Tổng thống Indonesia muốn xây dựng cường quốc biển, tạo ảnh hưởng
Ông Joko nhậm chức với buổi lễ hoành tráng như Quốc khánh, sẽ tập trung vào xây dựng cường quốc biển, tăng cường tiếng nói trong khu vực.
Ngày 20 tháng 10 năm 2014, ông Joko Widodo tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Indonesia
Tổng thống đắc cử Indonesia, ông Joko Widodo ngày 20 tháng 10 đã tuyên thệ nhậm chức ở thủ đô Jakarta, trở thành Tổng thống thứ bảy của Indonesia. Đối với vấn đề này, Indonesia tô chưc lễ “có thể sánh ngang với ngày lễ Quốc khánh”. Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Joko Widodo yêu cầu các giới từ bỏ bất đồng, xây dựng Indonesia thành cường quốc biển.
Buổi lễ nhậm chức Tổng thống Indonesia tô chưc ở tòa nhà Hội nghị hiệp thương nhân dân Indonesia vào sáng ngày 20 tháng 10. Ông Joko Widodo mặc âu phục màu đen, đầu đội mũ truyền thống của Indonesia cùng Phó Tổng thống đắc cử Youssouf Carla lần lượt tuyên thệ nhậm chức.
Lần này quy mô buổi lễ nhậm chức long trọng, ngoài sự tham dự của các cựu Tổng thống Indonesia như Susilo Bambang, Baharuddin Jusuf Habibie và Megawati Sukarnoputri, còn có đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – phó Chủ trịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Nghiêm Tuyển Kỳ cùng chính khách nhiều nước như Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Australia Tony Abbott, Ngoai trương My John Kerry cũng tham dự buổi lễ.
Sau lễ nhậm chức, ông Joko Widodo tiến về Dinh Độc lập – Phủ Tổng thống và nhận bàn giao quyền lực với Tổng thống từ nhiệm Indonesia Susilo Bambang. Tờ “Jakarta Globe” Indonesia cho biết, quy mô lễ giao nhận của Dinh Độc lập ngang với lễ Quốc khánh.
Video đang HOT
Cựu và Tân Tổng thống Indonesia: Ông Susilo Bambang và Joko Widodo
Người Indonesia thích náo nhiệt còn chuẩn bị buổi lễ long trọng cho Tổng thống mới, bao gồm các hoạt động như ca hát, múa sư tử, biểu diễn trang phục dân tộc; hơn 600 quầy hàng trên phố cung cấp đồ ăn vặt cho trên 10.000 người dân tham gia buổi lễ, trên 50.000 người ủng hộ ông Joko Widodo trên toàn quốc tự bỏ ra chi phí đến Jakarta làm người tình nguyện cho buổi lễ.
Cuối buổi lễ, ông Joko va Carla còn lên biểu diễn với ban nhạc nổi tiếng trong nước. Để đảm bảo cho buổi lễ diễn ra thuận lợi, cảnh sát và quân đội Indonesia cùng ngày đã điều động trên 25.000 người duy trì trật tự ở Quốc hội và khu vực xung quanh.
Trong ngày, bài diễn thuyết nhậm chức của ông Joko Widodo trở thành tiêu điểm chú ý của các giới. Bài diễn thuyết chỉ có 7 phút, hoàn toàn không hùng hồn, văn hoa như tưởng tượng của dư luận, nhưng được dư luận bên ngoài đánh giá là phù hợp với hình tượng “làm thật” – “hành động thắng lời nói” của ông Joko Widodo.
Tờ “The Jakarta Post” cho biết, trong bài diễn thuật tiếp tục xuất hiện các từ quan trọng như “phấn đấu” và “cường quốc biển”, nó cũng sẽ trở thành trọng điểm quan tâm của chính quyền Joko Widodo. Ông Joko Widodo nhấn mạnh, tương lai của dân tộc Indonesia nằm ở biển, xây dựng lại cường quốc biển chắc chắn phải thực hiện.
Dư luận trong nước Indonesia cho rằng, ông Joko Widodo sẽ tiếp tục chính sách ngoại giao tích cực của ông Susilo, nhưng mục tiêu “cường quốc biển” có nghĩa là ông sẽ ưu tiên chú ý đến khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, tăng thêm tiếng nói trong các vấn đề khu vực.
Ngày 20 tháng 10 năm 2014, ông Joko Widodo tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Indonesia
Tờ “Thế kỷ” Australia cho rằng, là quốc gia quần đảo, Indonesia đặc biệt để ý tới chủ quyền trên biển, trong khi đó, lực lượng hải quân của nước này không đủ mạnh. Đầu năm 2014, Hải quân Australia xâm phạm lãnh hải nước này, kích thích “dây thần kinh nhạy cảm” của Indonesia.
Khi trả lời phỏng vấn báo chí Australia, ông Joko Widodo cảnh báo rõ ràng đối với ông Tony Abbott rằng, Indonesia sẽ kiên quyết hơn trong vấn đề chủ quyền.
Tờ “Frankfurt Allgemeine Zeitung” Đức cho rằng, trong kế hoạch “cường quốc biển”, ông Joko Widodo hy vọng xây dựng Indonesia thành đầu mối giao thông quan trọng trên biển, gia tăng xây dựng hạ tầng, tái thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Chủ nhiệm Sukma, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Indonesia cho rằng, xây dựng cường quốc biển sẽ là cốt lõi cầm quyền của chính quyền Joko Widodo, phương châm phát triển trên các phương diện ngoại giao, quốc phòng và văn hóa của chính quyền khóa này đều sẽ xoay quanh tư tưởng này.
Trong bài phát biểu, ông Joko Widodo còn kêu gọi người dân Indonesia tiếp tục nỗ lực phấn đấu, xây dựng Indonesia thành quốc gia toàn vẹn chủ quyền, kinh tế tự chủ, văn hóa độc đáo, kêu gọi các giới toàn quốc từ bỏ bất đồng, chân thành hợp tác.
Một nha nghiên cưu thuộc Trung tâm nghiên cưu chiên lươc quốc tế Indonesia nói với hãng tin châu Á, Singapore rằng, ông Joko nhấn mạnh các giới từ bỏ bất đồng phản ánh một vấn đề nan giải lớn đầu tiên sau nhậm chức, đó là thách thức mạnh mẽ từ liên minh đảng đối lập.
Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo
Trang mạng tạp chí “Thời đại” Mỹ cho rằng, ông Joko tuy đắc cử Tổng thống, nhưng liên minh do đối thủ cạnh tranh chủ yếu Prabowo lãnh đạo vẫn chiếm ưu thế ở Quốc hội. Tháng trước, liên minh này trực tiếp can thiệp vào cuộc bầu cử cán bộ cấp tỉnh, thành, khiến cho cơ chế bầu cử nhà lãnh đạo địa phương chuyển thành hội đồng địa phương chỉ định nhân sự. Động thái này đang nhằm ngăn chặn “người ngoài cuộc” như ông Joko bước vào chính trường và giữ chức vụ quan trọng ở Indonesia.
Hãng tin Reuters ngày 20 tháng 10 dẫn nguồn tin chính trị từ Trung tâm nghiên cứu Habibie, Indonesia cho rằng: “Ông Joko đã leo lên đỉnh của kim tự tháp, nhưng, trong chính trường này, ông vẫn rất yếu ớt”. Hãng AFP ngày 20 tháng 10 cho rằng, trong xử lý vấn đề chính trị đất nước, ông Joko hiện chỉ là một “lính mới”, hoàn cảnh khó xử này rất có thể làm cho kế hoạch cải cách của ông “va đá ngầm”.
Theo Giáo Dục