Tổng thống Brasil đáp trả các chỉ trích về thảm họa cháy rừng Amazon
Trong bối cảnh lo ngại toàn cầu về các đám cháy dữ dội ở Amazon, chính phủ Brasil cho biết hôm thứ Năm rằng họ đang trở thành mục tiêu trong chiến dịch bôi nhọ khi phe đối lập cho rằng Tổng thống Jair Bolsonaro không nỗ lực để ngăn chặn nạn phá rừng lan rộng.
Trong bối cảnh thảm họa cháy rừng Amazon ngày càng lan rộng, Tổng thống Brasil một mặt hứng chịu sự chỉ trích do gián tiếp gây ra nạn phá rừng bằng các chính sách khai thác tài nguyên, mặt khác ông Bolsonaro bị cuốn vào một cuộc tranh cãi với Tổng thống Pháp Macron.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi vụ cháy rừng Amazon là một cuộc khủng hoảng quốc tế và cho biết các nhà lãnh đạo của G7 nên tổ chức các cuộc thảo luận khẩn cấp về vấn đề này.
“Ngôi nhà của chúng ta đang cháy. Rừng mưa Amazon – lá phổi tạo ra 20% oxy trên hành tinh của chúng ta – đang bị thiêu hủy”, ông Macron đăng tải thông điệp lên Twitter.
Ngay sau đó Tổng thống Bolsonaro đã đáp trả lại: “Tôi rất tiếc vì ông Macron đang tìm cách đạt được lợi ích chính trị cá nhân trong một vấn đề nội bộ đối với Brazil và các quốc gia vùng Amazon khác. Giọng điệu giật gân mà ông ta sử dụng không thể giúp giải quyết vấn đề”.
Ông Onyx Lorenzoni – Chánh văn phòng Tổng thống Brasil cũng cáo buộc các nước châu Âu đã phóng đại vấn đề môi trường ở Brazil để phá vỡ các lợi ích thương mại của nước này.
“Nạn phá rừng tồn tại ở Brasil, đúng là như vậy, nhưng không phải ở mức độ như họ nói”, ông Lorenzoni nói.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Đức và Na Uy, với lý do Brazil thiếu cam kết trong việc chống phá rừng, đã quyết định giữ lại hơn 60 triệu USD trong quỹ dành cho các dự án bền vững trong rừng Brasil.
Video đang HOT
Cuộc tranh luận diễn ra khi các chuyên gia Brasil báo cáo số vụ cháy rừng kỷ lục trên cả nước trong năm nay, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2018. Hình ảnh vệ tinh cho thấy khói từ Amazon vươn ra toàn Nam Mỹ đến bờ biển Đại Tây Dương và Sao Paulo – thành phố lớn nhất của Brasil, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới.
Tổng thư ký LHQ António Guterres tuyên bố: “Trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu toàn cầu, chúng ta không thể chịu nhiều thiệt hại hơn đối với nguồn oxy và đa dạng sinh học chính này. Rừng Amazon phải được bảo vệ”.
Các công tố viên liên bang ở Brasil, khu vực Amazon đã mở cuộc điều tra về nạn phá rừng gia tăng, theo truyền thông địa phương. Các công tố viên cho biết họ sẽ xem xét các sai phạm của chính quyền trong việc thực thi các quy tắc bảo vệ rừng.
Bolivia cũng đang vật lộn để ngăn chặn các đám cháy lớn mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hoạt động dọn cỏ để canh tác của nông dân.
Tổng thống Bolsonaro cho biết nhiều tổ chức phi chính phủ đã đưa ra những lời chỉ trích nhắm vào ông do họ không còn được nhận tiền tài trợ từ chính phủ Brasil. Ngoài ra, ông cũng cáo buộc các tổ chức truyền thông khai thác thông tin về các đám cháy để làm suy yếu chính quyền của mình.
‘Hầu hết các phương tiện truyền thông muốn Brasil trở thành một Venezuela thứ hai”, ông Bolsonaro chỉ ra.
Khoảng 60% diện tích rừng Amazon nằm trong lãnh thổ Brasil, nạn phá rừng và hỏa hoạn tại đây có thể gây ảnh hưởng tới khí hậu và lượng mưa toàn cầu.
Ông Filipe Martins, một cố vấn của Tổng thống Bolsonaro, cho biết trên Twitter rằng chính phủ Brasil cam kết chống lại nạn phá rừng bất hợp pháp và nhiều quốc gia khác đang gây thiệt hại cho môi trường.
“Rừng Amazon sẽ được Brasil cứu chứ không phải là những lời hoa mỹ trống rỗng, cuồng loạn và gây hiểu lầm của các phương tiện truyền thông chính thống, các quan chức nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ”, theo ông Martins.
Huy Vũ
Theo ngaynay/AP
Thợ đào vàng chiếm làng thổ dân Brazil sâu trong rừng Amazon
Nhiều nhà vận động bảo vệ quyền lợi của thổ dân tại rừng Amazon đã kêu gọi cảnh sát Brazil điều tra thông tin một ngôi làng sâu trong rừng già đang bị thợ đào vàng chiếm giữ.
Theo thông tin của nhiều chính trị gia và thủ lĩnh các bộ lạc địa phương, hàng chục thợ đào vàng đã xâm chiếm một ngôi làng của thổ dân sâu trong rừng Amazon. Người trưởng làng bị đâm chết. Nhiều người sợ hãi đã bỏ chạy sang các làng khác nương náu, Guardian đưa tin.
Nạn khai thác vàng trái phép đang tàn phá rừng rậm Amazon. Thợ đào vàng đầu độc những con sông trong khu vực với thủy ngân được dùng để lọc vàng. Hoạt động khai thác vô tội vạ tàn phá nhiều cánh rừng.
Một người đàn ông thổ dân Waiapi trong khu bảo tồn người bản địa ở bang Amapa, Brazil. Ảnh: AFP.
Ngày 27/7, khoảng 50 thợ đào vàng "chui" đã xâm chiếm khu bảo tồn thổ dân Waiapi rộng gần 600.000 ha, thuộc quản lý của bang Amapa, Brazil.
Nhóm thợ bắt đầu kiểm soát khu vực chỉ vài ngày sau khi trưởng làng Emyra Waiapi bị sát hại vào giữa tuần qua. Xác ông được phát hiện bên làng Mariry với nhiều vết dao. Vụ án mạng vẫn chưa được điều tra làm rõ.
Dân làng hoảng sợ bỏ trốn khỏi làng Mariry đến một ngôi làng lớn hơn gần khu vực là Aramira. Nhiều nguồn tin cho biết đã có nổ súng tại làng Aramira vào ngày 27/7. Các thủ lĩnh thổ dân và chính trị gia địa phương lo sợ sẽ xảy ra "tắm máu", khẩn thiết kêu gọi cảnh sát vào cuộc.
"Những tên thợ đào vàng chiếm làng thổ dân vẫn còn bám trụ tại khu vực. Chúng được vũ trang hạng nặng, có cả súng máy. Chúng tôi muốn cảnh sát liên bang hỗ trợ", Kureni Waiapi, 26 tuổi, thành viên một bộ lạc sống gần thị trấn Pedra Branca do Amapari, cách thủ phủ bang Amapa khoảng 189 km, cho biết.
"Tình hình đang vô cùng căng thẳng", Beth Pelaes, thị trưởng Pedra Branca do Amapari, nhận định.
Nhiều thủ lĩnh thổ dân cho rằng các chính sách của Tổng thống Bolsonaro đang đe dọa các khu bảo tồn người bản địa. Ảnh: CIDSE & REPAM.
Cuộc khủng hoảng giữa rừng rậm Amazon được hé lộ vào ngày 27/7 bởi thượng nghị sĩ Randolfe Rodrigues của bang Amapa.
Ông nhận được tin nhắn thoại cầu cứu của một thủ lĩnh thổ dân địa phương. Ca sĩ Caetano Veloso cũng lên tiếng kêu gọi chính phủ Brazil vào cuộc bảo vệ thổ dân, "bảo vệ nhân phẩm của Brazil".
Nhiều ý kiến cho rằng những hứa hẹn của Tổng thống Jair Bolsonaro trong thời gian qua về mở rộng khu vực khai thác vàng trong đất của thổ dân đã khuyến khích thợ đào vàng chui hành động hung hăng hơn.
Tổng thống Bolsonaro từng so sánh thổ dân sống trong các khu bảo tồn người bản địa ở Amazon là "người tiền sử". Hôm 27/7, ông lại tiếp tục ca ngợi nguồn khoáng sản giàu có ở Raposa Serra do Sol và Yanomami. Cả 2 khu bảo tồn đều đang bị đe dọa bởi hàng nghìn thợ đào vàng trái phép.
Theo Zing.vn
Nga trở lại G8 sẽ là "thất bại nặng nề" cho Ukraine Việc Liên bang Nga trở lại Nhóm G8 (nhóm các nước công nghiệp phát triển) trước khi giải quyết tình hình ở Ukraine sẽ là một thất bại lớn cho Kiev. Thành phố Kiev, Ukraine. Ảnh Ria Tuyên bố trên được Phó Thủ tướng Ukraine Vyacheslav Kirilenko đưa ra. Trên trang Twitter, ông Kirilenko viết: "Nga trở lại G8 mà không giải phóng...