Tổng thống Iran nói về khả năng gặp người đồng cấp Mỹ
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi chia sẻ rằng ông không có mong muốn gặp người đồng cấp Mỹ Joe Biden.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Iran
Theo kênh truyền hình RT, nhà lãnh đạo Iran Ebrahim Raisi không tin rằng một cuộc gặp mặt trực tiếp với Tổng thống Biden bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức ở New York (Mỹ) sẽ mang lại bất kỳ lợi ích nào cho đất nước của ông hoặc bằng cách nào đó có thể giúp hồi sinh thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt năm 2015.
“Tôi không nghĩ rằng sẽ có một cuộc gặp như vậy xảy ra. Tôi không tin rằng việc gặp mặt hoặc nói chuyện với ông ấy sẽ mang lại lợi ích”, Tổng thống Raisi trả lời phóng viên Lesley Stahl của đài truyền hình CBS trong một chương trình phỏng vấn 60 phút phát sóng ngày 18/9.
Video đang HOT
Tổng thống Iran Raisi và Tổng thống Mỹ Biden đều có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tuần tới, nhưng không có bất kỳ kế hoạch gặp gỡ nào giữa hai nhà lãnh đạo được chính thức đưa vào chương trình nghị sự.
Khi được hỏi liệu ông có thấy sự khác biệt giữa chính quyền Tổng thống Biden với chính quyền người tiền nhiệm Donald Trump hay không, Tổng thống Raisi nhấn mạnh từ phía quan điểm của Tehran, không có mấy khác biệt, đặc biệt là liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA).
“Chính quyền mới ở Mỹ, họ tuyên bố rằng họ khác với chính quyền của ông Donald Trump. Nhưng chúng tôi không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong thực tế”, nhà lãnh đạo Iran nói.
Trong thỏa thuận hạt nhân ban đầu được ký kết vào năm 2015 do Iran, Mỹ, Anh, Pháp và Đức, Nga, Trung Quốc và EU, Tehran đã đồng ý với một số hạn chế đối với ngành công nghiệp hạt nhân của mình để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế và các nhượng bộ khác.
Tuy nhiên, vào năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Kể từ đó, Iran bắt đầu giảm dần một số cam kết theo thỏa thuận.
Mặc dù trong quá trình vận động tranh cử, Tổng thống Biden hứa hẹn sẽ phục hồi thỏa thuận song cho đến nay vẫn chưa có tiến triển gì về vấn đề này.
Giữa những nỗ lực nhằm khôi phục thỏa thuận, một bản dự thảo của thỏa thuận mới bị rò rỉ vào tháng trước cho thấy các bên đã soạn thảo một thỏa thuận gồm 4 giai đoạn bắt đầu với việc dỡ bỏ ngay lập tức các lệnh trừng phạt đối với hàng chục ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác của Iran. Đổi lại, Tehran sẽ ngay lập tức giảm dần các hoạt động hạt nhân.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cáo buộc Iran đã có bước thụt lùi trong các cuộc đàm phán, khiến thỏa thuận về hạt nhân khó xảy ra. Nhà chức trách ngoại giao cấp cao của Mỹ đã đề cập đến văn bản cuối cùng của thỏa thuận được EU đề xuất vào ngày 8/8. Kể từ đó đến nay, Mỹ và Iran đã nhiều lần thể hiện phản ứng về vấn đề này.
Iran kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt
Trang web của Văn phòng Tổng thống Iran ngày 19/2 dẫn lời Tổng thống Ebrahim Raisi nói rằng bất cứ thỏa thuận nào đạt được giữa Iran và các cường quốc tại Vienna (Áo) cũng phải bao gồm việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran và những đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện thoả thuận.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tại cuộc họp báo ở Tehran, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Raisi nêu quan điểm trên trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, trong đó ông nêu rõ "trong quá trình thương lượng, Cộng hòa Hồi giáo Iran đã đưa ra những đề xuất xây dựng và đánh giá những đề xuất của các bên tham gia đàm phán trên cơ sở phù hợp với lợi ích của người dân Iran". Ông cũng cảnh báo rằng những sức ép chính trị hay những tuyên bố với mục đích duy trì sức ép đối với người dân Iran đã làm suy yếu triển vọng đạt được một thỏa thuận trong các cuộc đàm phán nhằm làm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).Về phần mình, Tổng thống Macron nói các cuộc đàm phán tại Vienna đến nay đã đạt được một số tiến bộ và bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán sẽ sớm kết thúc.
Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Washington khỏi JCPOA vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran, dẫn tới việc Tehran cũng ngừng một số cam kết hạt nhân một năm sau đó và tái khởi động các chương trình hạt nhân của mình.
Kể từ tháng 4/2021, đã có 8 vòng đàm phán được tổ chức tại Vienna giữa Iran với các bên còn lại của JCPOA, bao gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Đức, trong khi Mỹ tham gia một cách gián tiếp nhằm khôi phục thỏa thuận lịch sử này.
Iran kêu gọi IAEA ngừng điều tra các địa điểm hạt nhân chưa được công bố Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 29/8 tuyên bố nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran với các cường quốc trên thế giới sẽ là "vô nghĩa" nếu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) không chấm dứt những cuộc điều tra về các địa điểm hạt nhân chưa công bố của nước Cộng hòa Hồi...