Tổng thống Kazakhstan: Phiến quân Trung Á, Afghanistan, Trung Đông đứng sau bạo loạn
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev ngày 10/1 tuyên bố Kazakhstan đã đánh bại một âm mưu đảo chính trong làn sóng bạo loạn tuần trước ở nước này, đồng thời cáo buộc các phiến quân từ Trung Á, Afghanistan và Trung Đông đứng sau vụ bạo loạn này.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), Tổng thống Kazakhstan cho biết các phần tử có vũ trang đã trà trộn vào người biểu tình ở nước này nhằm tìm cách làm suy yếu trật tự hiến pháp, phá hoại các cơ quan chính phủ và chiếm quyền. Ông khẳng định “đó là một âm mưu đảo chính”.
Tuyên bố của Văn phòng Tổng thống Kazakhstan cho biết tại cuộc điện đàm cùng ngày với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Tổng thống Tokayev nêu rõ các tay súng từ Trung Á, Afghanistan và Trung Đông đứng sau âm mưu đảo chính nói trên.
Tổng thống Tokayev nhấn mạnh các binh sĩ của CSTO do Nga dẫn đầu mà Kazakhstan đề nghị đến hỗ trợ dập tắt bạo loạn chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở chiến lược và sẽ sớm về nước.
Người biểu tình tập trung tại thành phố Almaty, Kazakhstan ngày 5/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã có cuộc điện đàm, trong đó thảo luận tình hình ở Kazakhstan. Bộ Ngoại giao Nga cho biết hai Ngoại trưởng nhấn mạnh “quan ngại về sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài” vào tình hình quốc gia Trung Á này.
Video đang HOT
Theo Tân Hoa xã, tại cuộc điện đàm, ngoại trưởng Vương Nghị nêu rõ phía Trung Quốc tán thành đánh giá của Tổng thống Tokayev về bản chất cuộc bạo loạn ở Kazakhstan và ủng hộ CSTO hỗ trợ Kazakhstan chống các lực lượng khủng bố bạo lực cũng như đóng một vai trò tích cực trong việc khôi phục ổn định ở Kazakhstan, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của Kazakhstan.
Làn sóng biểu tình nổ ra ở Kazakhstan trong những ngày đầu năm 2022 để phản đối tình trạng tăng giá nhiên liệu. Bất ổn an ninh khiến Tổng thống Tokayev phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhiều tỉnh và thành phố lớn của đất nước, trong đó có tỉnh Mangistau, thành phố Almaty và thủ đô Nur-Sultan. Trước tình hình bạo lực leo thang tại Kazakhstan, theo đề nghị của Tổng thống Tokayev, CSTO đã cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nước này. Tình hình bất ổn ở Kazakhstan hiện đã được kiểm soát. Trong thông báo ngày 9/1, Phủ Tổng thống Kazakhstan cho biết tổng cộng khoảng 5.800 đối tượng tham gia bạo loạn đã bị bắt giữ, trong đó có “một số lượng lớn người nước ngoài”.
Nga cấp tập đưa thêm quân tới Kazakhstan dập "lửa" bạo loạn
Nga tiếp tục gửi quân tới Kazakhstan nhằm giúp chính quyền nước này giành lại quyền kiểm soát các thành phố lớn trong làn sóng bạo loạn.
Binh sĩ Nga được triển khai tới Kazakhstan để đối phó tình hình bạo loạn (Ảnh: Getty).
Nga ngày 9/1 tiếp tục đưa quân đội tới Kazakhstan trong bối cảnh tình hình bạo loạn tại quốc gia Trung Á chưa chấm dứt.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này đã chuẩn bị sẵn sàng hơn 75 máy bay vận tải nhằm cho phép triển khai binh sĩ liên tục tới Kazakhstan.
Tuần trước, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA đưa tin, số lượng binh sĩ được điều đến Kazakhstan có thể lên tới 2.500 người, tuy nhiên con số này có thể sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Trong bối cảnh bạo loạn bùng phát trên khắp cả nước, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tuần trước đã đề nghị sự hỗ trợ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh quân sự gồm 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Nga. Quân đội Nga chiếm phần lớn trong hoạt động triển khai tới Kazakhstan.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các đơn vị đổ bộ đường không đã được "triển khai đến sân bay Almaty và di chuyển theo các đoàn xe tới các địa điểm thực hiện nhiệm vụ, đồng thời được đưa đến bảo vệ các cơ sở hạ tầng dân sự và quan trọng" tại Kazakhstan.
Đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm 9/1 cho thấy các xe thiết giáp chở quân và xe vận tải quân sự được đưa lên máy bay ở Moscow và hạ cánh xuống sân bay gần Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan và là nơi quân đội Nga được triển khai hoặc thực hiện các hoạt động quân sự chiến thuật chung với các đối tác Kazakhstan.
Xe quân sự được đưa tới sân bay Almaty của Kazakhstan (Ảnh: Getty).
Sĩ quan chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO hôm 9/1 cho biết, quân đội Nga đã sắp xếp các chuyến bay để đưa công dân Nga ở Almaty về nước và lực lượng CSTO cũng thực hiện sứ mệnh của họ tại Kazakhstan.
"Các đơn vị gìn giữ hòa bình tập thể sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi tình hình trong nước ổn định hoàn toàn", Tướng Andrey Serdyukov, tổng chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO tại Kazakhstan, cho biết tại cuộc họp với Thứ trưởng Quốc phòng Kazakhstan, Tướng Sultan Kamaletdinov.
Quan chức Kazakhstan cũng cho biết sự hiện diện của quân đội Nga đã giúp các lực lượng Kazakhstan tái triển khai lực lượng để kết thúc chiến dịch chống khủng bố trong nước.
"Hiện tại, chiến dịch chống khủng bố đang tiếp tục diễn ra ở Kazakhstan và nó sẽ tiếp tục cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn những kẻ khủng bố và phục hồi trật tự hiến pháp ở Kazakhstan", Thứ trưởng Quốc phòng Kazakhstan cho biết.
Mỹ đã đặt ra nghi vấn về sự hiện của quân đội Nga tại Kazakhstan giữa lúc căng thẳng, tuy nhiên Nga tuyên bố rằng họ coi những diễn biến hiện nay là vấn đề nội bộ của Kazakhstan và tin tưởng chính phủ Kazakhstan có thể kiểm soát tình hình. Lực lượng của CSTO do Nga dẫn đầu đã tới Almaty, điểm nóng nhất của phong trào biểu tình bạo lực, để bảo vệ sân bay và cơ sở hạ tầng quan trọng của thành phố 2 triệu dân.
Các nhà lãnh đạo của CSTO dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào ngày hôm nay 10/1 để thảo luận về tình hình tại Kazakhstan và các biện pháp để ổn định tình hình.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 1.000 người đã bị thương trong làn sóng bạo loạn tại Kazakhstan. Bộ Nội vụ cho biết ít nhất 18 sĩ quan cảnh sát và quân nhân đã thiệt mạng, với hơn 1.300 người bị thương. Hàng chục đối tượng bạo loạn cũng đã bị tiêu diệt, trong khi số người bị bắt giữ lên tới 5.000 người.
CSTO tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về Kazakhstan Cơ quan báo chí của Chính phủ Armenia ngày 9/1 thông báo, cuộc họp trực tuyến của lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) về Kazakhstan sẽ tổ chức vào ngày 10/1. Người biểu tình tuần hành tại thành phố Almaty, Kazakhstan ngày 5/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Thông báo trên nêu rõ: "Về sơ bộ, cuộc...