Tổng thống Duterte nói họ hàng có thể đã tham gia IS
Tổng thống Philippines Duterte cho biết một số thành viên trong gia đình ông có thể đã là thành viên của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết có họ hàng là thành viên của nhóm ly khai mang tên Mặt trận độc lập Hồi giáo Moro (MI) và Mặt trận độc lập quốc gia Moro (MN) và họ có thể đã gia nhập IS.
“Nói một cách thẳng thắn, tôi có họ hàng đứng về phe khác, với MI và MN. Tôi nghe nói một số người trong bọn họ đang hợp tác với IS”, Duterte nói với trang tin tức trực tuyến Rappler.
Người đứng đầu Philippines liên kết hai vụ đánh bom gần đây với tổ chức khủng bố IS, thừa nhận khả năng IS đã hiện diện tại nước này. “IS dường như ở khắp mọi nơi”, ông Duterte nói.
Video đang HOT
Duterte cho biết vụ nổ tại chợ đêm ở Davao hồi tháng 9/2016 giết chết 14 người, làm bị thương 70 người và vụ nổ ngoài nhà thờ vùng Cotabato đêm Giáng sinh khiến 13 người bị thương, đều có liên quan đến IS.
Nhóm phiến quân Abu Sayyaf, có liên kết với IS, nhận trách nhiệm vụ tấn công ở Davao, nhưng thời điểm đó, ông Duterte cho biết cơ quan điều tra tìm kiếm khả năng dính líu của các băng đảng ma túy.
Abu Sayyaf có trụ sở ở miền tây nam Philippines, nơi tổ chức Hồi giáo Moro dẫn đầu cuộc nổi dậy đầy bạo lực kéo dài nhiều thập kỷ.
Theo thống kê của CNN, ít nhất 5.927 người đã chết vì cuộc chiến chống ma túy mạnh tay của Tổng thống Duterte từ khi ông nhậm chức hôm 1/7 năm ngoái.
Văn Việt
Theo VNE
Tổng thống Philippines kêu gọi Abu Sayyaf dừng bắt cóc, bắt đầu đối thoại
Tổng thống Rodigo Duterte hôm nay kêu gọi những kẻ nổi dậy Abu Sayyaf chấm dứt chiến dịch cướp biển, bắt cóc và bắt đầu đối thoại với ông.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters
"Tôi có thể đánh bom chúng, nhưng điều đó sẽ đem lại gì cho chúng ta? Bạn giết 20.000 tên, bạn quét sạch, cho chúng nổ tung. Nhưng điều đó có đem lại cho chúng ta hoà bình nếu tôi dùng vũ lực hay không?", ông Duterte hôm nay nói sau khi thăm các binh sĩ bị thương khi chiến đấu với Abu Sayyaf.
Cách đây vài tháng, ông cho rằng không có giải pháp hoà bình khi đối phó với Abu Sayyaf. Nhưng khi 10.000 quân ở miền nam Philippines không thể ngăn chặn nạn bắt cóc con tin và dân thường gặp nguy hiểm, ông nói chiến tranh tổng lực không phải là câu trả lời.
"Nếu các bạn muốn nói chuyện, tôi sẽ đến gặp chúng ở bất cứ nơi nào. Tôi có thể đi một mình. Hãy cho dân ta một cơ hội", ông cho biết.
Phiến quân Abu Sayyaf sống tại các đảo thành trì Jolo và Basilan, đang bắt 22 con tin, hầu hết là người nước ngoài, đòi hàng nghìn đôla Mỹ tiền chuộc. Chúng chặt đầu hai con tin Canada hồi đầu năm nay, khiến cộng đồng quốc tế lên án.
Ông Duterte cho rằng các cuộc thảo luận có thể diễn ra nếu phiến quân dừng những hành vi bất hợp pháp. "Tôi sẽ xây bệnh viện tại Basilan, đừng bắt cóc công nhân, hãy cho họ làm việc, nếu các người có thể dừng điều đó được một lúc, chúng ta sẽ thảo luận", ông nói.
Abu Sayyaf, nghĩa là "Người cầm gươm", cũng đang trở thành mối quan ngại lớn với Malaysia và Indonesia, khi các thuỷ thủ tàu thương mại của họ nằm trong số những người bị bắt cóc.
Trọng Giáp
Theo VNE
Quân đội Philippines giao tranh ác liệt với nhóm Hồi giáo Abu Sayyaf Theo nguồn tin an ninh Philippines, ngày 18/11, một vụ giao tranh ác liệt đã nổ ra giữa binh sỹ chính phủ và phiến quân Abu Sayyaf tại thị trấn Patikul, tỉnh Sulu, miền Nam nước này khiến ít nhất 14 người thiệt mạng, trong đó có 10 tay súng Abu Sayyaf và 4 binh sỹ chính phủ. Thành viên nhóm Abu Sayyaf....