Tổng thống Đức tuyên bố ứng cử nhiệm kỳ thứ hai
Ngày 28/5, Tổng thống LB Đức Frank- Walter Steinmeier đã tuyên bố tiếp tục ứng cử nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tại Luebec, Đức, ngày 9/7/2020. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong một tuyên bố ngắn tại Berlin, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, 65 tuổi, nêu rõ hiện là thời điểm đầy khó khăn, nước Đức đang đứng trước cuộc bầu cử quốc hội hết sức quan trọng với những biến động về chính trị và nhiều vấn đề phức tạp khác. Ông nhấn mạnh thời điểm này chính là một bước ngoặt đối với nước Đức và ông muốn tranh cử với hy vọng có thêm nhiệm kỳ Tổng thống liên bang lần thứ hai để tiếp tục đồng hành cùng đất nước trên con đường hướng tới tương lai.
Nhiệm kỳ hiện tại của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier sẽ kết thúc vào tháng 2/2022. Theo Hiến pháp Đức, Hội nghị liên bang, bao gồm toàn bộ thành viên của Quốc hội liên bang và đại diện đến từ các bang, sẽ bầu ra Tổng thống Đức tiếp theo, dự kiến vào ngày 13/2/2022. Thành phần của Hội nghị liên bang phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 9 tới cũng như kết quả các cuộc bầu cử tại các bang. Do hiện chưa thể xác định thành phần của Hội nghị liên bang, Tổng thống Steinmeier cho biết ông không thể dựa vào thế đa số ngay từ đầu tại Hội nghị liên bang, song ông cũng khẳng định ông “không tranh cử vì sự thuận lợi, mà là vì niềm tin”. Nếu được bầu, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier sẽ tiếp tục đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm nữa.
Phản ứng trước tuyên bố của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, Chủ tịch đảng Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU) Markus Sder đã cho biết CSU ghi nhận nhận thông báo của Tổng thống liên bang với sự tôn trọng lớn. Tuy nhiên, quyết định sẽ chỉ được đưa ra sau cuộc tổng tuyển cử tới. CDU (đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo) và CSU sẽ cùng thảo luận về vấn đề này. Đồng Chủ tịch đảng Xanh Annalena Baerbock và Robert Habeck cũng cho biết người đứng đầu đất nước nhiệm kỳ tiếp theo sẽ chỉ được “quyết định sau cuộc bầu cử liên bang”.
Trước đó, lãnh đạo đảng FDP Christian Lindner cho biết đảng này và Thủ hiến bang Thringen Bodo Ramelow thuộc đảng Cánh tả (Die Linke) cũng đã bày tỏ sự ủng hộ ông Steinmeier nếu ông tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ 2. Theo ông Ramelow, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã lãnh đạo đất nước rất hiệu quả trong giai đoạn khó khăn của đại dịch và nước Đức tiếp tục cần một vị tổng thống như vậy, đặc biệt là trong giai đoạn hậu đại dịch COVID-19 tới đây.
Trước cuộc bầu cử năm 2017, các đảng cầm quyền lúc đó gồm liên đảng bảo thủ CDU/CSU và đảng Dân chủ xã hội (SPD), đã nhất trí đề cử ông Frank-Walter Steinmeier – khi đó là thành viên của SPD và giữ chức Ngoại trưởng Đức – làm ứng cử viên tổng thống. Trong cuộc bầu cử tại Hội nghị liên bang tháng 2/2017, ông Steinmeier nhận được thêm sự ủng hộ của đảng Dân chủ tự do (FDP) và đảng Xanh, đạt 74,3% số phiếu ủng hộ và trở thành tổng thống liên bang thứ 12 của CHLB Đức.
Video đang HOT
Luật phòng chống lây nhiễm mới của Đức "vượt ải" Hội đồng Liên bang
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tại phiên họp bất thường thảo luận về luật mới nêu trên, Hội đồng Liên bang không có ý kiến phản đối đối với dự thảo sửa đổi Luật Phòng chống lây nhiễm.
Người dân xếp hàng tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Berlin, Đức, ngày 12/4/2021. (Nguồn: THX/TTXVN)
Bất chấp những bất đồng liên quan tới Luật Phòng chống lây nhiễm mới vừa được Quốc hội thông qua, Hội đồng Liên bang Đức cuối cùng cũng đã chấp thuận luật mới này, mở đường để Tổng thống liên bang Frank-Walter Steinmeier ký ban hành.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tại phiên họp bất thường thảo luận về luật mới nêu trên, Hội đồng Liên bang không có ý kiến phản đối đối với dự thảo sửa đổi Luật Phòng chống lây nhiễm do liên minh cầm quyền CDU/CSU và SPD đệ trình và đã được quốc hội thông qua một ngày trước đó.
Tuy nhiên cũng đã có nhiều ý kiến bày tỏ hoài nghi về luật mới liên quan việc trao quyền cho liên bang trong công tác phòng chống đại dịch.
Theo Chủ tịch Hội đồng Liên bang, người hiện là Thủ hiến bang Sachsen-Anhalt Reiner Haseloff, việc phê chuẩn luật này là một "điểm thấp trong văn hóa liên bang của CHLB Đức."
Bày tỏ hoài nghi về tính pháp lý như việc áp đặt lệnh giới nghiêm, các đại biểu Hội đồng Liên bang cũng cho rằng luật mới có vấn đề thực tế khi triển khai thực hiện như việc đóng cửa các trường học khi có chỉ số lây nhiễm cao.
Tuy nhiên, bất chấp những quan ngại này, Hội đồng Liên bang cũng không có ý kiến phản đối trong bối cảnh tình hình dịch bệnh căng thẳng hiện nay, "bật đèn xanh" cho Tổng thống Steinmeier ký ban hành để có hiệu lực chính thức, dự kiến ngay từ cuối tuần này.
Luật mới sẽ cho phép chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel áp đặt "phanh khẩn cấp" nhằm thiết lập các quy định chặt chẽ hơn trên toàn quốc để đối phó với đại dịch.
Theo luật mới, một quận/huyện/thành phố có tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày vượt quá 100 ca/100.000 dân sẽ phải áp đặt lệnh giới nghiêm từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng.
Quy định mới cũng sẽ yêu cầu bắt buộc hạn chế tiếp xúc ở nơi công cộng cũng như các khu vực tư nhân, theo đó những người trong cùng một nhà chỉ được phép gặp một người ngoài, không tính trẻ dưới 14 tuổi.
Đối với các trường học, giáo viên và học sinh phải xét nghiệm 2 lần/tuần để có thể học ở trường, nhưng trong trường hợp chỉ số lây nhiễm trên 100/100.000 sẽ phải học xen kẽ giữa ở trường và ở nhà. Nếu chỉ số này cao hơn 165, học sinh sẽ bắt buộc phải học trực tuyến hoặc từ xa.
Các cửa hàng bán nhu yếu phẩm thiết yếu như siêu thị hay hiệu thuốc vẫn được mở cửa không phụ thuộc vào chỉ số lây nhiễm, nhưng khi chỉ số lây nhiễm ở mức từ 100-150, mọi người phải đặt lịch hẹn trước để đi mua hàng và phải trình kết quả xét nghiệm âm tính được thực hiện ngay trước đó.
Luật mới cũng có những quy định cụ thể đối với những người làm ở các công sở và công ty, các hoạt động thể thao, công viên giải trí, vườn thú cũng như các sự kiện khác. Các quy định có thể có hiệu lực sớm nhất từ cuối tuần này và trước mắt được áp dụng tới ngày 30/6 tới.
Cùng ngày 22/4, phát biểu trước Hội đồng Liên bang, Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn cho rằng việc ưu tiên tiêm chủng phòng COVID-19 ở Đức sẽ được dỡ bỏ trên toàn liên bang vào tháng 6 tới.
Đức kỳ vọng sẽ tiếp nhận được đủ lượng vaccine trong thời gian tới để có thể dỡ bỏ được quy định về ưu tiên tiêm chủng, theo đó tất cả những người trường thành đều có thể đề nghị được tiêm vaccine phòng dịch.
Ngoại trừ vaccine BioNTech/Pfizer được phép tiêm cho người từ 16 tuổi, những vaccine khác chỉ cho phép tiêm với những người từ 18 tuổi.
Vaccine AstraZeneca được khuyến nghị sử dụng cho những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, hiện có 3 bang vẫn triển khai tiêm AstraZeneca cho mọi lứa tuổi, riêng nhũng người dưới 60 tuổi sẽ được giải thích kỹ lưỡng trước khi tiêm phòng.
Theo thông báo của Thủ hiến bang Sachsen Michael Kretschmer, nước Đức muốn đặt mua tổng cộng 30 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga từ tháng 6 đến tháng 8 tới.
Ông đưa ra thông báo trên trong chuyến thăm Moskva, đồng thời nhấn mạnh điều kiện cho việc triển khai tiêm phòng này là Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) phải chấp thuận cho sử dụng ở châu Âu.
Ông cũng bày tỏ việc phê duyệt có thể được EMA đưa ra vào tháng 5 này. Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel phê phán một số nước EU đã cho tiêm chủng vaccine Sputnik V khi chưa được EMA chấp thuận.
Sáng 22/4, Viện Dịch tễ Robert Koch (RKI) thông báo trong 24 giờ qua cả nước Đức đã ghi nhận thêm 29.518 ca nhiễm mới và 259 ca tử vong. Hiện chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày ở Đức là 161,1/100.000 dân.
Hơn 130 triệu ca Covid-19 toàn cầu, Tổng thống Đức tiêm vaccine AstraZeneca Thế giới ghi nhận hơn 130 triệu người nhiễm, hơn 2,8 triệu người chết do nCoV, trong khi Tổng thống Đức Steinmeier, 65 tuổi, đã tiêm vaccine của AstraZeneca. Thế giới đã ghi nhận 130.134.885 ca nhiễm nCoV và 2.838.743 ca tử vong, tăng lần lượt 710.227 và 12.177, trong khi 104.868.063 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực...