Tổng thống Biden: Việc đảo ngược luật phá thai là sai lầm bi thảm
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/6 lên án quyết định loại bỏ quyền phá thai của Tòa án Tối cao Mỹ là “sai lầm bi thảm”.
“Khi (Roe v Wade) bị loại bỏ, điều rõ ràng là sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ ở quốc gia này đang gặp nguy hiểm”, ông Biden nói. “Đây là một con đường cực đoan và nguy hiểm mà tòa án đang vạch ra cho chúng ta”.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nhấn mạnh rằng phán quyết của các thẩm phán bảo thủ nhằm loại bỏ quyền phá thai của liên bang là “một sai lầm bi thảm”, đồng thời cam kết “làm mọi thứ trong khả năng” để bảo vệ quyền phá thai, khi hàng chục bang do đảng Cộng hòa kiểm soát chuẩn bị cấm hoạt động này.
Tổng thống Biden khẳng định chính quyền của ông sẽ ngăn các bang hạn chế việc di chuyển để tiếp cận các dịch vụ phá thai, và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng sẽ bảo vệ việc phân phối thuốc phá thai, Guardian đưa tin.
Tuy nhiên, dù vạch ra kế hoạch bảo vệ quyền sinh sản tự do ở Mỹ, ông Biden thừa nhận rằng chỉ có Quốc hội mới có khả năng thiết lập lại quyền phá thai cấp liên bang.
Tổng thống Joe Biden lên án quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ về quyền phá thai hôm 24/6. Ảnh: AFP.
Tòa án Tối cao ngày 24/6 đảo ngược phán quyết trong vụ kiện Roe và Wade với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, xóa bỏ cơ sở pháp lý ở cấp liên bang bảo vệ quyền phá thai.
Sau phán quyết của Tòa án Tối cao, quyền phá thai sẽ được quyết định bởi từng tiểu bang, trừ khi Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật khác về vấn đề này, theo CNN.
Khoảng một nửa trong tổng số 50 tiểu bang và khu vực hành chính Washington D.C. đã có hoặc sẽ thông qua luật cấm phá thai trừ một số trường hợp ngoại lệ. Một số bang khác sẽ thông qua luật siết chặt quy định quản lý quy trình phá thai.
Ngay sau khi phán quyết được đưa ra, biểu tình lớn đã nổ ra bên ngoài tòa nhà của Tòa án Tối cao.
Các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đã cố gắng duy trì đạo luật Roe v. Wade, nhưng họ hiện không có đủ số phiếu cần thiết tại Thượng viện để làm điều này.
Do đó, ông Biden nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải bầu thêm đảng viên Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 sắp tới, nhằm tạo cơ hội cho họ bảo vệ quyền tiếp cận phá thai và các quyền cơ bản khác.
“Cử tri cần phải nói lên tiếng nói của họ. Mùa thu này, chúng ta phải bầu thêm nhiều thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ (thuộc đảng Dân chủ) – những người sẽ hệ thống hóa quyền lựa chọn của phụ nữ vào luật liên bang một lần nữa”, ông nói.
Ông Biden đã trích dẫn ý kiến của Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ Clarence Thomas trong vụ kiện giữa Dobbs và Tổ chức Y tế phụ nữ Jackson, đề xuất rằng tòa án có thể sớm xem xét lại các phán quyết chính khác.
“Với lá phiếu của mình, chúng ta có thể hành động và đưa ra lời quyết định. Đây không phải là kết thúc”, ông Biden nhấn mạnh. Ảnh: AFP.
Thẩm phán Thomas dẫn chứng cụ thể các trường hợp xác lập quyền tiếp cận các biện pháp tránh thai và hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
“Mùa thu năm nay, (đạo luật) Roe sẽ nằm trên lá phiếu. Các quyền tự do cá nhân cũng nằm trên trên lá phiếu, bao gồm quyền riêng tư, tự do, bình đẳng. Tất cả đều có trong lá phiếu”, ông Biden nói.
“Với lá phiếu của mình, chúng ta có thể hành động và đưa ra lời quyết định. Đây không phải là kết thúc”, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định.
Khoảnh khắc bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ sau phán quyết gây sốc .Biểu tình lớn đã nổ ra trước trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ ngày 24/6 để phản đối việc tòa án lật lại phán quyết vụ kiện Roe và Wade về quyền phá thai.
Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết lịch sử về quyền phá thai
Tòa án Tối cao ngày 24/6 đảo ngược phán quyết trong vụ kiện Roe và Wade với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, xóa bỏ cơ sở pháp lý ở cấp liên bang bảo vệ quyền phá thai.
Sau phán quyết của Tòa án Tối cao, quyền phá thai sẽ được quyết định bởi từng tiểu bang, trừ khi Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật khác về vấn đề này, theo CNN.
Trong ý kiến ủng hộ việc lật lại phán quyết vụ kiện Roe và Wade, Thẩm phán Samuel Alito cho biết quyết định của Tòa án Tối cao đưa ra năm 1973 đã gây ra những hậu quả nặng nề, đồng thời không giúp mang lại giải pháp cho tranh cãi liên quan vấn đề phá thai.
"Vụ việc đã châm ngòi cho tranh cãi và làm đất nước chia rẽ sâu sắc", Thẩm phán Alito nhận định.
Các thẩm phán ủng hộ đảo ngược phán quyết vụ Roe và Wade cho rằng phá thai là một câu hỏi mang tính đạo đức căn bản, đồng thời nhấn mạnh Hiến pháp Mỹ không cấm người dân từng tiểu bang tự xây dựng quy định về quyền phá thai.
Biểu tình bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ sau khi phán quyết được đưa ra. Ảnh: CNN.
"Roe và Casey đã tước đoạt thẩm quyền đó (của người dân các tiểu bang). Hôm nay, chúng tôi đảo ngược phán quyết, trả lại thẩm quyền cho người dân và các đại diện mà người dân bầu ra", ý kiến của nhóm thẩm phán cho biết.
Trong khi đó, các thẩm phán phản đối đảo ngược phán quyết vụ Roe và Wade cho rằng quyết định ngày 24/6 xóa bỏ sự bảo vệ hiến định đối với hàng triệu phụ nữ liên quan việc phá thai.
Khoảng một nửa trong tổng số 50 tiểu bang và khu vực hành chính Washington D.C. đã có hoặc sẽ thông qua luật cấm phá thai trừ một số trường hợp ngoại lệ. Một số bang khác sẽ thông qua luật siết chặt quy định quản lý quy trình phá thai.
Ngay sau khi phán quyết được đưa ra, biểu tình lớn đã nổ ra bên ngoài tòa nhà của Tòa án Tối cao.
Khoảnh khắc bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ sau phán quyết gây sốc .Biểu tình lớn đã nổ ra trước trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ ngày 24/6 để phản đối việc tòa án lật lại phán quyết vụ kiện Roe và Wade về quyền phá thai.
Ông Trump 'nhận công' trong phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ Cựu Tổng thống Donald Trump cho biết việc đề cử thành công 3 thẩm phán bảo thủ vào Tòa án Tối cao Mỹ trong nhiệm kỳ của ông đã giúp tòa án lật lại phán quyết về quyền phá thai. Trong tuyên bố sau khi tòa án ra phán quyết lật lại quyền phá thai, ông Trump cho rằng quyết định này "chỉ...