Tổng thống Iran : Hành động của Mỹ đe dọa sự ổn định trong khu vực
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 14/6 tuyên bố, những hành động gần đây của Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định trong khu vực.
Trong bối c ảnh căng thẳng leo thang tại vùng Vịnh, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 14/6 tuyên bố, những hành động gần đây của Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định trong khu vực.
Quan hệ giữa Iran và Mỹ ngày càng căng thẳng.
Tổng thống Rouhani chỉ trích việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức), cho rằng Mỹ đang gây áp lực đối với các bên và các nước khác, vi phạm nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về bình thường hóa các tiếp xúc thương mại với Iran. Tổng thống Iran khẳng định:
“Cộng hòa Hồi giáo Iran yêu cầu trong khuôn khổ của Kế hoạch hành động chung toàn diện, các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân này cần phải đáp ứng các cam kết của mình để Iran có thể hưởng đầy đủ các lợi ích kinh tế từ thỏa thuận này”, ông Hassan Rouhani nói.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Iran tuy nhiên không đề cập tới việc Mỹ cáo buộc Iran đứng sau các vụ tấn công vào 2 tàu chở dầu trên vịnh Oman ngày 13/6 vừa qua khiến giá dầu tăng và gây quan ngại về một sự đối đầu mới giữa hai nước./.
Phương Anh/VOV1
Theo Reuters
Ông Trump nói Mỹ không tìm kiếm chiến tranh với Iran
Ông Donald Trump đã nói với giới chức Anh rằng ông không tìm kiếm một cuộc đối đầu quân sự với Iran và thay vào đó là đối thoại trực tiếp với Tehran về kế hoạch đàm phán và mở rộng thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
Tờ The Guardian cho hay, bất chấp lời đảm bảo của ông Trump, giới chức Anh vẫn lo lắng, tổng thống Mỹ có thể chỉ có 30 ngày trước khi Iran thực hiện các bước không thể đảo ngược để từ bỏ thỏa thuận.
Sự đảm bảo rằng ông Trump không tìm kiếm chiến tranh với Iran đã được giới chức Mỹ đưa ra cho các đối tác Anh trong các cuộc đàm phán xung quanh chuyến thăm ba ngày của tổng thống Mỹ tới Anh. Đồng thời, họ cũng tuyên bố chính sách của Mỹ về việc gửi thêm quân đội và một hàng không mẫu hạm tới khu vực này chỉ đóng vai trò phòng vệ.
Ông Donald Trump cam đoan với Anh về ý định tránh đối đầu quân sự với Tehran trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh. Ảnh: GETTY
Trái với Washington về cách đối phó với Iran, Anh thừa nhận chính sách áp lực kinh tế tối đa của Mỹ đang gây ra một tổn thất lớn đối với Iran và đã đẩy nước này đến gần tình trạng mất khả năng thanh toán. Giới chức Anh cũng cho biết ông Javad Zarif, Bộ trưởng Ngoại giao Iran, đã tiến hành xác định liệu các điều kiện cho các cuộc đàm phán có thể đạt được hay không.
Nhưng với việc Iran sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong vòng một tháng để thoát ra khỏi thỏa thuận, được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung, Anh vẫn lo lắng hai bên không cần phải đạt được thỏa thuận về các điều khoản đàm phán. Các hành động tiếp theo của Tehran có khả năng dẫn đến tuyên bố của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) rằng Iran không tuân thủ thỏa thuận, điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng.
Iran đang hy vọng rằng chuyến thăm hai ngày tới Tehran vào tuần tới của Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, sẽ là thời điểm các thông điệp từ Mỹ được gửi đi và đưa ra các điều khoản cho các cuộc đối thoại.
Thứ trưởng ngoại giao Iran, Abbas Araghchi, tuần này hoan nghênh vai trò hòa giải của Nhật Bản, "thật không may, căng thẳng đang gia tăng và chúng tôi hy vọng rằng thủ tướng [của Nhật Bản] chuyến thăm tới Tehran sẽ giúp giảm bớt căng thẳng trong khu vực". Ông nói thêm rằng, với tư cách là đồng minh của Washington, Nhật Bản có thể sẽ khiến Mỹ hiểu được tình hình.
Ông Abe dự kiến gặp các nhà lãnh đạo Iran, bao gồm nhà lãnh đạo cuộc cách mạng Hồi giáo, Ayatollah Ali Khamenei, trong chuyến thăm bắt đầu vào hôm 12-6 tới.
Trước đó, ông Abe đã gặp tổng thống Iran, Hassan Rouhani, sáu lần kể từ khi ông làm thủ tướng và Nhật Bản đã không tán thành động thái tranh cãi của ông Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Trong khi đó, Tehran có thể sẽ khẳng định một số lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ như một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán, và sẵn sàng đề nghị thả một số tù nhân chính trị Mỹ như một dấu hiệu của thiện chí.
Không rõ liệu các điều khoản trên có đủ để ông Trump đồng ý tổ chức các cuộc đối thoại hay không. Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, cho biết Washington sẵn sàng đối thoại mà không cần điều kiện tiên quyết.
Chính ông Trump đã nói trong chuyến đi của mình rằng ông đã sẵn sàng nói chuyện với ông Rouhani, nhưng "luôn luôn có khả năng" Mỹ sẽ cần phải hành động quân sự.
Ông Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân một năm trước, áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Iran và kể từ tháng 11 đã cố gắng áp đặt lệnh cấm đối với tất cả xuất khẩu dầu của Iran, huyết mạch của nền kinh tế nước này, thường xuất khẩu 2,5 triệu thùng mỗi ngày, nhưng bây giờ xuống chỉ còn 400.000. Điều này có thể khiến chính phủ Iran gần mất khả năng thanh toán.
KIM NGUYÊN
Theo PLO
Phong trào chống dự luật dẫn độ Hong Kong ngày càng gay cấn Hơn 1 triệu người Hong Kong xuống đường cất lên tiếng nói nhằm giữ lại sự độc lập của đặc khu Hong Kong. Dù vậy, tranh cãi ngày càng gay gắt. Kể từ khi tiếp quản thuộc địa của Anh năm 1997, Trung Quốc (TQ) đã nhiều lần bị cáo buộc xâm phạm quyền tự do của người dân Hong Kong. Theo The...