Tổng thống đắc cử Mỹ kêu gọi ‘mở cửa’ Biển Bắc cho khai thác dầu khí
Ngày 3/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kêu gọi “mở cửa” Biển Bắc và xóa bỏ các cối xay gió.
Tuyên bố này đặt ra câu hỏi về tương lai về năng lượng trong khu vực dưới thời chính quyền sắp tới ở Mỹ.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra trên nền tảng mạng xã hội Truth Social trong bối cảnh ông chủ tương lai của Nhà Trắng dự báo sẽ ra sắc lệnh đảo ngược các biện pháp bảo vệ môi trường của người tiề.n nhiệm.
Nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng đang xây dựng một kế hoạch năng lượng mới để triển khai trong vòng vài ngày sau khi ông nhậm chức. Trong đó, kế hoạch sẽ phê duyệt giấy phép xuất khẩu cho các dự án khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) mới, tăng cường khoan dầu ngoài khơi bờ biển Mỹ và trên các vùng đất liên bang. Kế hoạch năng lượng mới phần lớn phản ánh những cam kết mà ông Trump đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử, trong đó sản xuất dầu khí sẽ được xếp ngang hàng với vấn đề nhập cư – những trụ cột trong chương trình nghị sự ban đầu của ông Trump.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo một số nguồn tin, Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ ban hành sắc lệnh cấm vĩnh viễn việc phát triển dầu khí ngoài khơi mới tại một số vùng biển ven bờ của Mỹ. Động thái này dự báo sẽ gây khó khăn cho kế hoạch thúc đẩy sản xuất năng lượng trong nước sau khi ông Trump nhậm chức. Không giống các sắc lệnh hành pháp khác có thể bị hủy bỏ dễ dàng, Tổng thống Joe Biden lần này sẽ đưa ra quyết định dựa trên một đạo luật đã tồn tại từ 72 năm trước, vốn trao cho Nhà Trắng quyền quyết định lớn để bảo vệ vĩnh viễn vùng biển của Mỹ khỏi việc cho thuê dầu khí và không trao quyền rõ ràng cho Tổng thống để có thể thu hồi quyết định một khi đã được ban hành.
Trước các chính sách môi trường của Mỹ, các công ty dầu mỏ đã liên tục rời khỏi Biển Bắc trong những thập kỷ gần đây với sản lượng giảm từ mức đỉnh điểm tương đương 4,4 triệu thùng dầu mỗi ngày xuống còn khoảng 1,3 triệu thùng hiện nay.
Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân với Mỹ
Vừa qua, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nhấn mạnh nước này sẵn sàng thảo luận về các cuộc đàm phán liên quan đến vũ khí hạt nhân nếu được phía Mỹ tiếp cận một cách tôn trọng.
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi. Ảnh: IRNA/TTXVN
Nội dung trên được ông Abbas Araghchi chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Tasnim News của Iran, được công bố vào ngày 1/1/2025.
Ông Araghchi cảnh báo rằng nếu Mỹ quyết định sử dụng các chiến thuật trước đây để gây sức ép với Iran như đã từng thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống đắc cử Trump thì Mỹ sẽ gặp phải sự phản kháng tương tự.
Ngoại trưởng Iran nói thêm: "Nếu phía bên kia từ chối con đường (đàm phán công bằng), thì một lẽ tự nhiên là chúng tôi sẽ tiếp tục theo con đường riêng của mình như chúng tôi đã làm trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục làm bây giờ".
Tại buổi phỏng vấn với Tasnim News, Ngoại trưởng Iran cũng đề cập đến năng lực quân sự của nước này khi tuyên bố rằng nếu không có sức mạnh của lực lượng quân đội thì họ sẽ không quan tâm đến việc đàm phán.
Ông Araghchi nói rõ: "Năng lực tên lửa của chúng tôi là yếu tố quan trọng thúc đẩy các cuộc đàm phán. Nếu họ có thể phá hủy các cơ sở hạt nhân của chúng ta bằng các cuộc tấ.n côn.g quân sự, tại sao họ lại dành hơn 2 năm để đàm phán? Tại sao Ngoại trưởng Mỹ và các Ngoại trưởng của G5 1 lại dành 18 ngày để đạt được thỏa thuận?".
Theo tờ The Financial Times, vào tháng 11 vừa qua, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch tái áp dụng chiến lược "gây sức ép tối đa" đối với Iran khi nhắm vào nền kinh tế, quá trình phát triển hạt nhân của nước này cũng như khả năng hỗ trợ của Iran cho các lực lượng thân họ.
Chính quyền Trump 2.0 cũng tuyên bố kế hoạch áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran - vốn là nguồn thu quan trọng của nước này.
Vài ngày trước, trong một bài đăng trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Iran cũng đã lên tiếng cảnh báo việc Chính quyền Trump 2.0 rằng việc lặp lại chính sách này sẽ dẫn đến thất bại, giống như đã xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Ông nhấn mạnh rằng Tehran vẫn sẵn sàng đàm phán nhưng chỉ khi có những điều kiện công bằng.
Trong một diễn biến liên qua, dự kiến vào ngày 13/1 tới đây, Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán hạt nhân với 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Anh và Đức tại Geneva. Cuộc đàm phán này diễn ra chỉ một tuần trước khi ông Trump chính thức nhậm chức, trong bối cảnh căng thẳng leo thang về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Kazem Gharibabadi xác nhận rằng cuộc gặp gỡ là cơ hội quan trọng để tìm kiếm một giải pháp hòa bình giữa các bên.
Iran tiếp tục khẳng định quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đồng thời bác bỏ mọi cáo buộc về việc phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu đã nhiều lần ch.ỉ tríc.h Tehran vì tăng cường kho dự trữ urani làm giàu ở mức cao, đạt ngưỡng 60% - mức gần đạt cấp độ vũ khí. Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi cảnh báo rằng Iran đang "đẩy nhanh" quá trình làm giàu urani, làm dấy lên lo ngại về khả năng gia tăng căng thẳng liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Nga không hài lòng với đề xuất về Ukraine của đội ngũ Tổng thống đắc cử Trump Nga không hài lòng với các đề xuất của đội ngũ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump liên quan đến Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: IRNA/TTXV Hãng TASS (Nga) ngày 29/12 dẫn lời Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết Moskva không thấy thuyết phục về đề xuất từ đội ngũ của ông Trump, bao gồm hoãn tư cách thành viên...