Tổng thống Biden tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu xảy ra xung đột
Ngày 18/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có tuyên bố chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc tức giận, rằng Washington sẽ bảo vệ Đài Loan (Trung Quốc) trong trường hợp xảy ra xung đột.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, DC ngày 15/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS ngày 18/9, Tổng thống Joe Biden khẳng định quân đội Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan (Trung Quốc) trong trường hợp vùng lãnh thổ này bị “xâm lược”.
Khi được hỏi liệu các lực lượng Mỹ có bảo vệ đảo Đài Loan trong trường hợp xung đột xảy ra hay không, Tổng thống Biden đã trả lời: “Có chứ, nếu quả thực có một cuộc tấn công từ trước tới nay chưa từng xảy ra”.
Tuyên bố trên được đưa ra, một lần hiếm hoi từ giới chức cấp cao tại Washington, trong bối cảnh Chính quyền Tổng thống Biden đang lên kế hoạch yêu cầu Quốc hội Mỹ phê duyệt thương vụ bán vũ khí trị giá 1,1 tỷ USD cho đảo Đài Loan (Trung Quốc).
Tờ Politico ngày 29/8 trích dẫn ba nguồn thạo tin cho biết hợp đồng mua bán trên sẽ bao gồm 60 tên lửa chống hạm Harpoon, 100 tên lửa không đối đất Sidewinder và gia hạn hợp đồng radar giám sát. Trong đó, tên lửa Sidewinder sẽ được trang bị cho máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan do Mỹ sản xuất.
Theo Politico, thỏa thuận mua bán trên không thể hoàn tất cho đến khi Chính phủ Mỹ chính thức thông báo cho Chủ tịch Đảng Dân chủ và các thành viên cấp cao của Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện. Mặc dù thủ tục kể trên có thể cần nhiều thời gian hơn dự kiến do Quốc hội Mỹ đang nghỉ giải lao, nhưng các nhà lập pháp nhiều khả năng sẽ thông qua thỏa thuận này.
Video đang HOT
Phản ứng về thông tin này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ thông tin với đài Sputnik rằng họ sẽ yêu cầu Mỹ ngừng bán vũ khí cho Đài Loan, do vi phạm cơ bản nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
“Phía Mỹ cần ngay lập tức dừng bán vũ khí và tiếp xúc quân sự với Đài Loan, cũng như dừng gây ra các yếu tố có thể dẫn đến căng thẳng ở eo biển Đài Loan, và tuân theo tuyên bố của Chính phủ Mỹ về việc không ủng hộ Đài Loan độc lập”, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc Liu Pengyu ngày 29/8 phát biểu.
Thời gian qua, căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh leo thang sau khi giới chức Mỹ thực hiện các chuyến thăm tới Đài Loan. Mới đây nhất, các phương tiện truyền thông cho biết một phái đoàn các nhà lập pháp Mỹ hôm 14/8 đã thực hiện chuyến thăm không thông báo trước tới vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).
Thông cáo của Viện Mỹ tại Đài Loan, cơ quan đại diện cho các quyền lợi của Mỹ trên thực tế ở Đài Loan, nêu rõ một phái đoàn các nhà lập pháp Mỹ đã tới hòn đảo này trong khuôn khổ chuyến thăm 2 ngày. Dẫn đầu phái đoàn nghị sĩ Mỹ lần này là Thượng nghị sĩ Dân chủ Ed Markey.
Trước đó, vào đầu tháng 8, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cũng tới thăm Đài Loan. Chuyến thăm của bà Pelosi đã dẫn tới làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của các quan chức Trung Quốc. Bắc Kinh đã triển khai một loạt động thái trả đũa chuyến thăm.
Ngày 5/8, Trung Quốc tuyên bố sẽ ngừng hoặc đình chỉ các cuộc đối thoại với Mỹ về một loạt vấn đề từ biến đổi khí hậu cho tới quốc phòng, cũng như hợp tác chống buôn bán ma túy, để đáp trả Mỹ. Theo Thời báo Hoàn cầu và hãng tin AP, nhà chức trách Trung Quốc đã công bố gói 8 biện pháp nhằm phản ứng lại chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi.
Giới chức Trung Quốc Đại lục nhiều lần cáo buộc Washington đang khiêu khích Bắc Kinh liên quan đến vấn đề Đài Loan, công khai xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc muốn nhấn mạnh rằng chìa khóa để duy trì hòa bình và ổn định của Eo biển Đài Loan là nguyên tắc “một Trung Quốc”.
Trung Quốc trước nay luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và đang chờ thống nhất, đồng thời kêu gọi quốc tế tôn trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc”, không chấp nhận các nước thiết lập quan hệ ngoại giao cùng lúc với cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc.
Nhật Bản cải tổ chính phủ nhằm khôi phục uy tín
Cuộc cải tổ diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với môi trường an ninh ngày càng căng thẳng, đồng thời chịu rủi ro kinh tế do giá cả tăng cao và dịch COVID-19.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters
Theo hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản), Thủ tướng nước này Fumio Kishida ngày 10/8 sẽ tiến hành cải tổ Nội các nhằm tìm cách ngăn chặn sự suy giảm sự ủng hộ của công chúng và cắt đứt mọi liên kết không rõ ràng với một nhóm tôn giáo đang được chú ý do vụ ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe.
Ông Kishida hy vọng những thay đổi về nhân sự sẽ mở đường cho một chính quyền lâu dài, ổn định để giải quyết những gì ông mô tả là "những thách thức lớn nhất của thời kỳ hậu chiến", từ đại dịch COVID-19 và lạm phát đến cuộc xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng gia tăng ở eo biển Đài Loan.
Trong lần cải tổ này, Thủ tướng Kishida vẫn giữ lại Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno, Ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki.
Trong lần điều chỉnh nhân sự này, ông Kishida đã đề nghị cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada đảm nhiệm cương vị cũ khi Nhật Bản đang tìm cách củng cố khả năng phòng thủ thông qua việc tăng chi tiêu. Ông Hamada, người từng là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản từ năm 2008 - 2009, sẽ thay thế ông Nobuo Kishi, em trai của cựu Thủ tướng Abe, người đã bị bắn chết trong một bài phát biểu tranh cử vào tháng 7.
Theo các nhà điều tra, kẻ tấn công ông Abe nói rằng anh ta có ác cảm với tổ chức tôn giáo Nhà thờ Thống nhất, hiện được chính thức gọi là Liên đoàn Gia đình vì Hòa bình và Thống nhất Thế giới, và cho rằng cựu Thủ tướng Abe có mối liên hệ với nhóm này.
Trong khi Thủ tướng Kishida cho biết việc thay thế ông Kishi vì lý do sức khỏe, ông Kishi đã thừa nhận rằng đã nhận được sự ủng hộ từ nhóm tôn giáo trên trong các cuộc bầu cử trước đây.
Quyết định thay thế ông Kishi diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Nhật Bản, khi chính phủ nước này đang tìm cách sửa đổi Chiến lược An ninh Quốc gia và các tài liệu an ninh quan trọng khác sẽ đặt nền tảng cho chính sách quốc phòng mới trong những năm tới.
Một cựu Bộ trưởng Quốc phòng khác là Taro Kono sẽ tham gia nội các với tư cách Bộ trưởng Kỹ thuật số. Trong khi đó, Bộ trưởng Công nghiệp Koichi Hagiuda sẽ được thay thế bởi cựu Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura.
Cuộc cải tổ cũng diễn ra khi Chính phủ của Thủ tướng Kishida phải đối mặt với tỷ lệ ủng hộ đang giảm dần. Sự chú ý của công chúng về mối liên hệ giữa nhóm tôn giáo Nhà thờ Thống nhất và các nhà lập pháp Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã tăng lên rõ rệt kể từ khi cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát. Ông Kishida cho biết các thành viên mới trong nội các của ông và các quan chức đảng cầm quyền mới phải "xem xét kỹ lưỡng" mối quan hệ của họ với nhóm Nhà thờ Thống nhất.
Đài truyền hình công cộng NHK cho biết hôm 6/8, sự ủng hộ đối với nội các của Kishida đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10 năm ngoái, xuống còn 46% so với 59% cách đây ba tuần, kết quả tương tự với các cuộc khảo sát khác gần đây. Phần lớn những người được hỏi cho biết họ muốn có lời giải thích về mối quan hệ của các chính trị gia với nhóm tôn giáo Nhà thờ Thống nhất.
Việc cải tổ dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 9, nhưng các nhà phân tích cho biết ông Kishida muốn tiến hành ngay để ngăn chặn đà suy giảm uy tín càng sớm càng tốt.
'Cuộc chiến sống còn' của Mỹ từ mối nguy ở eo biển Đài Loan Tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan đang chỉ ra một rủi ro lớn đối với Mỹ về chip bán dẫn - điều mà Washington đang ra sức ứng phó gần đây. Trưa 8.8, tờ South China Morning Post đưa tin Trung Quốc đại lục tiếp tục tiến hành tập trận ở eo biển Đài Loan sau loạt tập trận mà...