Tổng thống Indonesia bị tuyên phạm luật vì chặn internet ở Papua
Theo hội đồng xét xử, việc chính phủ làm chậm truy cập internet trong khi chưa tuyên bố tình trạng nguy hiểm là việc lạm dụng quyền lực.
Hôm nay (3/6), Tổng thống Indonesia và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nước này đã bị tuyên án vi phạm luật pháp khi cắt truy cập internet tại Papua và phải công khai xin lỗi người dân.
Tổng thống Indonesia, Joko Widodo (Nguồn : CNN Indonesia).
Tại phiên xét xử trực tuyến ngày 3/6, Tòa án Hành chính Nhà nước Jakarta (PTUN) tuyên bố hành động của chính phủ làm chậm truy cập băng thông internet và chặn hẳn internet tại các tỉnh Papua và Tây Papua trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 9/2019 là vi phạm luật pháp. Khi đó, tại tỉnh Papua diễn ra cuộc bạo loạn do phân biệt chủng tộc tại các ký túc xá sinh viên.
Theo hội đồng xét xử, việc chính phủ làm chậm truy cập internet trong khi chưa tuyên bố tình trạng nguy hiểm là việc lạm dụng quyền lực. Ngoài ra, việc chậm truy cập internet cũng ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và làm gián đoạn hoạt động của báo chí trong việc phản ánh tình hình đang diễn ra tại Papua vào thời điểm đó.
Video đang HOT
Tòa tuyên án, hai bị cáo là Tổng thống Joko Widodo và Bộ trưởng thông tin và truyền thông, Jhonny G phải công khai xin lỗi trước người dân Indonesia, đặc biệt là người dân Papua và miền Tây Papua, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí của phiên tòa. Bên cạnh đó, hai bị cáo cũng phải xin lỗi tất cả các cơ quan truyền thông báo chí vì sự thiếu chuyên nghiệp trong việc phong tỏa thông tin của khu vực Papua và Tây Papua thời điểm đó, chậm nhất 1 tháng sau phán quyết. Hội đồng xét xử cũng yêu cầu Tổng thống Joko Widodo và Bộ trưởng Jhonny G không lặp lại các hành động trên ở tất cả các khu vực trên toàn Indonesia.
Trước đó, ngày 22/1/2020, Tòa án Hành chính Nhà nước Jakarta đã tổ chức phiên điều trần về đơn khởi kiện của nhóm vận động những người ủng hộ báo chí bao gồm Liên minh Nhà báo độc lập và Mạng lưới bảo vệ tự do ngôn luận Đông Nam Á (SAFEnet) đối với Tổng thống Indonesia và Bộ trưởng Thông tin Truyền thông nước này. Mặc dù không tham gia phiên điều trần thời điểm đó, nhưng chính phủ Indonesia cho rằng các chính sách mà chính phủ đưa ra là phù hợp với luật pháp và quy định hiện hành.
Trong một tuyên bố chính thức, Bộ Thông tin truyền thông cho rằng, hành động cắt internet là không vi phạm pháp luật và có thể sẽ còn tiếp tục được lặp lại. Phát ngôn viên Bộ Thông tin truyền thông Indonesia,ông Ferdinandus nêu rõ, hành động này nhằm mục đích duy trì trật tự công cộng, ngăn phát tán lan tin giả trong các cuộc bạo loạn ở một số nơi và phù hợp với Luật thông tin và giao dịch điện tử Indonesia.
Trong khi đó, nhóm khởi kiện cho rằng, hành động cắt internet ở Papua là vi phạm Luật số 40 năm 1999 về Báo chí và Luật 12 năm 2005 về quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và cung cấp thông tin./.
Indonesia muốn dùng AI thay công chức
Tổng thống Indonesia Joko Widodo yêu cầu các cơ quan nhà nước loại bỏ hai bậc công chức và thay thế bằng trí tuệ nhân tạo trong năm 2020.
Bốn cấp bậc trong cơ quan chính phủ Indonesia sẽ được tinh giản còn hai bậc trong vòng hai năm tới nhằm cắt giảm bộ máy quan liêu, Tổng thống Widodo đưa ra tuyên bố trong cuộc gặp hôm 28/11 với giới lãnh đạo công ty lớn trong nỗ lực thay đổi cấu trúc nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
"Tôi đã yêu cầu Bộ trưởng Cải cách Hành chính và Quan liêu Syafruddin thay thế họ bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Bộ máy hành chính của chúng ta sẽ vận hành nhanh chóng hơn với AI", tổng thống nói.
Kế hoạch của Widodo cần được quốc hội Indonesia thông qua. Ông không tiết lộ thêm thông tin về vị trí nào trong chính phủ sẽ được loại bỏ và cách ứng dụng công nghệ trong kế hoạch này.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ra hiệu trong cuộc phỏng vấn báo chí tại phủ tổng thống ở thủ đô Jakarta, tháng 2/2016. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Indonesia lên kế hoạch cải cách hành chính mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi nền kinh tế. Widodo cho rằng đất nước nên chuyển dịch sang nền sản xuất cấp cao hơn, như xe điện và sử dụng các tài nguyên thô như than và bauxite trong hoạt động công nghiệp thay vì xuất khẩu ra nước ngoài.
Việc chuyển đổi này đòi hỏi phải thu hút đầu tư nước ngoài và Widodo tuyên bố ông sẽ cải thiện môi trường kinh doanh bằng việc sửa đổi hàng chục quy định chồng chéo và khắc phục tình trạng quan liêu.
Chính phủ Indonesia sẽ trình quốc hội xem xét hai dự luật về cải cách thuế và giải quyết vấn đề lao động. Widodo, 57 tuổi, tái đắc cử tổng thống Indonesia hồi tháng 5. Các đảng chính trị trong liên minh ủng hộ Widodo kiểm soát 74% ghế trong quốc hội Indonesia, giúp ông dễ dàng thúc đẩy thông qua tiến trình ban hành luật.
Theo Nhật Duy (VNE)
Indonesia tổ chức kỷ niệm trực tuyến ngày ra đời học thuyết Pancasila Hôm 1/6 tại cung điện nhà nước, Indonesia tổ chức lễ kỷ niệm trực tuyến 75 năm ngày ra đời học thuyết Pancasila. Học thuyết Pancasila được coi là nền tảng và nguyên tắc hoạt động của quốc gia vạn đảo. Indonesia tổ chức kỷ niệm trực tuyến ngày ra đời học thuyết Pancasila.Ảnh: MetroTV. Tham dự buổi lễ trên có Tổng thống,...