Tổng thống Indonesia gây bất ngờ khi chọn tư lệnh quân đội mới
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 10/6 đã tuyên bố chọn tham mưu trưởng lục quân, tướng Gatot Nurmantyo, vào vị trí tham mưu trưởng quân đội nước này, trong một quyết định có phần bất ngờ và phá vỡ truyền thống “xoay vòng” vị trí lãnh đạo trong quân đội.
Tổng thống Indonesia (giữa) đã chọn ông Nurmantyo (trái) làm tư lệnh quân đội mới (Ảnh: Metro)
Trước khi quyết định trên được công bố, đã có nhiều tin đồn cho rằng tư lệnh lực lượng không quân sẽ được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo quân đội, sau khi tư lệnh hiện tại, tướng Moeldoko về hưu vào ngày 1/8 tới.
Quân đội Indonesia thường có truyền thống luân phiên vị trí tư lệnh giữa các lực lượng. Tuy nhiên, việc tướng Moeldoko, một người từng đứng đầu lục quân, sẽ được kế nhiệm bởi tướng Gatot Nurmantyo – một lãnh đạo lục quân khác, đã phá vỡ truyền thống này. Đồng thời, nó cũng một lần nữa khẳng định vị thế vượt trội của lục quân so với các lực lượng khác trong quân đội Indonesia.
“Lẽ ra lần này phải tới lượt lực lượng không quân, do đó họ sẽ không hài lòng với quyết định này”, nhà phân tích quân sự Yohanes Suleiman tại Indonesia cho biết. “Đây là một cách để đảm bảo lực lượng lục quân vẫn liên quan trong lúc Tổng thống cải tổ hải quân và không quân nhằm theo đuổi các mục tiêu hàng hải của mình”,
Quân đội Indonesia trong lịch sử vẫn tham gia sâu rộng vào chính trị, cho đến tận năm 1998, khi tướng Suharto ra đi.
Teten Masduki, người phát ngôn của Tổng thống Indonesia, đã lên tiếng bảo vệ lựa chọn này, sau khi quyết định phê chuẩn được đưa lên quốc hội hôm 9/6.
Video đang HOT
“Với tư cách tổng tư lệnh, Tổng thống có thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu quân đội với sự phê chuẩn của quốc hội. Ông ấy chọn Nurmantyo bởi tin tưởng rằng Nurmantyo có thể củng cố sức mạnh quân đội để ứng phó với những thay đổi địa chính trị và địa chiến lược”.
Là một đồng minh của Mỹ, Indonesia không trực tiếp liên quan tới những tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông, và tự xem mình là “người trung gian chân thành” giữa Trung Quốc và một số thành viên ASEAN.
Tuy nhiên, trước tình hình căng thẳng trong khu vực, Indonesia có kế hoạch nâng cấp lực lượng vũ trang tại khu vực Biển Đông gần khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Thanh Tùng
Theo Metro TV
Vì sao Mỹ gửi nhầm vi khuẩn bệnh than ra nước ngoài?
Những tiết lộ gần đây của Bộ Quốc Phòng Mỹ cho thấy Lầu Năm Góc đang cố gắng cải thiện khả năng phát hiện các mối đe dọa sinh học, đặc biệt sau vụ quân đội nước này gửi nhầm vi khuẩn bệnh than sống tới 17 bang và 3 nước đồng minh.
Vi khuẩn bệnh than còn sống được quân đội Mỹ gửi tới 24 phòng thí nghiệm ở 17 bang và các nước đồng minh (Ảnh : UPI)
Vừa qua, quân đội Mỹ thừa nhận đã vô tình gửi các mẫu phẩm bệnh than sống tới các phòng thí nghiệm tại 17 bang và 3 nước khác gồm Hàn Quốc, Canada và Úc. Các mẫu bệnh phẩm này được gửi rải rác trong suốt một năm, từ tháng 3/2014 đến 3/2015.
Ngay sau khi xuất hiện thông tin trên, Thứ trưởng Quốc Phòng Mỹ Bob Work đã ra lệnh rà soát lại toàn bộ các thủ tục, quy trình và giao thức phòng thí nghiệm để tìm ra lỗ hổng chết người này.
Ông cũng lập tức đình chỉ các hoạt động liên quan đến các mẫu phẩm cho đến khi có thông báo mới.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) là đơn vị được giao trách nhiệm điều tra với thời hạn trong vòng một tháng phải đề trình báo cáo đầy đủ về vụ việc.
Sự kiện trên đã làm dấy lên nhiều nghi vấn về việc liệu có xảy ra các sai sót trong thủ tục của CDC, có lỗ hổng trong việc dò tìm chất nguy hiểm trong các gói hàng vận chuyển, hay tại sao Bộ Quốc phòng Mỹ lại tự gửi vi khuẩn bệnh than cho chính các phòng thí nghiệm của mình.
Để làm dịu các nghi vấn, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng Raymond Odierno, đã khẳng định với báo giới "đây không phải lỗi của con người" mà nhiều khả năng là do lỗi quy trình trong khâu vận chuyển mẫu phẩm bệnh than.
Đây cũng là nhận định của một số chuyên gia tại Mỹ.
"Quy trình xử lý bằng chiếu xạ có thể là nguyên nhân lớn nhất. Theo đó, việc chiếu xạ theo tiêu chuẩn không kéo dài đủ lâu để đảm bảo tiêu diệt 100% số lượng lớn vi khuẩn", ông Stephen Goldstein - một chuyên gia về vi trùng, virus, ký sinh trùng tại Đại học Y khoa Pennsylvania - nhận định.
Tuy nhiên, ông Goldstein không loại trừ khả năng ai đó đã cắt ngắn thời gian chiếu xạ do tin tưởng tuyệt đối vào khả năng vô hiệu hóa vi khuẩn của phương pháp truyền thống này.
Vậy đâu là nguyên nhân chính?
Theo chuyên gia Justin Taylor của Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Pittsburgh, "có thể nguyên nhân là sự kết hợp" của cả hai yêu tố: sai sót trong quy trình xử lý của CDC và lỗi của con người.
Cách đây 14 năm, tại Mỹ cũng xảy ra một trường hợp tương tự khi mẫu phẩm bệnh than đã được gửi qua đường bưu điện làm 5 người thiệt mạng. Kết quả điều tra sau đó cho thấy đây là hành động cố ý của con người, khác với bản chất của vụ việc lần này.
"Mẫu phẩm bệnh than được đóng gói cẩn thận để tránh việc vô tình phát tán", chuyên gia Justin Taylor cho biết.
"Kể cả khi những gói hàng này được vận chuyển qua hệ thống bưu điện thì việc dò tìm hầu như là không thể", ông nói thêm.
Nhận định của ông Justin Taylor đang đặt nghi vấn lớn về hiệu quả dò tìm các chất sinh học nguy hiểm của hệ thống bưu điện Mỹ và nó cũng cho thấy, hệ thống bưu điện của Mỹ hiện nay không hề an toàn hơn cách đây 14 năm.
Vũ Anh
Theo Dantri/DefenceOne
Biển Đông "dậy sóng", Mỹ sẽ hành động như thế nào? Trước tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, giới chức Mỹ cho rằng Trung Quốc đã "không có những bước đi thận trọng". Do đó, Washington tuyên bố sẽ không cho phép những đảo nhân tạo trái phép của Bắc Kinh tiếp tục tồn tại. Vậy tiếp theo, Mỹ sẽ làm gì? Chiến hạm USS Fort Worth (LCS 3)...