Tổng thống Kennedy chết bởi một viên đạn bí ẩn
Một y tá tham gia ca phẫu thuật cho tổng thống John F. Kennedy vào năm 1963 kể rằng bà thấy một viên đạn kỳ lạ ở cổ của ông, song sau này viên đạn ấy đã biến mất.
Phillis Hall là một y tá 28 tuổi khi vụ ám sát tổng thống Mỹ John F. Kennedy diễn ra vào ngày 22/11/1963. Bà làm việc trong bệnh viện Parkland – nơi người ta đưa Kennedy tới sau khi ông trúng đạn tại công viên Dealey Plaza, thành phố Dallas, bang Texas. Một mật vụ đã đưa Phillis tới phòng cấp cứu, nơi các bác sĩ đang hối hả cứu mạng sống của tổng thống.
Bà Phillis Hall miêu tả tình huống mà bà tham gia ca phẫu thuật của tổng thống Kennedy trong một buổi phỏng vấn. Ảnh: jfk.org.
Trong lúc rờ đầu của Kennedy, nữ y tá phát hiện một viên đạn mà sau này giới truyền thông không nhắc tới. Các bác sĩ nhanh chóng lấy viên đạn đó ra. Sau này Phillis không bao giờ thấy nó nữa.
“Nó không hề giống những viên đạn mà chính phủ Mỹ công bố trước công chúng trong quá trình điều tra cái chết của tổng thống Kennedy. Tôi thấy nó găm vào vị trí giữa tai và vai của ông ấy. Đầu viên đạn vẫn nhọn và nó không hề biến dạng sau khi găm vào hộp sọ. Từng xử lý nhiều ca chấn thương do đạn nhưng tôi chưa bao giờ thấy một trường hợp như thế. Chiều dài của viên đạn vào khoảng 38 mm. Trước đó và sau này tôi chưa từng thấy người ta sản xuất loại đạn nào giống như vậy. Các bác sĩ lấy nó ra khỏi hộp sọ Kennedy, nhưng tôi không thấy chính phủ công bố nó như một dạng bằng chứng. Nó là một bí ẩn”, Phillis nói với tờ Sunday Mirrror của Anh.
Cố tổng thống Mỹ John F. Kennedy nhìn sang bên phải và cười trước khi vụ ám sát ông diễn ra hôm 22/11/1963. Ảnh: Dallas Morning News.
Video đang HOT
Cựu y tá 78 tuổi cũng tả lại cảnh tượng nhốn nháo tại bệnh viện sau khi mật vụ đưa tổng thống Kennedy vào phòng cấp cứu. Bà nhớ mãi khuôn mặt thất thần của đệ nhất phu nhận Jacqueline Kennedy. Theo bà, Jacqueline nắm chân phải của tổng thống khi các bác sĩ cố gắng giành lại sự sống cho ông.
“Khoảng 20 người trong bệnh viện cố gắng cứu sống Kennedy trong khoảng 43 phút. Khi các bác sĩ tuyên bố tổng thống đã lìa đời, đệ nhất phu nhân Jacqueline nhìn ra xa với cặp mắt trống rỗng”, bà hồi tưởng.
Phillis tiếp tục làm việc vài giờ sau khi Kennedy qua đời. Khi trở về nhà bà không kể với chồng sự việc tại bệnh viện. Nhưng trong những cuộc phỏng vấn gần đây, cựu y tá tỏ ra tin rằng Lee Harvey Oswald, nghi phạm duy nhất trong vụ ám sát Kennedy, không hành động đơn độc.
“Tôi tin rằng một kẻ nữa tham gia vụ ám sát”, bà nói.
Theo Tri thức
Thêm tình tiết rúng động vụ ám sát Tổng thống Kennedy
Cựu chính trị gia Mỹ cáo buộc Tổng thống kế nhiệm Lyndon B. Johnson là chủ mưu vụ ám sát Tổng thống Kennedy gây chấn động nước Mỹ thế kỷ trước.
Chiến lược gia đảng Cộng hòa Roger Stone, người từng làm cố vấn cho Tổng thống Richard Nixon tuyên bố sẽ xuất bản cuốn sách vào tháng 10 tới, trong đó có bằng chứng cho thấy cựu Tổng thống Lyndon B. Johnson chủ mưu vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy xảy ra tháng 11/1963.
Tổng thống Kennedy bị bắn chết khi đang đi cùng đệ nhất phu nhân Jacqueline, thống đốc Texas John Connally và vợ ông trên xe của Tổng thống
Ông Roger Stone, 61 tuổi, được một số tờ báo Mỹ nói sẽ hé lộ tình tiết kinh hoàng trong vụ ám sát rúng động nước Mỹ qua cuốn sách mang tên The Man Who Killed Kennedy (tạm dịch: Kẻ giết Tổng thống Kennedy).
Stone hé lộ rằng chính Johnson đã lên kế hoạch cho chuyến đi của Kennedy đến Dallas để xạ thủ bắn tỉa Lee Harvey Oswald dễ dàng ngắm bắn.
Sau đó, Johnson và Nixon bị cho là có quan hệ với Jack Ruby, người đã giết chết sát thủ Lee Harvey Oswald không lâu sau đó trong tù.
Đoàn xe hộ tống chở Tổng thống Kennedy diễu hành qua các con phố của Dallas, vài phút trước khi Kennedy bị ám sát
"Nixon quen biết Jack Ruby và cho người này vào làm việc tại Hạ viện Mỹ theo chỉ đạo của chính Johnson. Cũng chính Johnson chỉ đạo chuyến xe của Tổng thống Kennedy đi qua Dealy Plaza để rồi vụ ám sát kinh hoàng đã diễn ra", tác giả cuốn sách viết trên mạng xã hội Facebook. Roger Stone từng là làm việc cho Ủy ban Richard Nixon trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1972.
Theo truyền thông Mỹ, ngày 22 /11/1963, Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas vào đúng 12h30 giờ trung tâm (CST) khi đang thăm viếng tiểu bang này.
Lee Harvey Oswald bị buộc tội giết tổng thống (vào thời ấy không có cáo buộc ám sát tổng thống). Chỉ hai ngày sau, Oswald bị Jack Ruby bắn chết ngay tại đồn cảnh sát Dallas.
Năm ngày sau khi Oswald bị giết, tân Tổng thống Lyndon B. Johnson thành lập Ủy hội Warren, dưới sự lãnh đạo của Chánh án Tòa Tối cao Earl Warren để điều tra vụ ám sát.
Phó Tổng thống Lyndon Baines Johnson đọc lời tuyên thệ nhậm chức trên chiếc Air Force1 tại Love Field, Dallas, chỉ hai giờ sau khi Kennedy bị ám sát
Cả Ủy hội Warren và Ủy ban Hạ viện điều tra vụ ám sát đều đưa ra kết luận Oswald là thủ phạm và hành động một mình.
Dù vậy, những người chỉ trích cho rằng Oswald hoặc không hành động một mình hoặc không dính líu gì hết vào vụ ám sát, Oswald là nạn nhân của một vụ dàn xếp, và vụ ám sát xảy ra theo những âm mưu trái ngược với những kết luận chính thức.
Công chúng Mỹ mới đầu tin vào kết luận của Ủy hội Warren, song các cuộc khảo sát sau đó từ năm 1966 tới 2004 cho thấy có tới 80% người Mỹ nghi ngờ có âm mưu hoặc có sự che đậy đối với vụ việc.
Mặc dù thời gian của John F. Kennedy tại Nhà Trắng ngắn ngủi, và dù trong nhiệm kỳ tổng thống của ông không có đạo luật quan trọng nào được thông qua, Kennedy vẫn được xem là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ.
Theo vietbao
Những điều chưa biết về vụ ám sát TT Mỹ Kennedy Vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy cách đây 50 năm là một tấn bi kịch của nước Mỹ, và xoay quanh nó có vô số những bí ẩn thú vị. Ngày 22/11 tới đây, nước Mỹ sẽ tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát ở Dallas năm 1963. Mặc dù có rất nhiều...