng vấn ngày 24/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: "Tôi tin rằng mọi người trên thế giới này hiểu được rằng cuộc xung đột vũ trang giữa 2 cường quốc hạt nhân dẫn đầu, Nga và Mỹ, sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho nhân loại. Một điều chắc chắn là sẽ không có bên nào chiến thắng trong cuộc chiến hạt nhân và một cuộc chiến như vậy không bao giờ nên xảy ra".
Tuy nhiên, ông Lavrov nhận định Mỹ và các đồng minh dường như quá quyết tâm với tham vọng địa chính trị của riêng họ và họ không sẵn sàng để "thích nghi" với những diễn biến mới trên toàn cầu. Ngoại trưởng Nga nói những mong muốn của Mỹ và đồng minh trong việc duy trì sự thống trị đã khiến họ khởi phát ngày càng nhiều cuộc xung đột.
"Điều này lý giải sự gây hấn ngày càng gia tăng của họ trong các vấn đề đối ngoại. Các cuộc đối đầu đang bị kích động, còn những kênh đối thoại thì bị đóng băng", ông Lavrov nhận xét.
Quan chức Nga cho rằng những cuộc đối đầu như vậy có thể dẫn tới thảm họa toàn cầu. "Một diễn biến có thể leo thang và cái giá của sai lầm hay sự hiểu lầm có thể gây chết người", ông Lavrov cảnh báo. Ông kêu gọi dù có quan điểm khác nhau nhưng Nga và Phương Tây nên cùng gánh trách nhiệm quan trọng cho tương lai của toàn bộ loài người cũng như tìm kiếm những cách xử lý hiệu quả cho hàng loạt những thách thức và đe dọa trong thời điểm hiện tại.
Ông Lavrov cho biết Nga đang theo đuổi chính sách quốc phòng nghiêm ngặt và sẽ tiếp tục củng cố khả năng phòng thủ của mình. Ông nhấn mạnh những căng thẳng hiện thời sẽ xuống thang nếu Phương Tây tuân thủ theo luật lệ quốc tế có trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn ngày hôm qua, ông Lavrov cũng đưa ra những quan điểm về hàng loạt các vấn đề đang xảy ra trên thế giới như quan hệ Nga-Mỹ, Nga-NATO, hiệp ước hạt nhân INF, tình hình Triều Tiên, căng thẳng giữa Nga và Ukraine, tình hình chiến sự và kế hoạch về tiến trình chính trị ở Syria.
Đức Hoàng
Theo Dantri/RT
Lực lượng tên lửa Nga sẵn sàng cho khả năng Mỹ rút khỏi hiệp ước tên lửa tầm trung Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cân nhắc các hậu quả có thể đến từ việc Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung với Nga (INF) trong khi lên kế hoạch về các hành động tiếp theo. Hệ thống tên lửa phòng không của Nga trong một cuộc diễn tập quốc tế vào năm 2017 Hãng...