Tổng thống Donald Trump nghĩ gì khi giao nhiệm vụ “bất khả thi” cho con rể?
Con rể của Tổng thống Donald Trump, Jared Kushner, được bổ sung vào nhóm đàm phán thương mại với Trung Quốc giữa lúc hai bên đang nỗ lực đạt thỏa thuận giai đoạn 1 để tránh đòn thuế mới có hiệu lực vào ngày 15-12 tới.
Những nguồn tin gần gũi các cuộc đàm phán Mỹ-Trung cho biết ông Kushner, người đã giúp hiệp định thương mại Mỹ- Mexico-Canada (USMCA) trở thành hiện thực, đã tăng tần suất tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán với Trung Quốc trong hai tuần qua.
Tổng thống Trump đưa con rể vào nhóm đàm phán với Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Trong khi các cuộc đàm phán đạt được một số tiến bộ, những nguồn tin này cho biết hai bên vẫn chưa thống nhất về mức độ Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan hiện có đối với hàng hóa Trung Quốc và các cam kết cụ thể của Bắc Kinh về việc tăng cường mua sản phẩm nông nghiệp của Washington.
Một quan chức Nhà Trắng xác nhận sự tham gia của ông Kushner trong nhóm đàm phán nhưng từ chối cung cấp chi tiết về ảnh hưởng của con rể ông Trump đối với các cuộc đàm phán.
Video đang HOT
Quan chức giấu tên này nói thêm ông Kushner, người đảm nhận nhiều chức vụ trong Nhà Trắng, gần đây đã có cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Cui Tiankai.
Theo các chuyên gia thương mại, hai người đã gặp nhau nhiều lần kể từ khi ông Trump nhậm chức.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã dẫn đầu các cuộc đàm phán với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trong hai năm qua thảo luận về một loạt khiếu nại của Mỹ về các hoạt động thương mại và trợ cấp của Trung Quốc, bao gồm cả việc buộc chuyển giao công nghệ Mỹ cho các công ty Trung Quốc.
Quan chức Nhà Trắng nói trên cho hay: “Ông Jared đã tham gia vào quá trình này ngay từ đầu với sự phối hợp đầy đủ cùng sự hỗ trợ của ông Lighthizer và Bộ trưởng Mnuchin”.
Ông Kushner từng đóng một vai trò quan trọng trong những giai đoạn sau của các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ với Canada và Mexico vào năm 2018 để thay thế Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), giúp giải quyết những bất đồng cuối cùng. Ông Lighthizer nói rằng thỏa thuận USMCA sẽ không xảy ra nếu không nhờ có ông Kushner.
Tuy nhiên, con rể ông Trump đã gặp nhiều thách thức trong 3 năm qua, gồm nỗ lực phát triển kế hoạch hòa bình ở Trung Đông, thực hiện các thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ, tư vấn cho ông Trump về việc giải quyết vấn đề chất gây nghiện opioid và các vấn đề khác tại Bộ Cựu chiến binh.
Xuân Mai (Theo Reuters)
Theo nld.com.vn
Hội nghị ASEAN xoay quanh căng thẳng Biển Đông và hiệp định RCEP
Việc sớm ký kết hiệp định thương mại khu vực cũng như tình hình căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua là chủ đề chính các cuộc thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 35.
Theo AP, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 với sự tham gia của lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác quan trọng tại châu Á - Thái Bình Dương khai mạc hôm 2/11 tại Bangkok, Thái Lan mà không có sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong ngày 3/11, lãnh các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc thảo luận về một thỏa thuận thương mại khu vực và giải quyết tranh chấp trên biển. Thủ tướng nước chủ nhà Prayuth Chan-ocha kêu gọi các nước sớm đạt được đồng thuận và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực (RCEP) vào đầu năm 2020.
Lãnh đạo các nước ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 35 ở Thái Lan. Ảnh: AP.
"Chúng tôi cam kết ký thỏa thuận RCEP tại Việt Nam vào năm 2020", bản dự thảo tuyên bố lãnh đạo Hội nghị Cấp cao ASEAN 2020 có đoạn, theo AP.
Bên cạnh RCEP, đại diện các quốc gia cũng thảo luận về những diễn biến căng thẳng thời gian qua trên Biển Đông. Là nước có những động thái gây phức tạp tình hình, xâm phạm chủ quyền các quốc gia khác trên Biển Đông thời gian qua, nhưng Trung Quốc lại tiếp tục tuyên bố "ủng hộ ổn định ở khu vực" và hoan nghênh bước tiến trong đàm phán COC.
Mặc dù vậy, hai nhà ngoại giao ASEAN nói với AP về nghi ngại của các quốc gia ASEAN trước các động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông ngăn cản tiến triển các cuộc đàm phán về COC.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục không tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN làm dấy lên lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng đối với các quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị tại khu vực.
Năm 2018, ông Trump đã cử Phó tổng thống Mike Pence tham dự Hội nghị tổ chức ở Singapore. Năm nay, đại diện Mỹ tham dự Hội nghị là trợ lý an ninh quốc gia Robert O'Brien, trong bối cảnh ông Trump và cấp phó bận rộn với chiến dịch vận động trong nước, trước thềm bầu cử 2020.
Theo Zing.vn
Trung Quốc 'mượn gió' quyết chơi Mỹ một vố đau Bắc Kinh đang tìm các biện pháp trừng phạt trả đũa nhằm vào Washington, với lý do nước này không tuân thủ theo phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hãng Reuters cho biết, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DBS) của WTO sẽ xem xét vụ việc có từ thời cựu Tổng thống Obama vào ngày 28/10 tới. Trước...