Tổng thống Indonesia sẽ mời Chủ tịch Trung Quốc đi thử tàu cao tốc mới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể là một trong những vị khách đầu tiên đi tuyến đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung mới ở Indonesia.
Tuyến đường sắt Jakarta – Bandung là tuyến tàu cao tốc đầu tiên đi vào vận hành ở Indonesia nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Ảnh: KCIC
Báo Straits Times đưa tin Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi chuyến tàu cao tốc mới nối liền thủ đô Jakarta với thủ phủ Bandung ở Tây Java khi nó chính thức đi vào hoạt động trong tháng 11 tới.
Bộ trưởng Giao thông Indonesia Budi Karya Sumadi cho biết sự kiện này sẽ diễn ra sau Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) được tổ chức tại Bali vào hai ngày 15 – 16/11.
Hôm 1/10, các quan chức Indonesia đã giới thiệu với công chúng các toa tàu cao tốc đầu tiên của đất nước này. Chúng được sản xuất bởi một công ty thuộc nhà sản xuất xe lửa quốc doanh CRRC của Trung Quốc. Dự kiến, đoàn tàu này sẽ hoạt động thương mại từ tháng 6/2023.
Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc xuất khẩu tàu cao tốc nội địa cho quốc gia khác.
Tuyến đường sắt nối liền Jakarta với Bandung sẽ giúp giảm thời gian di chuyển từ hơn 3 giờ xuống còn khoảng 40 phút.
Phía Indonesia cho biết tiến độ xây dựng tuyến đường sắt Jakarta – Bandung đã hoàn thành khoảng 80% và sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động vào tháng 6 năm sau.
Mỗi đoàn tàu gồm 8 toa và có thể chở đến 600 hành khách mỗi chuyến, tương ứng với 30.000 mỗi ngày. Vận tốc tối đa của tàu là 350km/h.
Ông Putin lần đầu công du nước ngoài từ sau chiến dịch ở Ukraine
Ông Putin sẽ thăm Tajikistan và Turkmenistan trong tuần tới. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Nga sau khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Thông tin trên do kênh truyền hình Rossiya 1 của Nga phát đi ngày 26/6. Sau chuyến công du, ông Putin sẽ trở về Moscow để gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan, ông Putin sẽ có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Imomali Rakhmon, một đồng minh thân cận của Nga.
Trong khi đó, tại thủ đô Ashgabat, ông sẽ tham dự một hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo vùng biển Caspi - Azerbaijan, Kazakhstan, Iran và Turkmenistan.
Ông Putin trong chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu tháng 2. Ảnh: AP.
Kể từ khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine hôm 24/2, ông Putin chưa từng ra nước ngoài, dù đã đón tiếp một số nhà lãnh đạo tới Moscow.
Danh sách nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ tới Moscow bao gồm giới lãnh đạo phương Tây như Thủ tướng Áo Karl Nehammer - một thủ tướng của Liên minh châu Âu (EU) duy nhất tới lúc này gặp trực tiếp ông Putin kể từ khi chiến sự bùng phát.
Thủ tướng Israel Naftali Bennett cũng đã tới Moscow để tìm cách làm trung gian hòa giải giữa hai bên tham chiến ngay trong những ngày đầu xung đột.
Bên cạnh đó, nguyên thủ của một số quốc gia như Senegal hay Pakistan cũng đã hội đàm với ông Putin trên đất Nga.
Chuyến thăm nước ngoài mới nhất của ông Putin đã diễn ra từ đầu tháng 2, khi ông tham dự lễ khai mạc Olympic mùa đông Bắc Kinh và có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nga tung video tên lửa chống tăng Kornet tấn công mục tiêu ở Ukraine .Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/6 tung video lính dù nước này dùng tên lửa chống tăng Kornet tấn công vị trí quân đội Ukraine tại một nhà máy bỏ hoang.
Nga xác nhận cử phái đoàn tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 Ngày 16/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo nước này sẽ cử phái đoàn tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự kiến diễn ra tại Bali, Indonesia vào tháng 11 tới. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN Thông tin trên được Tổng thống Nga xác nhận...