Tổng thống Hàn Quốc ra lệnh cử một nhóm viện trợ tới Lào
Chi tiết của các biện pháp hỗ trợ của Seoul, trong đó có quy mô của phái bộ hỗ trợ, sẽ được quyết định tại một cuộc họp diễn ra vào chiều cùng ngày.
Cảnh ngập lụt sau khi đập thủy điện ở tỉnh Attapeu, Lào bị vỡ. Nguồn: THX/TTXVN.
Hãng Yonhap đưa tin ngày 25.7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ra lệnh cử một nhóm viện trợ khẩn cấp tới Lào, nơi mưa lớn đã dẫn tới vỡ một con đập do các công ty của Hàn Quốc xây dựng, khiến nhiều người mất tích và hàng nghìn người phải sơ tán.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc, ông Kim Eui-kyeom cho biết: “Tổng thống Moon đã ra lệnh cho chính phủ phải đề xuất những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ, trong đó có việc cử một nhóm viện trợ khẩn cấp tới Lào.”
Video đang HOT
Chi tiết của các biện pháp hỗ trợ của Seoul, trong đó có quy mô của phái bộ hỗ trợ, sẽ được quyết định tại một cuộc họp diễn ra vào chiều cùng ngày, với sự tham gia các Thứ trưởng của các cơ quan hữu quan.
Theo PV (Vietnam Plus)
Nhiều người Việt Nam từ vùng vỡ đập thủy điện ở Lào bắt đầu về nước
Nước lũ vùng đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy (tỉnh Attapeu, Lào) bắt đầu rút nhưng công tác cứu hộ vẫn đang được tích cực triển khai. Trong ngày 25.7, nhiều đoàn cứu trợ từ Việt Nam thông qua cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) đã sang Lào thực hiện công tác cứu trợ đồng bào vùng lũ.
Chiều 25.7, trao đổi qua điện thoại với Dân Việt, ông Sengpphaylin Chanthavisouk - Trưởng phòng Xây dựng Đảng - Ban Tổ chức Attapeu (Lào) cho biết, hiện nước ở vùng thủy điện vỡ bắt đầu rút, công tác cứu hộ cứu nạn đang được tiếp tục. Những người dân ở vùng lũ cũng được di dời đến tại các khu tập trung an toàn, nhà vùng lũ không còn ở được. Mức ảnh hưởng do vỡ đập thủy điện là rất lớn, có nhiều người chết và mất tích. Người Việt Nam ở gần khu vực thủy điện vỡ rất ít.
Xe chở khách từ Attapeu về nước tránh lũ.
Sáng nay (25.7), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã cử đoàn cứu trợ, y bác sỹ gồm 14 người sang Lào phối hợp với Bệnh viện Attapeu để thực hiện công tác cứu chữa, điều trị các nạn nhân vùng ngập lũ. Theo đó, HAGL chuyển 100.000 gói mì ăn liền, 50 tấn gạo, 2.000 bộ quần áo, 100 túi đựng chuyên dùng trong y tế, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác. Tất cả số hàng hóa trên dự kiến sẽ tập kết tại Attapeu vào 17h hôm nay, 25.7.
Trong ngày, Tập đoàn HAGL cũng đã liên hệ thuê máy bay trực thăng từ Viêng Chăn xuống để ứng cứu 26 công nhân đang bị mắc kẹt trong các nông trường cao su ra nơi an toàn. Song hành cùng các hoạt động cứu trợ nói trên, đích thân Chủ tịch Tập đoàn HAGL - Ông Đoàn Nguyên Đức cũng sẽ có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu trợ trong ngày hôm nay.
Nhiều người dân vùng lũ ở Attapeu bắt đầu về nước.
Trong ngày 25.7, tại cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum), PV Dân Việtghi nhận, nhiều đoàn xe cứu trợ lưu thông Attapeu tham gia cứu trợ cho người dân vùng lũ. Đồng thời, có nhiều người Việt ở vùng lũ ở Attapeu đón xe về nước.
Xe cứu hộ trong nước sang Attapeu tham gia cứu hộ.
Theo chị Cao Thị Tương (công nhân làm ở Attapeu, Lào - nhà ở Đắk Lắk) có mặt tại cửa khẩu Bờ Y, lúc chị đang làm ở trong nông trường cách thủy điện vỡ một con sông thì nghe thông báo nước sông dâng lên cuồn cuộn và hô hào mọi người chạy ngay lên vùng cao. Thấy vậy, chị Tương vội vàng chạy cùng mọi người lên vùng đất cao tránh lũ. Không lâu sau nhìn lại, chị chỉ thấy vùng đất thành một biển nước mênh mông. Do ở xa thủy điện nên chị may mắn không bị nguy hiểm.
Bà Bùi Thị Lịch - một người bán hàng gần Trạm kiểm soát về nội đị cửa khẩu Bờ Y cho biết, từ 2 ngày nay, lượng người về nước rất đông. "Ban đầu không rõ chuyện gì, sau nghe nói vỡ đập thủy điện nên nhiều người phải về quê tránh lũ", bà Lịch cho hay.
Theo Danviet
Cuộc chiến tuyệt vọng suốt 24 giờ ngăn vỡ đập thủy điện ở Lào Các kỹ sư đã vật lộn suốt 24 giờ nhằm ngăn chặn sự cố vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy ở Lào nhưng thất bại vì mưa lớn, Chủ thầu Hàn Quốc SK Engineering & Construction Co khẳng định và cho biết thêm rằng, họ đã hỗ trợ nỗ lực cứu hộ sau khi một đập phụ trị giá 1 tỷ USD bị...