Tổng thống đắc cử Trump cảnh báo Mỹ lấy lại Kênh đào Panama
Washington có thể tìm cách giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama nếu Panama tiếp tục áp phí quá cao đối với các tàu Mỹ sử dụng tuyến đường thủy này, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo.
Kênh đào Panama (Ảnh: Reuters).
Viết trên mạng xã hội Truth Social hôm 21/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho rằng “các khoản phí mà Panama tính là vô lý, đặc biệt khi xét đến sự hào phóng mà Mỹ đã dành cho Panama”.
Ông cảnh báo, Mỹ sẽ giành quyền kiểm soát Kênh đào Panama nếu giới chức nước này tiếp tục áp mức phí quá cao đối với tàu Mỹ sử dụng tuyến đường này.
“Kênh đã được trao cho Panama và người dân Panama, nhưng nó có quy định. Nếu các nguyên tắc, cả đạo đức và pháp lý, của nghĩa cử cao đẹp này không được tuân thủ, thì chúng tôi sẽ yêu cầu trả lại Kênh đào Panama cho chúng tôi, đầy đủ, nhanh chóng và không thắc mắc”, ông cảnh báo.
Video đang HOT
“Chào mừng đến kênh đào của nước Mỹ”, ông Trump đăng tải kèm hình ảnh lá cờ Mỹ tung bay ở một tuyến đường thủy.
Trước đó, phát biểu trước những người ủng hộ ở Arizona, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết, ông sẽ không để Kênh đào Panama “rơi vào tay không đúng người”, đồng thời cảnh báo về ảnh hưởng tiềm tàng của Trung Quốc đối với tuyến đường này.
Bình luận của ông nêu lên mối lo ngại rằng một số cơ sở cảng gần kênh đào do các công ty Trung Quốc vận hành.
Được xây dựng dưới sự lãnh đạo của Washington vào năm 1914, tuyến đường thương mại này đóng vai trò quan trọng đối với Mỹ kể từ đó. 70% hàng hóa đi qua kênh có nguồn gốc từ hoặc đến nước Mỹ.
Năm 1999, Washington chuyển giao toàn quyền kiểm soát kênh đào cho Panama theo hiệp ước năm 1977 được Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ký kết.
Tuy nhiên, ông Trump cho rằng quyết định của cựu Tổng thống Carter là sai lầm. Ông nói: “Khi Tổng thống Jimmy Carter dại dột trao nó với giá 1 USD trong nhiệm kỳ của mình, thì chỉ có Panama quản lý chứ không phải Trung Quốc hay bất kỳ ai khác”.
Ông cáo buộc Panama lạm dụng quyền kiểm soát bằng cách thu phí “cắt cổ” đối với tàu Mỹ, bao gồm cả tàu hải quân và tàu thương mại.
Mức phí để đi qua Kênh đào Panama, nơi xử lý khoảng 5% thương mại thế giới, dao động từ 0,5 USD đến 300.000 USD, tùy thuộc vào loại tàu và hàng hóa vận chuyển.
Những bình luận của Trump là một ví dụ cực kỳ hiếm hoi về việc một nhà lãnh đạo Mỹ nói có thể thúc đẩy một quốc gia có chủ quyền bàn giao lãnh thổ. Điều này cũng dự báo sự thay đổi dự kiến trong chính sách ngoại giao của Mỹ dưới thời ông Trump, người từng không hề né tránh việc cảnh báo các đồng minh và các đối tác.
Đáp lại cảnh báo của ông Trump, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino hôm 22/12 nói rằng nền độc lập của Panama là không thể thương lượng và Trung Quốc không có ảnh hưởng gì đến việc quản lý kênh đào. Ông cũng bảo vệ mức phí đi lại mà Panama tính, khẳng định mức phí này không áp dụng một cách tùy tiện.
“Mỗi mét vuông của Kênh đào Panama và khu vực xung quanh thuộc về Panama và sẽ tiếp tục thuộc về Panama”, ông Mulino nhấn mạnh.
Phí kênh đào làm quan hệ Mỹ - Panama thêm sóng gió
Ngày 22/12, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino đã tái khẳng định chủ quyền của nước này với kênh đào Panama sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ "đòi lại" kênh đào này.
Tàu thuyền di chuyển qua kênh đào Panama gần thành phố Panama ngày 28/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông điệp được đăng tải trên mạng xã hội X, Tổng thống Mulino khẳng định, mỗi mét vuông của kênh đào Panama và khu vực xung quanh đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục như vậy, đồng thời nhấn mạnh chủ quyền và nền độc lập của Panama là không thể thương lượng. Ông Mulino đồng thời khẳng định mức phí lưu thông qua kênh đào mà Panama đang áp dụng không được thiết lập "theo ý thích".
Tổng thống Mulino đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Trump cảnh báo sẽ lấy lại quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc Panama tính phí quá cao để sử dụng tuyến đường qua Trung Mỹ này. Phát biểu trước đám đông người ủng hộ ở Arizona, ông Trump cho biết Mỹ đã trao trả kênh đào này cho Panama nhưng đi kèm với các điều khoản. Tuy nhiên, nếu những điều khoản trên không được tuân thủ, Mỹ sẽ "đòi lại" kênh đào Panama.
Tuyến đường thủy quan trọng nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương này, cho phép tới 14.000 tàu thuyền qua lại mỗi năm, chiếm 2,5% hoạt động giao thương đường biển toàn cầu.
Mỹ là nước sử dụng kênh đào Panama nhiều nhất, đồng thời cũng là nước đóng góp phần lớn nguồn lực để xây dựng kênh đào và quản lý lãnh thổ xung quanh trong nhiều thập kỷ.
Việc xây dựng kênh đào Panama bắt đầu vào năm 1904 dưới thời cựu Tổng thống Teddy Roosevelt. Vào thời điểm đó, đây được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của Mỹ. Quyền kiểm soát kênh đào đã được chuyển giao từ Mỹ sang Panama vào năm 1999 theo một thỏa thuận được ký kết vào năm 1977 dưới thời cựu Tổng thống Jimmy Carter.
Kênh đào Panama tăng mực mớn nước và lưu lượng tàu qua lại Ngày 15/8, Cơ quan Quản lý kênh đào Panama (ACP) thông báo đã tăng mực mớn nước tối đa đối với các tàu ở âu thuyền Neopanamax lên 15,24 m, đồng thời sẽ tăng lưu lượng tàu được phép qua lại kênh đào này mỗi ngày từ 35 lên 36 lượt vào tháng 9 tới. Kênh đào Panama ở Pedro Miguel, Panama City,...