Tổng thống Donald Trump bất thình lình đổi quan điểm chống dịch COVID-19
Nước Mỹ đang đi trên con đường của châu Âu trong đại dịch COVID-19, nếu không hành động quyết liệt thì có thể tổn thất lớn về nhân mạng.
Những kệ hàng trống trơn trong một siêu thị ở bang California của Mỹ – Ảnh: AFP
Mỹ đang chạy đua với thời gian để đưa ra mô hình dự báo tương đối nhất về dịch COVID-19, cụ thể là những tổn thất, hỗn loạn nó có thể gây ra trong xã hội.
Thời gian không còn nhiều, nếu so sánh với dữ liệu của Ý, Mỹ đang có tốc độ lây nhiễm tương đương và chỉ đi sau tâm dịch châu Âu này khoảng 10 ngày, đến hôm qua Mỹ đã có 217 người chết vì virus corona.
Đại dịch không chỉ là hữu hình, nó còn mang theo một cái bóng gọi là đại dịch tâm lý và tổn thương xã hội.
Bà MONICA SCHOCH-SPANA (nhà nhân chủng học y tế)
Cảnh báo với ông Trump
Đầu tuần này đánh dấu một thay đổi lớn trong quan điểm chống dịch của Tổng thống Donald Trump. Từ chỗ khuyến khích người dân “tiếp tục cuộc sống bình thường”, ông chuyển sang kêu gọi họ làm việc tại nhà, không tụ tập quá 10 người…
Ông còn yêu cầu chính quyền các địa phương đóng cửa trường học, quán bar, nhà hàng… để giảm nguy cơ lây nhiễm. Ở các nước phương Tây như Mỹ, người dân coi trọng tự do và riêng tư, nên có thể nói đưa ra những khuyến cáo như thế không đơn giản với ông Trump.
Theo báo Washington Post, nguồn cơn sự thay đổi bất thình lình của ông Trump là một báo cáo khoa học gửi cho Nhà Trắng từ nước Anh.
Trong nội dung, các nhà dịch tễ học xứ sương mù đã nói thẳng với nhà lãnh đạo Mỹ rằng corona là con virus đường hô hấp nguy hiểm nhất thế giới từng chứng kiến kể từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Dựa trên mô hình tính toán, nhóm nghiên cứu COVID-19 của Trường Imperial College London dự đoán nếu nước Mỹ không hành động để làm chậm tốc độ lây lan của virus, khoảng 2,2 triệu người có thể chết trong trận dịch lần này.
Chưa dừng lại ở đó, nhà dịch tễ học Neil Ferguson, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích ngay cả khi Mỹ áp dụng các chiến lược như cách ly người nghi nhiễm, bảo vệ người lớn tuổi… con số tử vong chỉ có thể giảm một nửa, xuống còn 1,1 triệu người, mặc dù nó cũng giúp giảm tải cho hệ thống y tế khoảng 2/3.
Báo cáo của Anh nhấn mạnh các biện pháp ngăn dịch quyết liệt phải được duy trì trong một thời gian dài, cho dù là ngắt quãng, cho đến khi khoa học tìm ra văcxin ngừa COVID-19, và quá trình này có thể mất từ 12-18 tháng trong điều kiện tốt nhất.
Đồ họa: T.ĐẠT
Tránh vết xe đổ của Ý, Vũ Hán
Sáng 17-3, thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo, thông báo số ca nhiễm ở bang này khả năng sẽ đạt đỉnh trong 45 ngày nữa, tức vào khoảng đầu tháng 5.
Bang New York có chừng 53.000 giường bệnh, bao gồm 3.000 giường chăm sóc đặc biệt (ICU), bấy nhiêu chỉ đáp ứng được 1/2 bệnh nhân, riêng ICU cần gấp… 11 lần số thực tế.
Video đang HOT
Một ngày trước thông báo, Northwell Health – hệ thống bệnh viện lớn nhất bang New York – đã hủy toàn bộ các cuộc phẫu thuật theo yêu cầu để giải phóng thêm giường bệnh và bác sĩ.
“Chúng tôi đang nhìn vào nước Ý, họ đi trước chúng tôi khoảng 10 ngày và đó là những gì họ làm” – bác sĩ Maria Carney, trưởng khoa lão của Northwell Health, cho hay.
Một lý do khiến bà Carney và các bác sĩ Mỹ lo lắng: Ở Trung Quốc, tỉ lệ tử vong tại tâm dịch Vũ Hán là 5,8%, nhưng các vùng khác trên cả nước chỉ khoảng 0,7%. Đây là dấu hiệu cho thấy nhiều cái chết xảy ra do hệ thống y tế bị quá tải.
Theo bác sĩ Carney, các bệnh viện Mỹ trong điều kiện bình thường có nơi đã chạy đến 95% công suất, nếu bệnh nhân COViD-19 tràn vào thì xem như “vỡ trận”.
Đó là chưa kể tính đến đầu tuần này, đã có 18 nhân viên y tế của Northwell bị nhiễm virus corona, và thêm 200 người khác phải tự cách ly tại nhà do phơi nhiễm.
PHÚC LONG
Các cấp độ phòng chống dịch Covid-19 khác nhau như thế nào
Bạn có biết sự khác nhau về cấp độ và hiệu lực áp dụng của các biện pháp: Cách ly, Kiểm dịch, Phong tỏa và Tình trạng khẩn cấp khi ứng phó dịch bệnh?
Số ca nhiễm Covid-19 đã lên tới hơn 208.000, trong đó hơn 8.300 người tử vong, theo thống kê từ worldometers tối 18/3. Để đẩy lùi dịch bệnh, các quốc gia và địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp phòng tránh, trong đó có 4 cấp độ chống dịch phổ biến.
1. Cách ly
Đối tượng áp dụng: Những người đã xét nghiệm và được kết luận bị nhiễm nCoV.
Cấp độ: Cá nhân.
Nhân viên y tế đang cho một em bé hai tháng tuổi bú sữa tại một khu cách ly ở An Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua News Agency/Getty Images.
Cách ly là biện pháp tách một người hoặc một nhóm người có dấu hiệu nhiễm bệnh và được xác định là dương tính với nCoV ra khỏi cộng đồng, không cho tiếp xúc với những đối tượng khỏe mạnh, để ngăn chặn việc lây truyền dịch bệnh.
Việc cách ly các bệnh nhân thường được diễn ra tại các trại tập trung hoặc các bệnh viện, để y bác sĩ có thể tiện theo dõi và chăm sóc người bệnh.
Việc cách ly có thể do cá nhân tự nguyện hoặc có thể bị cưỡng chế theo yêu cầu của chính quyền (trong trường hợp cá nhân không tuân thủ quy định chữa trị và phòng tránh dịch bệnh).
Biện pháp này chỉ ảnh hưởng tới những cá nhân cụ thể - chính là những người nhiễm bệnh. Việc cách ly buộc họ phải di dời tới những điểm tập trung để theo dõi sức khỏe, chữa trị và cắt đứt liên lạc với bên ngoài, bao gồm công việc và tương tác xã hội. Điều này, tất nhiên, sẽ tác động lớn tới cuộc sống, công việc riêng của họ. Tuy nhiên, nó cũng giúp người bệnh được chăm sóc hiệu quả và có thể giảm thiểu nguy cơ lây bệnh hay các biến chứng do bệnh dịch gây ra với cá nhân người nhiễm bệnh.
Giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực bệnh dịch của Israel - Galia Rahavm đang đứng trong phòng bệnh tập trung cách ly những người Israel vừa trở về từ Trung Quốc. Ảnh: Heidi Levine/AFP via Getty Images.
Việc cách ly người bệnh ra khỏi cộng đồng không hoàn toàn ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh, nhưng có thể làm chậm tốc độ lây nhiễm. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thực sự hiệu quả khi được thực thi song song với việc theo dõi tiếp xúc. Đây là quá trình xác định những người có thể đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh và thu thập thêm thông tin về những liên hệ này để kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi việc lây nhiễm. Bởi trong nhiều trường hợp, người bệnh đã có cơ hội lây bệnh cho các đối tượng tiếp xúc trực tiếp với họ trước khi được xét nghiệm và cách ly.
2. Kiểm dịch
Đối tượng áp dụng: Một cá nhân hoặc một nhóm người có khả năng nhiễm bệnh, nhưng chưa có triệu chứng mắc bệnh, cũng chưa có kết quả xét nghiệm dương tính với dịch bệnh.
Cấp độ: Một nhóm người.
Kiểm dịch là việc tách biệt một cá nhân hoặc một nhóm người có nguy cơ bị nhiễm bệnh, nhưng chưa được xác định rõ, ra khỏi cộng đồng, để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Những đối tượng này có thể được đưa đến các trại cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà, tại một địa điểm cụ thể, cách xa với những người khỏe mạnh. Họ có thể được giao lưu và tiếp xúc với những người có chung tình trạng như mình, trong thời gian theo dõi và giám sát y tế.
Lý do khiến họ bị đưa vào danh sách kiểm dịch là bởi những đối tượng này từng tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh, đi du lịch hoặc đi công tác ở vùng dịch hoặc có liên quan tới một cộng đồng có nhiều người mắc bệnh.
Các cơ quan chính quyền tại như quận, huyện, tỉnh, ngành hoặc tiểu bang có quyền yêu cầu kiểm dịch khoanh vùng tại địa phương của mình. Không chỉ có quyền yêu cầu một đối tượng hoặc một nhóm người kiểm dịch, các cơ quan chức năng còn có thể đưa ra các biện pháp cưỡng chế nếu cần thiết.
Theo MSN, 1.000 du khách đã bị "mắc kẹt' trong một khách sạn trên quần đảo Canary thuộc hòn đảo Tenerife, Tây Ban Nha để "kiểm dịch", sau khi một bác sĩ người Italy ở đây có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Ảnh: AP.
Theo nhà báo Maggie Koerth, hiệu quả của biện pháp kiểm dịch tới việc ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh vẫn còn mơ hồ, thậm chí việc khoanh vùng và để một nhóm người chưa có kết quả kiểm tra sức khỏe rõ ràng tương tác với nhau có thể tăng nguy cơ lây bệnh cao hơn trong khu vực đó, chẳng hạn như sự kiện cách ly trên du thuyền Diamond Princess vừa qua.
Biện pháp kiểm dịch không chỉ gây ảnh hưởng tới một cá nhân, mà còn có thể gây ảnh hưởng tới một tập thể và cả cộng đồng. Việc hạn chế sự di chuyển và hoạt động của những đối tượng kiểm dịch tác động tới công việc và hoạt động hàng ngày của họ.
Luật kiểm dịch ở các quốc gia nói chung cũng như nước Mỹ nói riêng không được chỉnh sửa hàng thập kỷ qua. Các điều luật đã quá cũ kỹ, và có thể không còn phù hợp để áp dụng cho những trường hợp cụ thể trong thời buổi hiện đại ngày nay. Theo Rebecca Katz, giám đốc Trung tâm Khoa học và An ninh Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Georgetown, chỉ có 20% các bang tại Mỹ đưa ra điều khoản bảo vệ người dân khỏi nguy cơ bị sa thải do nghỉ việc quá lâu trong quá trình kiểm dịch - một con số quá ít ỏi nếu so sánh với mức độ kiểm dịch hiện nay tại Mỹ nói riêng và các quốc gia khác nói chung.
3. Phong tỏa
Đối tượng áp dụng: Một cộng đồng lớn sinh sống tại một địa phương, bao gồm những người khỏe mạnh, không phải đối tượng cụ thể.
Cấp độ: Địa phương.
Khung cảnh vắng lặng trên một chuyến xe buýt tại thành phố Milan, Italy vào 27/2/2020. Ảnh: Marco Di Lauro/Getty Images.
Phong tỏa hay còn gọi là cách ly xã hội, là một biện pháp ngăn chặn người dân không tụ tập thành đám đông, nhằm phòng chống nguy cơ lây lan dịch bệnh diện rộng. Biện pháp này có thể hiểu nôm na là giữ mọi người ở khoảng cách 2m khi tiếp xúc với nhau; bên cạnh đó, khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế ra đường và tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác, như bắt tay, ôm hôn...
Biện pháp này bao gồm trì hoãn hoặc hủy bỏ những lễ hội, những sư kiện tập trung đông người như đóng cửa trường học, quán bar, vũ trường, nhà hàng, hủy bỏ các hoạt động thể thao, âm nhạc, hạn chế việc du lịch, đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng như máy bay, tàu... áp dụng giao tiếp và làm việc online qua mạng xã hội. Ngoài ra, nhiều công ty và tập đoàn lớn cũng cho phép nhân viên làm việc từ xa.
Phòng học trống trơn sau khi chính quyền bang Kerala ra lệnh đóng cửa các trường học trên toàn bang. Ảnh: Reuters.
Lệnh phong tỏa thường được quyết định bởi các nhà chức trách có thẩm quyền tại từng địa phương thuộc cấp tỉnh, thành phố.
Do lệnh phong tỏa thuộc cấp độ địa phương, biện pháp này sẽ có tác động với từng khu vực cụ thể. Trường học thuộc một quận huyện nào đó có thể ngừng hoạt động, nhưng ở những tỉnh thành khác, học sinh vẫn đến trường bình thường. Quyết định phong tỏa phụ thuộc vào từng vùng miền. Một số địa phương không triển khai biện pháp phong tỏa do lo ngại chúng có thể gây thiệt hại tới nền kinh tế của nơi đó.
Một vài quốc gia ở châu Âu đã ra lệnh phong tỏa cả nước, đóng cửa mọi cơ sở, tụ điểm lớn như trường học, quán café, nhà hàng, rạp chiếu phim. Người dân không được phép ra đường hay tụ tập đám đông.
Tại Pháp, những nơi liên quan tới nhu cầu giải trí và ăn uống, không cần thiết để phục vụ đời sống hàng ngày của người dân đều bắt buộc phải đóng cửa. Trong khi đó, các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, hiệu thuốc, ngân hàng và những dịch vụ công cộng khác vẫn được hoạt động.
Lệnh phong tỏa khiến đời sống của hàng nghìn, triệu người xáo trộn. Họ được yêu cầu ở trong nhà, ít tiếp xúc bên ngoài, đời sống giải trí và các mối quan hệ xã giao cũng bị hạn chế. Nhu cầu đi lại bị giới hạn gây ra sự khó khăn và khan hiếm trong việc mua bán thực phẩm, đồ dùng hàng ngày. Làm việc từ xa cũng gây ra một số cản trở nhất định, phụ thuộc vào loại hình công việc.
Bên cạnh đó, biện pháp phong tỏa cũng khiến cho việc làm ăn của các doanh nghiệp tư nhân như các cơ sở vui chơi giải trí, ăn uống, ngành du lịch, hàng không bị trì trệ và tụt giảm.
4. Thông báo tình trạng khẩn cấp
Đối tượng áp dụng: Toàn bộ người dân, chính quyền của khu vực dịch bệnh.
Cấp độ: Vùng lãnh thổ, quốc gia hoặc toàn cầu.
Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ngày 13/3 nhằm đối phó với Covid-19. Ảnh: AP.
Tình trạng khẩn cấp y tế là tuyên bố chính thức của một chính phủ về một dịch bệnh có thể gây rủi ro cho sức khỏe của cả cộng đồng. Biện pháp này yêu cầu quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó có thể thay đổi và thực thi một vài chính sách hoặc điều luật mà từ trước tới nay chưa từng xảy ra, kêu gọi các hành động phối hợp từ các chính quyền, tổ chức liên quan để đẩy lùi dịch bệnh.
Tuyên bố tình trạng khẩn cấp được thực thi nhằm cảnh báo sự nguy hiểm và tốc độ lây lan của Covid-19 tới toàn thể người dân, kêu gọi toàn dân có ý thức sẵn sàng phòng chống dịch, tuân theo các khuyến nghị về sức khỏe và vệ sinh.
Tình trạng khẩn cấp cũng được thực hiện để huy động toàn bộ nguồn lực từ con người tới tài chính đến từ chính phủ, các cơ quan ban ngành cấp quốc gia, kêu gọi nguồn vốn từ các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức, cá nhân, nhằm giúp đỡ đất nước phòng chống dịch bệnh, cung cấp thêm nguồn thức ăn, nước uống, địa điểm để thành lập trại tập trung cách ly, xây dựng bệnh viện dã chiến trong tình cảnh bùng nổ dịch.
Sân bay quốc tế San Francisco vắng tanh sau lệnh cấm cửa châu Âu của tổng thống Trump. Ảnh: Reuters.
Tình trạng khẩn cấp là biện pháp tác động tới toàn thể một cộng đồng lớn tầm cỡ tỉnh, thành phố, quốc gia hoặc toàn cầu, tùy vào mức độ nghiêm trọng.
Một khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, địa phương đó có quyền huy động lực lượng vệ binh, y tế và tài chính để chiến đấu với dịch bệnh. Ngoài ra, chính quyền khu vực đó có thể tạm thời được miễn một số nghĩa vụ cần thực hiện theo quy định pháp luật quốc gia, hoặc được phép thực thi các chính sách mới về những lĩnh vực cụ thể, tùy vào thực trạng của từng vùng, như việc hạn chế di chuyển, xuất nhập cảnh...
Chẳng hạn như sau khi công bố tình trạng khẩn cấp, bang California, Mỹ đã ban bố chính sách nghiêm cấm việc đến thăm tù nhân tại các trại giam thuộc khu vực này, nhằm ngăn ngừa bệnh dịch lây lan. Hay Tổng thống Trump tuyên bố cấm toàn bộ chuyến bay từ châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày, để ngăn Covid-19, theo New York Times.
Cũng theo thời báo này, các tập đoàn lớn như Walmart, Uber... đã có sự điều chỉnh chính sách nghỉ ốm của cán bộ nhân viên trong công ty sau khi tình trạng khẩn cấp được công bố.
Alexandra V (ione.net)
New York yêu cầu toàn bộ người dân ở nhà New York là một trong những bang có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 cao nhất ở Mỹ. Bang New York, Mỹ ngày 20/3 yêu cầu toàn bộ người dân ở nhà nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19. New York là một trong những bang có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 cao nhất ở Mỹ. Nỗi lo sợ vì dịch bệnh Covid-19...