Tổng thống đắc cử Trump: Mỹ nên tránh can thiệp quân sự vào Syria
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 7/12 đã lên tiếng phản đối bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của Mỹ vào Syria, trong bối cảnh các lực lượng phiến quân giành được nhiều thắng lợi quan trọng, tiến sát đến thủ đô Damascus.
Ông Trump phản đối Mỹ can thiệp quân sự vào Syria. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong bài đăng trên mạng xã hội, ông khẳng định: “Đây không phải là cuộc chiến của chúng ta”.
Trong bài đăng của mình, ông Trump cũng nhận định rằng sự bận rộn của Nga tại Ukraine khiến Moskva không đủ khả năng bảo vệ Tổng thống Assad như trước. Ông dự đoán phiến quân có thể buộc Tổng thống Assad từ bỏ quyền lực, đồng thời khẳng định Mỹ nên đứng ngoài cuộc chiến. “Syria là một mớ hỗn độn, nhưng không phải là bạn của chúng ta. Hãy để nó diễn ra. Đừng liên quan”.
Phát biểu tại Paris, nơi ông tham dự lễ mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà, ông Trump lần đầu tiên bày tỏ quan điểm rõ ràng về cuộc chiến kéo dài 13 năm tại Syria.
Chính quyền của Tổng thống Assad, vốn nhận được sự hỗ trợ từ Nga, Iran và các lực lượng dân quân đồng minh, đã đối mặt với cuộc nổi dậy khởi phát từ năm 2011. Ban đầu là một phong trào hòa bình, cuộc chiến nhanh chóng leo thang thành xung đột vũ trang, cướp đi sinh mạng của nửa triệu người, chia rẽ Syria và kéo theo sự can thiệp của nhiều lực lượng nước ngoài.
Video đang HOT
Các lực lượng đối lập, dẫn đầu bởi Hayat Tahrir al-Sham – một nhóm bị Mỹ coi là khủng bố – đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Mặc dù từng có quan hệ với al-Qaeda, nhóm này đã tuyên bố cắt đứt mọi liên hệ. Hiện tại, lực lượng này gặp rất ít kháng cự từ quân đội Syria, nhanh chóng tiến gần Damascus.
Chính quyền Tổng thống Biden nhận định rằng sự phân tâm của Nga do cuộc chiến tại Ukraine đã tạo điều kiện cho lực lượng nổi dậy tiến công. Tuy nhiên, Mỹ khẳng định không hỗ trợ hoặc tham gia vào các chiến dịch này.
Hiện Mỹ duy trì khoảng 900 binh sĩ tại Syria, chủ yếu phối hợp với lực lượng người Kurd ở khu vực Đông Bắc để chống lại nguy cơ tái xuất của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Tướng Bryan Fenton, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến dịch đặc biệt Mỹ cho biết vẫn còn quá sớm để xác định các thay đổi tại Syria sẽ ảnh hưởng ra sao đến chính sách của Washington.
Phát biểu tại hội nghị an ninh quốc gia tại California, ông Fenton nhấn mạnh rằng trọng tâm của Mỹ vẫn là làm suy yếu IS và bảo vệ lực lượng Mỹ tại khu vực.
Bị phiến quân tấn công mạnh, quân đội Syria buộc phải rút khỏi thành phố Hama
Quân đội Syria thông báo đã rút khỏi thành phố Hama ở miền Trung sau các cuộc giao tranh ác liệt với các tay súng Hồi giáo cực đoan.
Quang cảnh thành phố Hama, Syria ngày 4/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài RT ngày 5/12, trong một tuyên bố đăng trên Facebook, Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội và Lực lượng Vũ trang Syria cho biết, trong những ngày qua, quân đội nước này đã chiến đấu ác liệt để đẩy lùi, ngăn chặn các cuộc tấn công dữ dội và liên tiếp do các tay súng thánh chiến phát động.
Tuy nhiên, do tình hình giao tranh leo thang và số lượng thương vong gia tăng, quân đội Syria đã phải tái triển khai, tái bố trí các đơn vị của mình.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng quyết định này được đưa ra nhằm bảo vệ tính mạng của dân thường và không để họ bị lôi kéo vào các cuộc giao tranh.
Quân đội Syria đánh giá các tay súng phiến quân cũng đã chịu tổn thất nặng nề về quân số, đồng thời khẳng định rằng các binh sĩ Syria sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quốc gia để giành lại các khu vực bị các tổ chức khủng bố chiếm đóng.
Trước đó, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, giao tranh ác liệt đã nổ ra ngày 5/12 giữa lực lượng quân đội Syria và phiến quân Hồi giáo quanh thành phố Hama. Từ tối 4/12, các tay súng nổi dậy đã bao vây thành phố Hama từ ba hướng.
Hama có vị trí chiến lược quan trọng với quân đội Syria, đóng vai trò vùng đệm bảo vệ thủ đô Damascus. Các cuộc đụng độ diễn ra sau khi quân nổi dậy do các nhóm Hồi giáo dẫn đầu tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng, chỉ trong vài ngày đã chiếm được lãnh thổ quan trọng, bao gồm cả thành phố lớn thứ hai của Syria là Aleppo.
Sau đó, không quân Nga và Syria cùng với các đơn vị pháo đã tiến hành các cuộc tấn công tập trung vào các phần tử phiến quân ở khu vực Hama.
SOHR cho biết 704 người, phần lớn là lực lượng tham chiến và 110 dân thường, đã thiệt mạng ở Syria kể từ khi bạo lực bùng phát tuần trước.
Theo Liên hợp quốc, 115.000 người đã rời bỏ nhà cửa ở Idlib và phía Bắc Aleppo do giao tranh.
Dẫn đầu liên minh phiến quân là nhóm HTS có gốc rễ trong chi nhánh Al-Qaeda ở Syria. Nhà phân tích Sam Heller, thuộc tổ chức Century Foundation (Mỹ) nhận định HTS có nhiều thời gian, không gian và nguồn lực để tự tổ chức và chuẩn bị cho cuộc tấn công.
Liên quan đến tình hình Syria, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov ngày 5/12 nói rằng Nga đang theo dõi chặt chẽ tình hình Syria, thường xuyên liên lạc với chính quyền Syria và đang đánh giá tình hình sau đó sẽ quyết định mức độ hỗ trợ chính quyền Syria đối phó với phiến quân và loại bỏ mối đe dọa.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 5/12 thông báo nước này đang hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các đối tác khu vực, đồng thời cho biết các biện pháp ổn định tình hình đang được thực hiện. Người phát ngôn này cũng khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cam kết với các thỏa thuận đã đạt được.
Quân đội Syria mở cuộc phản công tại Hama Ngày 4/12, các lực lượng của Chính phủ Syria đã mở cuộc phản công chống lại phiến quân xung quanh Hama, thành phố có vị trí chiến lược ở miền Trung nước này. Người dân tại khu vực Hama, Syria. Ảnh: THX/TTXVN Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), cuộc giao tranh xung quanh Hama diễn ra sau cuộc tấn công...