Tổng thống Biden tiếp tục bỏ một chương trình của ông Trump
Kể từ tháng 5, chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ ngừng chương trình phân phát đồ ăn cho người thất nghiệp do người tiền nhiệm Donald Trump phát động.
Sau khi hủy bỏ chương trình nói trên của chính phủ tiền nhiệm, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết sẽ ưu tiên các sáng kiến xóa đói khác, bao gồm mở rộng chương trình tem phiếu, và các kế hoạch phân phối thực phẩm của chính phủ, Reuters đưa tin ngày 14/4.
Chương trình “Hộp thức ăn từ nông dân tới các gia đình” được chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump khởi động từ tháng 5/2020, nhằm phân phát thực phẩm thu mua từ nông dân tới đối tượng là người Mỹ thất nghiệp.
Thực phẩm được đóng trong các hộp giấy tại Chicago, Illinois. Ảnh: Reuters .
Để vận hành chương trình, chính phủ thuê hàng trăm công ty tư nhân đi thu mua thực phẩm thừa chưa qua chế biến, từ các nhà hàng, trường học, tàu biển, để vận chuyển tới các ngân hàng thực phẩm.
Video đang HOT
Thực phẩm tiếp tế tới người dân bao gồm sữa chua, thịt đông lạnh, trứng, trái cây, rau xanh.
Tuy nhiên, chương trình này nhanh chóng bộc lộ nhiều hạn chế.
Thực phẩm thu mua thường xuyên bị dập nát, hư hỏng trước khi được đưa tới nơi bảo quản phù hợp. Nhiều địa điểm tiếp nhận không có tủ lạnh phù hợp.
Một số công ty tham gia các khâu trong chương trình cũng tính chi phí gấp đôi so với thông thường.
Ngoài ra, quá trình vận chuyển hàng tiếp tế tới các địa điểm cứu trợ cũng gặp vấn đề về thời gian.
Khi chính phủ Mỹ quyết định đổi nhà thầu vận chuyển hoặc cung cấp thực phẩm, một số ngân hàng thực phẩm lại từ chối nhận hàng tiếp tế.
Bên cạnh đó, tình trạng phân phối thực phẩm không công bằng trên phạm vi toàn quốc cũng xảy ra.
Bộ Nông nghiệp Mỹ chi 4 tỷ USD trong năm 2020 cho chương trình này, nhiều gấp 6 lần ngân sách cứu trợ thực phẩm khẩn cấp thông thường.
Greg Ibach, cựu bộ trưởng Nông nghiệp dưới thời cựu Tổng thống Trump, cho biết ông cùng các cộng sự phải chạy đua với thời gian để cho ra đời chương trình cứu trợ lương thực.
“Khi đó, chúng tôi không có nhiều thời gian, người dân đói ăn, không có đủ thực phẩm trong cửa hàng, nếu có thì họ cũng không đủ tiền mua”, ông Ibach cho biết.
Lập trường cứng rắn của Iran khiến thỏa thuận hạt nhân khó 'hồi sinh' trước tháng 6
Kỳ vọng Washington và Tehran hồi sinh thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015 trước cuộc bầu cử vào tháng 6 của Iran đã suy giảm bởi Iran áp dụng lập trường cứng rắn trước khi quay trở lại vòng đàm phán.
Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden ngỏ ý sẵn sàng trao đổi với Iran về việc quay trở lại Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA)-thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các nước trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) năm 2015. Nòng cốt của JCPOA là Tehran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lại việc được nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Năm 2018, cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận này. Tổng thống Joe Biden cam kết đưa Mỹ quay trở lại JCPOA. Tuy nhiên, trong những tuần đầu tiên ông Biden bước vào Nhà Trắng, lệnh trừng phạt từ thời ông Trump với Iran vẫn tồn tại.
Chính quyền Tổng thống Biden khẳng định rằng cần có điều kiện tiên quyết là Iran đảm bảo tuân thủ các cam kết thì Mỹ mới cân nhắc về việc tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân. Trong khi đó, Tehran yêu cầu Washington nới lỏng lệnh trừng phạt từ thời cựu Tổng thống Trump. Cả Iran và Mỹ chưa thể thống nhất được phía nào sẽ có động thái đầu tiên.
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif nói rằng trừ khi có động thái sớm về khôi phục thỏa thuận nếu không ngoại giao sẽ tạm ngưng trong nhiều tháng bởi cuộc bầu cử Tổng thống Iran dự kiến diễn ra vào ngày 18/6.
Trong bài phát biểu ngày 21/3, Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei nói rằng các quan chức Iran nên chuẩn bị cho khả năng lệnh trừng phạt không được sớm nới lỏng. Theo Reuters, ông Ali Khamenei là người quyết định chính sách hạt nhân của nước này.
Lãnh đạo tối cao Iran nhấn mạnh: "Phía Mỹ phải nới lỏng mọi lệnh trừng phạt. Chúng ta sẽ kiểm chứng và nếu các lệnh trừng phạt thực sự được hủy bỏ thì chúng ta sẽ quay trở lại với nghĩa vụ theo thỏa thuận mà không có bất cứ vấn đề nào. Iran có nhiều kiên nhẫn".
Nhà phân tích Henry Rome tại công ty Eurasia Group (Mỹ) nhận định rằng qua phát biểu của Lãnh đạo tối cao Khamenei, nhiều khả năng thỏa thuận hạt nhân sẽ không được tái sinh trước cuộc bầu cử tổng thống của Iran. Ông Henry Rome nhận định rằng một cuộc họp Mỹ-Iran có thể diễn ra nhưng có thể sau tháng 6.
Thấy gì từ quyết định rút quân mạo hiểm của Tổng thống Biden? Quyết định của Tổng thống Joe Biden rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan trước ngày tưởng niệm 11/9 sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến kéo dài gần 20 năm ở quốc gia Nam Á đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Binh sĩ Mỹ bước ra ngoài căn cứ tại tỉnh Uruzgan (Afghanistan). Ảnh: Reuters...