Tổng thống Hàn Quốc lần đầu phát biểu trước 150.000 người dân Triều Tiên
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm thứ Tư đã lần đầu tiên phát biểu trước 150.000 người dân Triều Tiên tại một sân vận động lớn ở Bình Nhưỡng trong chuyến thăm ba ngày của ông tới Triều Tiên.
Triều Tiên và Hàn Quốc tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai miền Tổng thống Trump ca ngợi các cam kết hạt nhân của lãnh đạo Triều Tiên
“Hãy tiến một bước lớn hướng tới hòa bình và bước vào một tương lai mới cùng nhau,” ông Moon nói với người dân Triều Tiên.
Tham dự sự kiện này còn có các quan chức cấp cao của Triều Tiên, trong đó có cả Chủ tịch Kim Jong-un.
Trước khi ông Moon đứng lên phát biểu, Chủ tịch Kim đã có lời giới thiệu với Tổng thống Hàn Quốc: “sự kiện này ngày hôm nay sẽ trở thành một khoảnh khắc vĩ đại trong lịch sử”.
Video đang HOT
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã được cải thiện đáng kể kể từ đầu năm, khi lãnh đạo hai nước liên tiếp tổ chức các hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Vào tháng Sáu, Chủ tịch Kim Jong-un đã đạt được thỏa thuận với Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cam kết sẽ dỡ bỏ các bãi thử tên lửa và cơ sở nghiên cứu hạt nhân, đổi lại việc Mỹ-Hàn dừng các cuộc tập trận và dỡ bỏ các lệnh cấm vận kinh tế.
Theo tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba hôm 19/9, Bình Nhưỡng đã hứa sẽ đóng cửa bãi thử tên lửa tại Tongchang-ri và tháo dỡ hoàn toàn các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon, trong khi Seoul và Bình Nhưỡng đã đồng ý bắt đầu hợp tác để kết nối hệ thống đường bộ và đường sắt của hai miền trước cuối năm.
Ngoài ra, các Bộ trưởng Quốc phòng hai bên đã ký một thỏa thuận quân sự sau hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo. Theo hiệp định này, hai miền Triều Tiên cam kết sẽ thành lập một ủy ban quân sự chung để tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và thiết lập một khu vực không có các hoạt động quân sự trên vùng biển Hoàng Hải và biển Nhật Bản.
Huy Vũ
Theo ngaynay/Sputnik
Thời kỳ "mặn nồng" ngắn ngủi giữa Triều Tiên và Hàn Quốc
Hiện tại, tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang có dấu hiệu hạ nhiệt với việc Triều Tiên và Hàn Quốc bất ngờ nối lại đối thoại. Ít ai biết rằng trong quá khứ, cả 2 nước này cũng đã từng thân thiện với nhau.
Vào ngày 7.7.1988, khi Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc, Tổng thống Hàn Quốc lúc ấy là Rho Tae-woo đã đưa ra kế hoạch "chủ động, khuyến khích giao lưu giữa người dân Triều Tiên và Hàn Quốc, bao gồm các chính trị gia, doanh nhân, phóng viên, lãnh đạo văn hóa, tôn giáo, nghệ sĩ, học giả và sinh viên". Dù tương tự như chính sách Ostpolitik của Tây Đức - vốn dùng để hàn gắn sự cách biệt và thống nhất nước Đức, thế nhưng phải mất hơn 10 năm, chính sách có tên Nordpolitik của cựu Tổng thống Rho mới đi vào thực tế.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il bắt tay với tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung ở sân bay Sunan tại Bình Nhưỡng vào ngày 13.7.2000. Ảnh: Pool/Reuters
Vào năm 2000, lần đầu tiên kể từ thời điểm 2 miền Triều Tiên bị tách biệt, lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đã gặp gỡ tại Bình Nhưỡng. Trong lần gặp gỡ này, Tổng thống Hàn Quốc lúc đó là Kim Dae-jung đã trấn an nhà lãnh đạo Kim Jong-il rằng Seoul muốn chung sống hòa bình với Bình Nhưỡng chứ không có ý định "nuốt chửng" nước này.
Sau lần cuộc gặp thượng đỉnh, chính phủ 2 bên đã mở rộng nhiều hoạt động hòa bình xuyên biên giới như hỗ trợ nhân đạo, phát triển và hợp tác kinh tế, thương mại và trao đổi văn hóa-xã hội. Kết quả là chỉ sau vài năm Nordpolitik được triển khai, hơn nửa triệu người đã di chuyển qua biên giới giữa 2 nước và gần 2 triệu du khách Hàn Quốc ghé thăm Triều Tiên.
Thế nhưng, quá trình hòa bình này đã biến mất, thay vào đó là 1 mối quan hệ như nước với lửa kéo dài trong nhiều năm.
Điều gì đã xảy ra?
Theo Bussiness Insider, sự thân thiện giữa 2 miền đã chấm dứt sau Thông điệp Liên bang năm 2002 của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush. Cụ thể, ông Bush lần đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ "trục ma quỷ", gồm các kẻ thù của Mỹ là Iraq, Iran và CHDCND Triều Tiên - đánh dấu 1 sự thay đổi trong chính sách của Mỹ và Hàn Quốc đối với nước này theo chiều hướng cứng rắn hơn.
Dường như việc này, kết hợp với bóng ma chiến tranh Triều Tiên vẫn chưa hoàn toàn biến mất, đã khiến Bình Nhưỡng quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân để đảm bảo sự sống còn của mình. Từ đó đến này, Triều Tiên luôn tuyên bố chương trình tên lửa và hạt nhân của mình không đe dọa an ninh và hòa bình trong khu vực mà là để "phòng vệ".
Hi vọng về hòa bình
Ngày 5.1, theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đã ngỏ lời đồng ý với đề xuất do Seoul đưa ra về việc tiến hành hội đàm cấp cao giữa hai nước. Các chủ đề chính trong chương trình nghị sự của cuộc hội đàm là làm thế nào để cải thiện mối quan hệ bị đình trệ từ lâu giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Ngoài ra, hai nước cũng sẽ trao đổi về kế hoạch cử đoàn vận động viên Triều Tiên tới tham dự Thế vận hội mùa đông PyeongChang do Hàn Quốc đăng cai vào tháng tới.
Đường dây nóng liên Triều đã được nối lại - tín hiệu đầu tiên của quá trình làm ấm lên mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng đã xuất hiện. Hòa bình sẽ quay trở lại bán đảo Triều Tiên? Đó là việc không ai dự đoán được. Tuy nhiên, nếu đối thoại thành công, một cái bắt tay giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in là điều hoàn toàn có thể.
Theo Danviet
Hậu hội nghị thượng đỉnh liên triều, Mỹ sẵn sàng nối lại đàm phán với Triều Tiên Bình Nhưỡng hôm 19/9 cam kết dỡ bỏ các cơ sở thử tên lửa then chốt và gợi ý khả năng đóng cửa lò hạt nhân Yongbyon nếu Mỹ có hành động thiện chí. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ông đã mời Ngoại trưởng Triều Tiên tới New York trong tuần tới, nhằm hoàn thiện tiến trình phi hạt nhân hóa...