Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh đổi tên Vịnh Mexico và Núi Denali
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã gây chú ý với một sắc lệnh đặc biệt liên quan đến hai địa danh mang tính biểu tượng của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, ông quyết định đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh châu Mỹ, đồng thời khôi phục tên gọi Núi McKinley cho ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ. Quyết định này nhanh chóng trở thành tâm điểm tranh luận, phản ánh phong cách lãnh đạo mang dấu ấn cá nhân của ông Trump.
Quyết định này yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Doug Burgum – người được ông Trump bổ nhiệm, thực hiện việc thay đổi trên các tài liệu chính thức và bản đồ liên bang. Tuy nhiên, tên gọi của hai địa danh trên trong phạm vi quốc tế sẽ không bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Sắc lệnh nêu rõ lý do đổi tên Núi Denali là để vinh danh Tổng thống William McKinley, người đã đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy ngành sản xuất của Mỹ thông qua các chính sách thuế quan hiệu quả. Những chính sách này không chỉ giúp phát triển công nghiệp nội địa mà còn nâng tầm ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế. Núi McKinley được chính thức đặt tên vào năm 1917 để tưởng nhớ vị tổng thống này sau khi ông bị á.m sá.t vào năm 1901.
Năm 2015, dưới thời Tổng thống Barack Obama, ngọn núi được đổi tên thành Denali theo tên gọi trong tiếng của người bản địa Koyukon Athabaskans. Denali có nghĩa là “Cao cả” và là tên truyền thống của ngọn núi này trong văn hóa bản địa Alaska.
Việc khôi phục tên gọi Núi McKinley được cho là có ý nghĩa cá nhân đối với ông Trump, người từng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống McKinley. Trong một cuộc mít tinh trước khi nhậm chức, ông Trump đã ca ngợi ông McKinley là một Tổng thống vĩ đại và một doanh nhân xuất sắc.
Ngoài việc đổi tên ngọn núi, ông Trump cũng quyết định đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh châu Mỹ. Trong bài phát biểu về chính sách thuế quan, ông Trump đã lý giải rằng tên gọi mới này phù hợp hơn và thể hiện rõ sự gắn kết lãnh thổ và tinh thần thống nhất của khu vực.
Các quyết định này được ông Trump đưa ra nhằm thể hiện tinh thần dân tộc, tôn vinh lịch sử và thúc đẩy giá trị truyền thống của Mỹ. Tuy nhiên, động thái này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi, đặc biệt trong dư luận quốc tế và từ các nhóm ủng hộ bảo tồn văn hóa bản địa.
Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ khẩn cấp các gia đình nạ.n nhâ.n vụ ta.i nạ.n máy bay
Ngày 10/1, Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ cấp khoản trợ cấp ban đầu trị giá 3 triệu won (2.057 USD) cho gia đình các nạ.n nhâ.n trong vụ ta.i nạ.n máy bay của hãng hàng không Jeju Air.
Hiện trường vụ ta.i nạ.n máy bay của hãng Jeju Air tại Muan, Hàn Quốc, ngày 5/1/2025. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban phòng chống ta.i nạ.n và quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc, quyền Bộ trưởng Nội vụ Ko Ki Dong cho biết cùng ngày, chính phủ sẽ trợ cấp phí sinh hoạt khẩn cấp, dù giai đoạn gây quỹ công vẫn chưa kết thúc. Theo ông, nhà chức trách sẽ hỗ trợ dịch vụ chăm sóc khẩn cấp một cách linh hoạt tùy vào hoàn cảnh riêng của gia đình nạ.n nhâ.n.
Về công tác điều tra nguyên nhân vụ rơi máy bay, quan chức trên nói rằng Hàn Quốc và Mỹ đã bắt đầu trích xuất dữ liệu chuyến bay, đồng thời chính phủ cam kết điều tra kỹ lưỡng dựa trên nguyên tắc khách quan, công bằng và minh bạch. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng hoàn tất cuộc thanh tra đặc biệt về cơ sở đảm bảo an toàn chuyến bay tại 13 sân bay trên cả nước và đang tiến hành phân tích kết quả.
Liên quan đến vấn đề an toàn hàng không, cảnh sát Jeju vừa bắt giữ 1 nam giới Trung Quốc sử dụng máy bay không người lái quay phim trái phép sân bay quốc tế Jeju - nơi được xem là cơ sở quan trọng quốc gia của Hàn Quốc cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn thông tin từ Cơ quan Cảnh sát Jeju cùng ngày 10/1 cho biết cơ quan này đang tạm giữ và điều tra 1 nam du khách Trung Quốc nghi vi phạm Đạo luật An toàn Hàng không. Du khách này bị cáo buộc chụp ảnh sân bay Jeju bằng máy bay không người lái trái phép cách đường băng sân bay khoảng 2 km vào ban ngày hôm 31/12/2024.
Theo Đạo luật An toàn Hàng không Hàn Quốc, khu vực nằm trong bán kính 9,3km tính từ sân bay Jeju được xác định là cơ sở an ninh quốc gia cấp cao nhất, là khu vực cấm các vật thể bay không người lái.
Trong năm 2024, khi một vật thể nghi là máy bay không người lái được phát hiện tại sân bay Jeju, tất cả hoạt động của máy bay đã bị đình chỉ, gây bất tiện cho hành khách.
Hàn Quốc: Tuyết rơi dày bao trùm vùng Thủ đô Seoul Theo hãng tin Yonhap, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho biết tuyết rơi dày đã gây ảnh hưởng trên diện rộng tại vùng Thủ đô Seoul và khu vực phía Đông tỉnh Gangwon trong ngày 5/1. Nhà chức trách đã nâng mức cảnh báo thời tiết và chuẩn bị ứng với nguy cơ gián đoạn tiềm tàng. Tuyết phủ trắng xóa...