Tổng thống Burkina Faso bị lật đổ, quân đội giành quyền lực
Tổng thống Blaise Compaore của Burkina Faso đã bị lật đổ hôm qua khi quân đội giành quyền lực sau khi người biểu tình phóng hỏa tòa nhà cuộc hội trong cuộc nổi dậy của quần chúng nhằm phản đối 27 năm cầm quyền của ông Compaore.
Xe quân đội trên đường phố thủ đô Ouagadougou.
Người biểu tình trước đó đã buộc chính phủ phải hủy một cuộc bỏ phiếu về các kế hoạch gây tranh cãi nhằm cho phép Tổng thống Compaore kéo dài thời gian cầm quyền. Hàng chục nghìn người đã tham gia một cuộc biểu tình lớn tại thủ đô Ouagadougou kêu gọi Tổng thống từ chức.
Hàng trăm người đã xông vào tòa nhà quốc hội và các tòa nhà công khác, trong đó có trụ sở đài truyền hình quốc gia, cướp phá các văn phòng, phóng hỏa các xe ô tô, bất chấp lực lượng cảnh sát dày đặc và sự hiện diện của quân độ khắp thủ đô.
Quân đội, trong một cuộc họp báo được tổ chức vội vàng, sau đó đã tuyên bố giành quyền lực và cam kết phục hồi trật tự hiến pháp trong vòng 12 tháng.
Quân đội đã áp đặt lệnh giới nghiêm từ tối tới sáng và tuyên bố giải tán chính phủ của Tổng thống Compaore và quốc hội, thành lập một cơ quan chuyển tiếp để lãnh đạo đất nước.
Thông báo chính thức về quyết định trên, được một quan chức đọc công khai tại cuộc họp báo, đã được Tham mưu trưởng quân đội Nabere Honore Traore thông qua. Hiện không rõ ông Compaore đang ở đâu.
Trước đó, một tuyên bố được cho là từ văn phòng tổng thống cho biết tình trạng khẩn cấp đã được ban bố. “Tham mưu trưởng quân đội chịu trách nhiệm thực hiện sắc lệnh này, vốn có hiệu lực ngay trong ngày hôm nay”, tuyên bố viết.
Tuy nhiên, tài liệu không đề ngày cụ thể và có chữ ký không giống chữ ký của Tổng thống Compaore.
Tham mưu trưởng quân đội Nabere Honore Traore đã có cuộc gặp với Tướng về hưu Kouame Lougue, một cựu bộ trưởng quốc phòng đang được phe đối lập kỳ vọng sẽ thay thế ông Compaore, để thảo luận về cuộc khủng hoảng.
Video đang HOT
Mỹ, Pháp và Liên minh châu Phi đã bày tỏ lo ngại về cuộc nội dậy tại quốc gia nghèo ở Tây Phi.
Tổng thư ký Liên hợp quốc đã cử một phái viên đặc biệt tới Burkina Faso để trợ giúp phục hồi trật tự, trong khi Liên minh châu Âu kêu gọi chấm dứt bạo lực.
Khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ năm 2011
Tòa nhà quốc hội bị phóng hỏa ngày 30/10.
Ít nhất 1 người đã thiệt mạng trong sự hỗn loạn, vốn bùng phát ngay trước khi các nghị sĩ dự kiến bỏ phiếu về một dự luật vốn cho phép vị Tổng thống 63 tuổi, nắm quyền từ năm 1987, có thể tái tranh cử trong cuộc bầu cử vào năm tới.
Trước làn sóng phản đối của dân chính, chính phủ sau đó đã công bố hủy cuộc bỏ phiếu.
Cảnh sát và quân đội đã không thể ngăn chặn các cuộc đột nhập của người biểu tình nhằm vào các tòa nhà công dù đã sử dụng hơi cay nhằm vào họ.
Khói đen đã bốc lên từ những cửa sổ bị đập vỡ tại tòa nhà quốc hội trong vụ phóng hỏa hôm qua. Vài văn phòng đã bị lửa thiêu rụi, mặc dù phòng họp chính trong tòa nhà dường như không bị ảnh hưởng.
Vài trăm người biểu tình cũng đột nhập trụ sở đài truyền hình quốc gia RTB, cướp các thiết bị và đập các phương tiện.
Đám đông sau đó đã tiến tới dinh tổng thống nhưng bị các binh sĩ từ đội vệ binh tổng thống ngăn chặn.
Nổi giận vì “đảo chính hiến pháp”
Các nghị sĩ Burkina Faso dự định tiến hành cuộc bỏ phiếu tại quốc hội về việc sửa đổi hiến pháp, vốn có thể dỡ bỏ giới hạn về các nhiệm kỳ tổng thống để ông Compaore có thể tái tranh cử vào tháng 11/2015.
Động thái trên đã khiến nhiều người nổi giận, trong đó có những công dân trẻ tại một đất nước nơi 60% dân số trong gần 17 triệu dân dưới độ tuổi 25.
Ông Compaore mới chỉ 36 tuổi khi giành quyền lực trong một cuộc đảo chính năm 1987, trong đó người bạn cũ của ông và là một trong những nhà lãnh đạo được yêu mến nhất châu Phi, Thomas Sankara, bị lật đổ và bị ám sát. Ông Compaore vẫn nắm quyền kể từ đó, tái đắc cử 4 nhiệm kỳ tổng thống kể từ năm 1991.
Được biết tới với tên gọi thời thuộc địa là Upper Volta, quốc gia Tây Phi đã độc lập khỏi Pháp vào năm 1960 và đổi tên thành Burkina Faso vào năm 1984.
An Bình
Tổng hợp
Rộ tin đồn ông Kim Jong-un bị "âm thầm lật đổ"
Việc lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vắng mặt một cách đáng ngờ suốt một tháng qua đã làm dấy lên nhiều đồn đại rằng ông đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính "câm lặng".
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng suốt một tháng qua.
Jang Jin-sung, từng là nhân vật then chốt trong bộ máy tuyên truyền và tình báo của cố lãnh đạo Kim Jong-il, cha của lãnh đạo Kim Jong-un, cho rằng, ông Kim Jong-un đã âm thầm bị gạt sang bên lề bởi nhóm quyền lực được gọi là Phòng Tổ chức và Định hướng (OGD) của Triều Tiên.
OGD được cha của ông Kim Jong-un thành lập vào những năm 90 của thế kỷ trước và nhóm này vẫn trung thành với chính sách và đường lối của cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Tuy nhiên, ông Jang Jin-sung cho rằng ông Kim Jong-un không phải lúc nào cũng đi theo hướng của cha mình.
Ông cho rằng OGD đã kiểm soát chiến lược bấy lâu của Triều Tiên, không phải theo cách chống đối công khai với ông Kim Jong-un mà họ chỉ đơn giản là phớt lờ mệnh lệnh của nhà lãnh đạo này.
Giống như nhiều quan chức khác của Triều Tiên, ông Kim Jong-un có vẻ như ở vị trí có quyền lực lớn, nhưng thực chất ông được OGD dựng lên và mang tính biểu tượng là chủ yếu.
Ông Jang cho biết: "Đó thực chất không phải là cuộc chiến dân sự, nhưng thực tế luôn có hai lực lượng đối đầu nhau".
Remco Breuker, giáo sư Viện nghiện cứu Hàn Quốc tại Đại học Holland's Leiden cho biết: "Quyền lực thực tế nằm trong Phòng này, OGD, phòng được nhà lãnh đạo Kim Jong-il xây dựng".
"Khi còn sống, ông Kim Jong-il là người đứng đầu phòng này. Nhưng với ông Kim Jong-un thì không phải vậy. OGD ngoài phục vụ ông Kim Jong-un còn phục vụ cho di sản của ông Kim Jong-il nhiều hơn. Và hai điều đó không luôn luôn song trùng".
Các thông tin gần đây cho rằng ông Kim Jong-un, một người thích bơ và nghiện thuốc lá nặng, đang bị gút, tiểu đường, huyết áp cao. Vì vậy OGD sẽ phải can thiệp nhiều hơn vào công việc điều hành hàng ngày ở Triều Tiên nếu bệnh tình của ông Kim Jong-un nghiêm trọng hơn.
Ông Kim Jong-un cũng có một cô con gái, Ju-ae, sinh năm 2012 (theo lời ngôi sao bóng rổ người Mỹ Dennis Rodman, người hay tới Triều Tiên trong thời gian vừa qua). Tuy nhiên cô bé 2 tuổi này có thể không được xem là người thừa kế trong tương lai.
Trung Anh
Theo Dantri/ Metro
Lực lượng Right Sector đe dọa lật đổ tổng thống Ukraine Lãnh đạo tổ chức Right Sector đã đe doạ Tổng thống đương nhiệm Petro Poroshenko sẽ phải chịu chung số phận giống người tiền nhiệm bị lật đổ Viktor Yanukovych, khi thông qua đạo luật trao quy chế tự trị cho miền đông. Khoảng 300 người đeo mạt nạ đã tập trung trước phủ tổng thống Ukraine và cố phá vỡ hàng rào...