Tổng thống CH Chad ân xá cho 380 thành viên của nhóm phiến quân FACT
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 25/3, Tổng thống lâm thời của CH Chad Mahamat Idriss Deby đã ân xá cho 380 thành viên của nhóm phiến quân Mặt trận Thay đổi và Hòa hợp ở CH Chad (FACT) đang bị nhà chức trách giam giữ.
Động thái này được coi là nỗ lực của ông Deby nhằm đưa nhóm trên tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.
Ông Mahamat Idriss Deby. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Năm 2021, ông Deby được quân đội CH Chad bổ nhiệm làm Tổng thống sau khi cha của ông là Idriss Deby Itno – vị tổng thống lãnh đạo lâu năm ở nước này – thiệt mạng trên chiến trường khi thị sát quân đội chiến đấu với nhóm phiến quân FACT. Sau khi được bổ nhiệm, ông Deby đã xúc tiến các cuộc đàm phán hòa bình với nhiều nhóm nổi dậy, tuy nhiên FACT không tham gia những cuộc đàm phán đó. Nhóm này nhấn mạnh rằng chính quyền chuyển tiếp trước hết phải có những cử chỉ hòa bình, bao gồm trả tự do cho các thành viên của FACT.
Video đang HOT
Tổng thống Deby mới đây đã ra sắc lệnh ân xá cho các thành viên của FACT, nhưng không nêu rõ lý do. Những người được ân xá trên nằm trong số hơn 400 thành viên của FACT bị kết án tù chung thân hôm 21/3 với các tội danh khủng bố, phá hoại an ninh quốc gia, gây nguy hiểm tính mạng của nguyên thủ, cùng một số tội danh khác. Trong số bị kết án tù có thủ lĩnh của FACT Mahamat Mahadi, song nhân vật này không nằm trong số được ân xá.
Nga nêu tên 4 quốc gia không phù hợp tham gia đàm phán hòa bình Ukraine
Bộ Ngoại giao Nga từ chối một đề xuất về 4 quốc gia phương Tây tham gia đàm phán hòa bình ở Ukraine với vai trò trung gian.
Binh sĩ Ukraine nã hỏa lực ở Bakhmut trong giao tranh với các lực lượng Nga.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 21/3 phản hồi đề xuất do Wolfgang Ischinger, nhà ngoại giao Đức và là cựu chủ tịch Hội nghị Munich, đưa ra. Ông Ischinger cho rằng, nên thành lập một nhóm trung gian với nòng cốt là Mỹ, Anh, Pháp và Đức để tìm cách chấm dứt khủng hoảng Ukraine.
"Chúng tôi không biết gì về sáng kiến này", Bộ Ngoại giao Nga cho biết, theo RIA Novosti. " Trước tiên, 4 quốc gia nêu trên đều là các bên tham gia cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Tiếp theo, họ đều ủng hộ "sáng kiến hòa bình giả tạo" của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong đó muốn lực lượng Nga đầu hàng".
Theo Bộ Ngoại giao Nga, với cách tiếp cận như vậy, Mỹ, Anh, Pháp và Đức không thể tự nhận là những nhà trung gian có thể khởi động tiến trình hòa bình. "Những nước này không quan tâm đến việc giải quyết khủng hoảng và đang làm mọi cách để tối đa hóa đối đầu", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
Pháp và Đức là hai quốc gia chủ trương thúc đẩy đối thoại với Nga nhằm chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, khi giao tranh ở Ukraine kéo dài, hai quốc gia này cũng đã có những động thái can thiệp sâu hơn vào cuộc xung đột, cung cấp vũ khí hạng nặng như xe tăng cho Ukraine.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, bước tiến trong tiến trình hòa bình ở Ukraine hoàn toàn phụ thuộc vào Nga.
"Mỹ muốn cuộc xung đột sớm kết thúc, nhưng hòa bình phải hợp lý và bền vững. Chúng tôi muốn đảm bảo Ukraine ở vị thế tốt nhất trong đàm phán. Đó là lý do chúng tôi đang nỗ lực giúp Ukraine giành lại và bảo vệ các vùng lãnh thổ bị Nga kiểm soát, bất kể là từ tháng 2/2022 hay năm 2014", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói, theo tờ Newsweek.
Ông Zelensky đã đưa ra đề xuất hòa bình gồm 10 điểm, trong đó có điều khoản Nga rút quân hoàn toàn khỏi lãnh thổ Ukraine và đền bù tổn thất chiến tranh. Nga đã nêu quan điểm bác bỏ, cho rằng đề xuất của ông Zelensky là phi thực tế.
Trung Quốc cũng đang theo đuổi một giải pháp hòa bình cho vấn đề Ukraine. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nêu đề xuất hòa bình gồm 12 điểm và được Nga hưởng ứng. Ông Zelensky nói rằng Kiev sẵn sàng đàm phán chi tiết hơn với Bắc Kinh.
Boris Bondarev, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Nga, nhận định thời điểm hiện nay vẫn chưa phù hợp cho một triển vọng đàm phán.
"Các bên đều chưa tỏ ra muốn thúc đẩy đàm phán. Tình hình giao tranh vẫn khá cân bằng, chưa bên nào rơi vào tình huống khó khăn nên triển vọng đàm phán rất khó xảy ra", ông Bondarev nói.
Ukraine nêu 'công thức áp dụng kế hoạch hòa bình' khi ông Tập đến Nga Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến có chuyến thăm Nga, Ukraine hôm 20/3 nói đến 'công thức' để áp dụng thành công kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh. Theo AFP, Kiev hôm 20/3 tiếp tục kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine, đề cập đến điều này như phần quan trọng nhất để kế hoạch hòa bình...