Tổng thống đắc cử Biden hưởng lợi trong đàm phán với Trung Quốc nhờ ông Trump
Khi tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1 tới, ông Joe Biden sẽ được “thừa kế hàng loạt di sản” trong quan hệ với Trung Quốc từ thời người tiền nhiệm Donald Trump bao gồm chiến tranh thương mại, tranh cãi về nguồn gốc dịch COVID-19… Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những lợi thế.
Ông Joe Biden lắng nghe phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thụy Sĩ năm 2017. Ảnh: Bloomberg
Bà Eswar Prasad từng làm việc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định: “Các biện pháp trừng phạt thương mại của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc và sự phản kháng của nhiều quốc gia khác với chính sách địa chính trị của Bắc Kinh sẽ tạo điều kiện để chính quyền của ông Biden có lợi thế trong đàm phán thương mại song phương. Các lệnh trừng phạt và độc lực chính trị trong nội bộ Mỹ sẽ trở thành thế mạnh đàm phán cho chính quyền ông Biden”.
Hãng tin Bloomberg cho biết ngoài Mỹ, Trung Quốc đang có bất đồng đánh chú ý với một số quốc gia khác như xích mích ở biên giới cùng Ấn Độ và căng thẳng thương mại với Australia.
Trong khi Tổng thống đắc cử Biden và nhiều thành viên đảng Dân chủ bày tỏ phản đối chiến lược ông Trump áp dụng để gây áp lực với Trung Quốc. Tuy nhiên, những chiến lược này vẫn hiện diện trên bàn đàm phán trong trường hợp ông Biden muốn trao đổi với lãnh đạo Trung Quốc.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đăng ngày 2/12 trên New York Times, Tổng thống đắc cử Joe Biden chia sẻ: “Tôi sẽ không thực thi động thái ngay tức khắc nào, điều tương tự áp dụng với các mức thuế. Chiến thuật tốt nhất về Trung Quốc theo tôi là để tất cả các đồng minh Mỹ, hoặc ít nhất từng là đồng minh, cùng thống nhất quan điểm. Ưu tiên hàng đầu đối với tôi trong những tuần đầu nhậm chức là đưa Mỹ về cùng ý tưởng với các đồng minh”.
Bloomberg nhận định trong khi đó Trung Quốc đã “bắn tiếng” kỳ vọng cải thiện quan hệ với Mỹ sau thay khi Nhà Trắng thay đổi người đứng đầu. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong tháng 12 kêu gọi hai phía cùng tái khởi động đối thoại và “về đúng đường”.
Mặc dù Tổng thống đắc cử Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã biết nhau hơn một thập niên nhưng quan hệ Mỹ-Trung đã thay đổi rất nhiều so với thời ông Biden còn giữ chức Phó Tổng thống. Trong thời gian từ đó đến nay, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự. Về kinh tế, Chủ tịch Tập Cận Bình đã áp dụng lập trường cứng rắn với Mỹ. Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần kêu gọi nước này “tự lực” trong những lĩnh vực then chốt.
Ông Ryan Hass từng làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nhấn mạnh: “Tôi cho rằng các lãnh đạo Trung Quốc không chịu áp lực phải nhún nhường để đổi lại việc Mỹ gỡ bỏ sức ép”.
Video đang HOT
Cuộc chiến đảo chiều bầu cử đi đến đường cùng, Trump nỗ lực gấp đôi
Giữa bối cảnh những lựa chọn đảo chiều kết quả bầu cử cạn dần, Tổng thống Trump đã nỗ lực gấp đôi với một loạt biện pháp mạnh mẽ trong những ngày gần đây.
Nỗ lực gấp đôi
Hôm qua (20/12), Tổng thống Trump cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh rằng ông đã trao đổi với Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Alabama về việc thách thức kết quả phiếu đại cử tri khi Quốc hội họp ngày 6/1 để chính thức xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
"Ông ấy rất hào hứng", ông Trump nói về ông Tuberville, đồng thời cho biết: "Ông ấy đã nói với tôi rằng tôi là chính trị gia nổi tiếng nhất ở Mỹ. Ông ấy là một thượng nghị sĩ tuyệt vời".
Dù vậy, chiến dịch của ông Tuberville vẫn chưa phản hồi về thông báo của Tổng thống Trump. Cuộc trao đổi của ông Trump với ông Tuberville là một phần trong nỗ lực rộng khắp của Tổng thống nhằm đảo chiều kết quả bầu cử. Gần đây, ông Trump đã tăng cường trao đổi với các đồng minh như luật sư Giuliani và cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro. Hôm 18/12, ông Trump cũng gặp ông Giuliani, cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn và một số người khác.
Ông Flynn từng đề xuất trên Newsmax rằng Tổng thống Trump có thể triển khai quân đội tới các bang dao động quan trọng để đảo chiều kết quả bầu cử. Ngày hôm sau, xuất hiện tại Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng, cựu cố vấn an ninh quốc gia tiếp tục đưa ra ý tưởng này, trong khi luật sư của ông - bà Sidney Powell đưa ra những cáo buộc vô căn cứ cho rằng các máy bỏ phiếu đã chuyển lá phiếu của Tổng thống Trump sang cho ông Biden.
Các quan chức trong Nhà Trắng cho biết, Chánh văn phòng Mark Meadows và luật sư Nhà Trắng Pat Cipollone đã phản đối mạnh mẽ ý tưởng sẽ thiết quân luật mà đồng minh của Tổng thống Trump đưa ra như trên. Hai quan chức khác cũng cho biết hiện không có nỗ lực nào bên trong Nhà Trắng nhằm triển khai quân đội và ý tưởng này đã nhanh chóng bị bác bỏ tại cuộc họp.
Các chuyên gia cũng nhất trí rằng Tổng thống không có thẩm quyền để hành động như vậy.
Ông Trump cũng đề nghị sẽ cử bà Powell là công tố viên đặc biệt điều tra về việc gian lận trong cuộc bầu cử vừa qua.
Tại cuộc họp trên, Tổng thống Trump một lần nữa yêu cầu các quan chức an ninh nội địa nên thu hồi các máy kiểm phiếu ở các bang và điều tra về việc gian lận.
Dù vậy, quyền Bộ trưởng An ninh nội địa Chad Wolf và các quan chức trước đó đã khẳng định với Nhà Trắng rằng họ không có quyền làm vậy trừ khi các bang yêu cầu điều tra.
Trong những ngày gần đây, Tổng thống Trump ngày càng tỏ rõ sự thất vọng khi nội các của ông không hành động nhiều hơn để hỗ trợ những nỗ lực đảo chiều kết quả bầu cử. Tại một cuộc họp nội các vào tuần trước ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã liên tục đưa ra những cáo buộc chưa có bằng về gian lận bầu cử song không đưa ra bất kỳ chỉ dẫn hoặc yêu cầu cụ thể với các thành viên nội các. Tổng thống chỉ nói rằng ông Wolf lẽ ra nên nhanh chóng sa thải ông Christopher Krebs, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Hạ tầng và An ninh mạng sau khi ông Krebs chống lại những cáo buộc về gian lận bầu cử mà ông Trump đưa ra.
Hôm 20/12, chiến dịch của Tổng thống Trump cho biết họ đã nộp một đơn kiện lên Tòa án Tối cao về quy định bỏ phiếu qua thư của Pennsylvania. Tòa án Tối cao Mỹ đã 2 lần từ chối đề cập đến các thách thức bầu cử mà Tòa án Tối cao Pennsylvania đã ra quyết định, liên quan đến quy trình bỏ phiếu của bang này. Nhìn chung, Tòa án tối cao của Mỹ không can thiệp vào quyết định của tòa án các bang về những luật lệ của bang đó.
Cuộc chiến vô vọng
Các nhà chức trách và các lãnh đạo quân đội cũng từ chối tham gia vào những nỗ lực hậu bầu cử của Tổng thống Trump. Hôm 18/12, Bộ trưởng Lục quân Ryan McCarthy và Tướng James C. McConville, một sĩ quan đứng đầu Lục quân đã đưa ra một tuyên bố chung khẳng định rằng: "Quân đội Mỹ không có vai trò quyết định kết quả bầu cử".
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller, người thay thế vị trí của ông Mark Esper và Tướng Lục quân Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cũng không xuất hiện tại cuộc họp ở Phòng Bầu Dục tối 18/12.
Trong những ngày gần đây, ông Milley nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ sẽ tuân theo luật pháp của nước này, song không trực tiếp chỉ trích Tổng thống cũng như những người ủng hộ của ông.
Bộ Tư pháp hiện vẫn chưa "xuống nước" trước chiến dịch gây sức ép của Tổng thống Trump nhằm bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt điều tra các cáo buộc mà Tổng thống đưa ra về gian lận bầu cử, mặc dù một số quan chức kín đáo bày tỏ lo ngại việc này có lẽ sẽ xảy ra trong những tuần tới khi ông Trump ngày càng tuyệt vọng trong nỗ lực thay đổi kết quả.
Sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, trước những cáo buộc của Tổng thống Trump và các đồng minh của ông về gian lận bầu cử, Bộ Tư pháp luôn giữ thái độ hoài nghi im lặng. Dù vậy, vào đầu tháng 12, ông Barr đã nhận định với AP rằng ông "không nhận thấy bất kỳ sự gian lận nào trên quy mô lớn có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử", một phát biểu trực tiếp đi ngược lại những cáo buộc của ông Trump. Tuần trước, Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã nộp đơn từ chức, tiết lộ rằng ông sẽ rời cơ quan này ngày 23/12.
Trong khi đó, những nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm thuyết phục các thành viên đảng Cộng hòa trong Hạ viện về tính hợp pháp của cuộc bầu cử dường như thu được kết quả thực tế hơn.
Một số thành viên đảng Cộng hòa trong Hạ viện, trong đó có các hạ nghị sĩ Matt Gaetz, Marjorie Taylor Greene và Barry Moore đã cho thấy họ sẽ tham gia vào nỗ lực của hạ nghị sĩ Mo Brooks trong việc sử dụng đạo luật những năm 1880, theo đó cho phép các thành viên Quốc hội tranh luận về kết quả bầu cử của một bang và tiến hành một cuộc bỏ phiếu của lưỡng viện để thách thức kết quả này vào ngày 6/1. Tuần trước, trong khi vận động tranh cử cho các thượng nghị sĩ Kelly Loeffler và David Perdue ở Georgia, thượng nghị sĩ Tuberville đã nói rằng ông sẽ ủng hộ việc thách thức kết quả phiếu đại cử tri.
Tuy nhiên, nỗ lực trên chắc chắn sẽ thất bại tại Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát và có thể vấp phải sự phản đối từ Thượng viện, nhất là sau khi Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đã bác bỏ ý tưởng này.
Đồng minh lẳng lặng quay lưng
Trước công chúng, văn phòng báo chí của Tổng thống Trump cho biết ông vẫn tập trung vào việc điều hành đất nước: "Tổng thống Trump và Nhà Trắng vẫn tập trung vào việc đảm bảo các gói kích thích kinh tế cần thiết cho người dân Mỹ, đảm bảo ngân sách chính phủ, đảm bảo các bang và các cộng đồng được đáp ứng các nhu cầu để đối phó với dịch Covid-19, cũng như đảm bảo việc phân phối vaccine tới các nhân viên tuyến đầu và các cơ sở chăm sóc dài hạn", người phát ngôn Nhà trắng Judd Deere cho hay.
Tuy nhiên, những người thân cận với nhà lãnh đạo Mỹ thì lại vẽ nên một bức tranh khác. Theo 4 nguồn tin thân cận với ông Trump, Tổng thống dành hầu hết thời gian ở trong phòng, gọi điện cho các đồng minh và liên tục khẳng định trên Twitter rằng ông đã thắng cuộc bầu cử. Một cố vấn trò chuyện với Tổng thống Trump gần đây cho biết ông Trump đang tìm cách ở lại Nhà Trắng qua ngày 20/1. Theo người này "Tổng thống giận dữ ở một căn phòng tối. Tôi không chắc ông ấy đang thực sự tính toán điều gì".
Ông Trump cũng phàn nàn với các cố vấn của ông rằng các quan chức đảng Cộng hòa, chẳng hạn như ông Brian Hagedorn, một thẩm phán ở Tòa án Tối cao Wisconsin mà ông Trump từng ủng hộ, đã không còn đứng về phía ông nữa. Tổng thống Trump thường gọi điện cho các đồng minh của ông để tìm kiếm tin tốt cũng như liên tục hỏi các cố vấn của ông về những lựa chọn còn lại, từ việc đảo chiều kết quả phiếu đại cử tri tới gây sức ép với các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ.
4 nguồn tin trên cũng cho biết họ không nghĩ ông Trump sẽ dự lễ nhậm chức của ông Biden hoặc gặp Tổng thống đắc cử ở Cánh Tây. Tổng thống Trump thậm chí đã bắt đầu tham khảo ý kiến mọi người về việc tổ chức một chương trình song song vào thời điểm ông Biden tuyên thệ.
Bà Clinton kêu gọi bỏ hệ thống đại cử tri Hillary Clinton khuyến nghị Mỹ lựa chọn tổng thống bằng phiếu phổ thông, khi bà bỏ phiếu cho Joe Biden với tư cách đại cử tri New York. "Tôi tin rằng chúng ta nên bãi bỏ chế độ đại cử tri đoàn và lựa chọn tổng thống là người chiến thắng phiếu phổ thông, như những chức danh khác. Tuy nhiên, khi hệ...