Tổng thống Indonesia: Tôi không chống đối Bắc Kinh
Tổng thống Indonesia đã tìm cách lảng tránh những bình luận của ông liên quan tới Bắc Kinh và vấn đề Biển Đông, theo VOA.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc họp báo chung ở Tokyo, ngày 23/3/2015. Ảnh AP
Lên tiếng hôm 24 tháng Ba trong cuộc họp báo nhân chuyến đi chính thức tới thăm Nhật Bản, ông khẳng định Jakarta không về phe nào trong cuộc tranh chấp đang tiếp diễn ở Biển Đông.
Ông Widodo nói: “Tôi cần tuyên bố rằng Indonesia không ngả về phe nào trong cuộc tranh chấp”.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo Yomiuri của Nhật Bản hôm Chủ nhật vừa qua, ông Widodo nói rằng tuyên bố đường 9 đoạn của Bắc Kinh “không có cơ sở pháp lý trong luật pháp quốc tế”, nhưng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò một trung gian điều giải trung thực trong nỗ lực giải quyết một trong những vụ tranh chấp đã trở thành điểm nóng ở Châu Á và trên thế giới.
Tổng thống Indonesia giải thích rằng ông chỉ nói tới đường 9 đoạn mà Bắc Kinh đã vạch ra trên Biển Đông, chứ không nói tới cuộc tranh chấp ở Biển Đông nói chung. Ông bác bỏ mọi dấu hiệu cho rằng ông chống đối Bắc Kinh.
Nhà lãnh đạo Indonesia khẳng định rằng trong tư cách một thành viên của Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á – tức ASEAN, nước ông duy trì cam kết ủng hộ bộ Quy tắc Ứng xử trển biển mà ASEAN đã thương thuyết với Trung Quốc nhằm giảm thiểu căng thăng tại Biển Đông.
Ông Widodo sẽ lên đường sang Trung Quốc sau chặng dừng chân ở Nhật Bản trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trong cương vị Tổng Thống Indonesia.
Video đang HOT
Theo NTD/Bizlive
Tại sao ông Widodo bác đường lưỡi bò ngay trước khi thăm Trung Quốc?
Bác đường lưỡi bò không có nghĩa là phản đối Bắc Kinh.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: The Straits Times.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ chính thức thăm Trung Quốc từ ngày hôm nay. Trước đó tại Nhật Bản ông đã nói với tờ Yomiuri rằng yêu sách đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông không có căn cứ nào về mặt pháp lý quốc tế. Tại sao ông Joko Widodo lại đưa ra thông báo này ngay trước lúc đặt chân tới Bắc Kinh, mục đích của ông là gì?
Bác đường lưỡi bò không có nghĩa là phản đối Bắc Kinh
Tờ Today Online của Singapore ngày 25/3 bình luận, phát biểu này cho thấy Tổng thống Indonesia đã bác bỏ dấu hiệu cho thấy ông đã phản đối Bắc Kinh. Bởi ngay sau khi khẳng định đường lưỡi bò không có căn cứ pháp lý, ông Widodo nói rằng Jakarta không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp trong cuộc họp báo công khai tại Nhật Bản. Trước đó ông cũng nói rằng, Indonesia sẵn sàng trở thành "môi giới trung thực" để giải quyết tranh chấp lãnh thổ gai góc nhất châu Á.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi giải thích rằng, tuyên bố của ông Joko Widodo về yêu sách pháp lý của Bắc Kinh đối với vùng biển nằm trong đường 9 đoạn "chỉ là biểu hiện ham muốn của ông kết thúc tranh chấp ở Biển Đông". Retno nhấn mạnh: "Xin vui lòng lưu ý rằng, Tổng thống đã cho biết Indonesia không có yêu sách nào chồng chéo với Trung Quốc".
Tờ South China Morning Post Hồng Kông ngày 25/3 cho biết, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo này ông Joko Widodo muốn đảm bảo rằng bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc sẽ "chấp nhận được cho tất cả các bên. Cuộc hội đàm giữa ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ không chỉ tập trung vào tăng cường hợp tác song phương, mà còn các vấn đề khu vực như Biển Đông.
"Chúng tôi phải làm việc với nhau để đảm bảo rằng Biển Đông sẽ không làm suy yếu hợp tác ASEAN - Trung Quốc. Đó là lý do tại sao các khuôn khổ đàm phán ASEAN - Trung Quốc là rất quan trọng để tạo thuận lợi cho việc sớm kết thúc đàm phán COC", South China Morning Post dẫn lời Tổng thống Indonesia cho biết. Ông cũng thừa nhận rằng đàm phán COC (đã) có thể tiến triển nhanh hơn để cung cấp các biện pháp xây dựng lòng tin, cơ chế đối phó sự cố và quản lý khủng hoảng.
Cố vấn chính sách đối ngoại của ông Joko Widodo, Rizal Sukma cho biết, Indonesia cũng tin rằng một phần biện pháp xây dựng lòng tin có thể đạt được thông qua phát triển chung, một ý tưởng quan trọng mà Trung Quốc "theo đuổi với Việt Nam". Mặt khác, quan điểm đường lưỡi bò không có căn cứ pháp lý quốc tế không phải là mới, nó đã được Jakarta khẳng định rõ trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc năm 2009.
Indonesia phản đối ASEAN - Mỹ tuần tra chung ở Biển Đông
Phó Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Ảnh: Bloomberg.
Tuần trước Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ, Phó Đô đốc Robert Thomas gợi ý, các nước ASEAN có thể hợp tác tuần tra chung trên Biển Đông và Hạm đội 7 sẽ hỗ trợ một hoạt động như vậy. Rizal bình luận, Indonesia sẽ thảo luận bất kỳ ý tưởng mới nào cho Biển Đông trong phạm vi Diễn đàn hàng hải ASEAN mở rộng, bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
"Trong khi chúng tôi chào đón sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, chúng ta không cần một hoạt động tuần tra chung cụ thể Mỹ - ASEAN ở Biển Đông. Chúng tôi muốn tập trung vào việc sắp xếp nội bộ ASEAN", Cố vấn đối ngoại của ông Joko Widodo tuyên bố.
Yang Razali Kassim, một nhà quan sát các vấn đề Indonesia nói với South China Morning Post, ông cảm nhận được một "món lợi nhuận trong mâu thuẫn" của Indonesia đối với Trung Quốc từ tuyên bố cứng rắn, gây tranh cãi của Bắc Kinh ở Biển Đông. Cả hai nước đang trong giai đoạn lãnh đạo bởi các nhà lãnh đạo mới, cố gắng khẳng định thương hiệu, vị thế nguyên thủ của một quốc gia có ảnh hưởng lớn.
"Ném đá thăm dò" chiến lược Con đường Tơ lụa mới trên biển
Trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc lần này, Tổng thống Indonesia cho biết ông muốn hỏi Tập Cận Bình để biết thêm chi tiết về chiến lược Con đường Tơ lụa mới trên biển để ông có thể quyết định xác nhận nó.
Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ ký một bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương trong một số lĩnh vực quan trọng.
Ông Tập Cận Bình sẽ tiếp Tổng thống Indonesia và sẽ được hỏi về tầm nhìn Con đường Tơ lụa trên biển. Ảnh: SCMP.
Joko Widodo cũng ám chỉ sự thất vọng của ông đối với thách thức trong nước trước nỗ lực cố gắng mở rộng thu hút đầu tư từ Trung Quốc. Ông hy vọng lần này đi Bắc Kinh, hai bên không còn chỉ ký kết trên giấy mà không thực hiện.
Trung Quốc trở thành nhà đầu tư hàng đầu của nhiều quốc gia trong khu vực, nhưng chỉ xếp hạng thứ 13 tại Indonesia, sau cả hà Lan, Mauritius và Đài Loan. Joko Widodo chỉ ra hai rào cản chính: Thủ tục hành chính quan liêu và các vấn đề thu hồi đất cho các dự án lớn.
Về chiến lược Con đường Tơ lụa mới trên biển mà Bắc Kinh khởi xướng, Joko Widodo nói với South China Morning Post: "Cho đến bây giờ tôi vẫn không biết chi tiết về Con đường Tơ lụa. Nhưng nếu sự hợp tác có thể cung cấp lợi ích cho người dân chúng tôi, lợi ích quốc gia chúng tôi và Trung Quốc thì rất ổn."
Cố vấn chính sách đối ngoại Rizal Sukam nói rằng, ý tưởng của Tập Cận Bình về Con đường Tơ lụa mới trên biển là dành cho quan hệ kinh tế và ngoại giao chứ không phải nhằm tìm kiếm quyền bá chủ. Miễn là Bắc Kinh tuân thủ theo khuôn khổ đó, Jakarta sẵn sàng hợp tác.
Khi được hỏi ông đánh giá thế nào về Trung Quốc và Tập Cận Bình, Joko Widodo nói rằng: "Chúng tôi có thể học hỏi từ Trung Quốc, họ làm đường rất nhanh, làm đường sắt rất nhanh, đào tạo cũng rất nhanh".
Theo Giáo Dục Việt Nam
Nhật Bản, Indonesia nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng Các lãnh đạo Nhật Bản và Indonesia hôm nay đã nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng và hợp tác để duy trì hòa bình trong khu vực, trong bối cảnh cảnh thẳng giữa Trung Quốc với các láng giềng gia tăng vì tranh chấp lãnh thổ. Lãnh đạo Nhật Bản, Indonesia bắt tay trong cuộc họp báo chung ở Tokyo sau...