Tổng thống Indonesia công bố kế hoạch dời đô đến đảo Borneo
Thủ đô mới của Indonesia sẽ được đặt tại tỉnh Đông Kalimantan của Borneo, gần thành phố cảng quan trọng Balikpapan.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay 26/8 chính thức công bố kế hoạch di dời Thủ đô của nước này từ Jakarta – một thành phố đông đúc, ô nhiễm ở bờ biển phía bắc của đảo Java, đang trong tình trạng lún sụt nghiêm trọng – đến đảo Borneo.
Nhà lãnh đạo Indonesia nhấn mạnh kế hoạch di dời là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, Thủ đô của nước này vẫn sẽ là Jakarta cho đến năm 2024.
Thủ đô mới của Indonesia, hiện chưa có tên, sẽ được đặt tại tỉnh Đông Kalimantan của Borneo, gần các thành phố Samarinda và Balikpapan (thành phố cảng quan trọng đối với các chuyến hàng than và dầu mỏ).
“ Đây là một vị trí chiến lược ở trung tâm của Indonesia, gần các khu vực đô thị đang phát triển“, ông Widodo tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Dinh Tổng thống.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo chính thức công bố kế hoạch dời đô đến đảo Borneo. (Ảnh: New Straits Times)
Nhà lãnh đạo Indonesia cho biết, việc di dời Thủ đô sẽ tiêu tốn khoảng 466 nghìn tỷ rupiah (tương đương 32,79 tỷ USD), trong đó nhà nước chi 19%, phần còn lại sẽ đến từ các đối tác ở khu vực hợp tác công – tư và đầu tư tư nhân.
Video đang HOT
Con số trên đã bao gồm chi phí xây dựng văn phòng chính phủ mới và nhà làm việc cho khoảng 1,5 triệu công chức.
Tổng thống Widodo đầu tháng này đã đề xuất lên Quốc hội Indonesia chuyển trung tâm hành chính của đất nước đến Kalimantan, nằm trên đảo Borneo – một khu vực được biết đến với rừng nhiệt đới, loài đười ươi, trữ lượng than lớn và chỉ có dân số hơn 16 triệu người.
Tuy nhiên, các nhà bảo vệ môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng việc xây dựng một Thủ đô mới giữa những khu rừng ở Borneo có thể sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của những loài động vật hoang dã quý hiếm tại đây.
Hòn đảo này hiện là nơi sinh sống của nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như đười ươi, gấu chó và khỉ mũi dài.
Jakarta là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới với khoảng 30 triệu người (tính cả các thị trấn xung quanh). Mật độ dân số của Jakarta hiện là 15.000 người/km2, gấp đôi Singapore. Thành phố hiện không còn chỗ để xây dựng thêm mà không phải di dời hàng nghìn gia đình.
Thủ đô của Indonesia hiện tại đang phải chịu đựng tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng và mức ô nhiễm đạt đến mức có hại cho sức khỏe. Không những thế, 40% thành phố nằm dưới mực nước biển và nhiều phần đang bị lún 20 cm mỗi năm.
“ Chúng ta không nên tăng gánh nặng của Jakarta và Java hơn nữa. Jakarta sẽ tiếp tục là trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ“, ông Widodo nói.
Hòn đảo này hiện chiếm tới 54% trong tổng số 260 triệu dân và tạo ra 58% tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia.
“ Chính phủ Indonesia sẽ đệ trình một dự luật kèm những kết quả nghiên cứu lên Quốc hội sớm để có được sự chấp thuận cho Thủ đô mới“, ông Widodo cho biết thêm. Bộ trưởng Kế hoạch Bambang Brodjonegoro tiết lộ việc thu hồi đất sẽ được bắt đầu vào năm 2020.
Indonesia không phải là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên di dời Thủ đô. Trước đó, Malaysia đã di chuyển một phần trung tâm của Kuala Lumpur đến Putrajaya vào năm 1999, trong khi Myanmar đã chuyển từ “Thủ đô Yangon” thành Naypyidaw vào năm 2005.
(Nguồn: CNBC)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Tổng thống Indonesia đề xuất chuyển thủ đô về tỉnh
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 16/8 đã chính thức đề xuất lên Quốc hội kế hoạch chuyển thủ đô từ Jakarta trên đảo Java về tỉnh Kalimantan trên đảo Borneo.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông điệp liên bang đọc trước Quốc hội, một ngày trước khi Indonesia kỷ niệm 74 năm ngày độc lập, Tổng thống Widodo đề nghị Quốc hội cho phép chuyển thủ đô về tỉnh Kalimantan.
Theo ông, thủ đô không chỉ là biểu tượng của quốc gia mà còn thể hiện sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, Tổng thống Indonesia không nêu cụ thể địa điểm sẽ đặt thủ đô mới.
Trước đó, truyền thông Indonesia ngày 29/4 đưa tin Tổng thống Widodo đã quyết định chuyển thủ đô từ Jakarta sang một thành phố khác. Theo đài phát thanh Sky News, thủ đô mới sẽ được bố trí ở khu vực bên ngoài đảo Java. Tuy nhiên, Bộ trưởng Kế hoạch Indonesia Bambang Brodjonegoro cho biết kế hoạch này có thể mất tới 10 năm để thực hiện.
Quyết định trên được Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo đưa ra chưa đầy 2 tuần sau khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia diễn ra hôm 17/4. Theo kế hoạch, Tổng thống Widodo sẽ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai vào tháng 10 tới.
Jakarta là thành phố lớn nhất ở Indonesia với dân số 9,6 triệu người, song vùng đô thị Jakarta có dân số gần 30 triệu người. Tình trạng ách tắc giao thông đang là nguyên nhân gây thiệt hại tới 7,04 tỷ USD kinh tế hàng năm của Jakarta. Hơn nữa, do vị trí nằm ở vùng đất thấp, thủ đô quốc gia vạn đảo này rất dễ bị ngập lụt khi triều cường.
Trước đây, Jakarta từng là cố đô của vương quốc Sunda thời trung cổ, sau đó là thành phố cảng Batavia trong thời thực dân Hà Lan, rồi trở thành thủ đô vào thập niên 1940 khi Indonesia tuyên bố độc lập. Thủ đô lớn hàng đầu thế giới này đang chìm dần vào nước biển, trung bình 18 cm mỗi năm.
Mật độ đường sá giao thông trong thành phố thấp đáng kể so với các thành thị khác trên thế giới, gây ra tình trạng kẹt xe gần như kinh niên./.
Theo Ngọc Hà/TTXVN
Indonesia xây cầu dài nhất nước ở eo biển Malacca Chính phủ Indonesia ngày 11.7 thông báo nước này có kế hoạch xây một cây cầu dài 7 km nối hai đảo Batam và Bintan ở eo biển Malacca, gần Singapore. Các xưởng đóng tàu được nhìn thấy trên đảo Batam của Indonesia Đây sẽ là cây cầu dài nhất ở Indonesia, với kinh phí ước tính lên tới 4.000 tỉ rupiah (6.500...