Tổng thống Biden sắp điện đàm với ông Tập Cận Bình về khủng hoảng Ukraine
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 18.3 sẽ có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về nhiều vấn đề, bao gồm cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. ẢnhREUTERS
AFP dẫn lại thông báo từ Nhà Trắng ngày 17.3 cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về nhiều vấn đề, trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraine.
Video đang HOT
“Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc quản lý sự cạnh tranh giữa hai quốc gia, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine và các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm”, Nhà Trắng tuyên bố.
Trung Quốc đã từ chối lên án hành động của Nga tại Ukraine, đồng thời cho rằng việc Mỹ và NATO mở rộng ảnh hưởng về phía đông đã làm trầm trọng thêm căng thẳng. Trung Quốc cũng đang chịu áp lực ngoại giao từ Mỹ và các đồng minh châu Âu trong việc phải ngưng hỗ trợ Nga.
Cuộc điện đàm giữa ông Tập và ông Biden diễn ra chỉ vài ngày sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì gặp nhau tại Rome (Ý) ngày 14.3.
Đây là cuộc hội đàm căng thẳng, nhưng không đạt được kết quả cụ thể. Trong cuộc họp kéo dài 7 giờ, ông Sullivan đã nêu lên những lo ngại về sự liên kết của Trung Quốc với Nga. Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết Cố vấn Sullivan đã trực tiếp nói với ông Dương về “những tác động và hậu quả tiềm tàng” với việc Trung Quốc hỗ trợ Nga.
Moscow và Bắc Kinh đã xích lại gần nhau hơn. Vào tuần trước, Trung Quốc thậm chí gọi quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Nga là quan hệ “vững chắc”.
Nga áp đặt lệnh trừng phạt Tổng thống Mỹ Biden
Chính phủ Nga ngày 15/3 đã quyết định áp đặt lệnh trừng phạt lên Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều quan chức cấp cao Nhà Trắng khác.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP
Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết thông tin trên. Theo đó, ngoài Tổng thống Mỹ Biden, Nga còn áp đặt lệnh trừng phạt lên Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns...
Cùng ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Anh tuyên bố lệnh trừng phạt mới nhằm vào nhiều quan chức Nga, trong đó có người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Trước đó, Chính phủ Anh cho biết đã bổ sung 350 cá nhân và thực thể mới vào danh sách trừng phạt Nga.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 15/3 cũng chính thức thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến tình hình Ukraine, bao gồm các lệnh cấm đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, xuất khẩu hàng hóa xa xỉ và nhập khẩu các sản phẩm thép từ Nga.
Trước đó, ngày 14/3, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký sắc lệnh cấm xuất khẩu đường trắng và đường thô cũng như cấm xuất khẩu lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và ngô tới các quốc gia láng giềng trong Liên minh Kinh tế Á-Âu. Hai lệnh cấm này lần lượt có hiệu lực đến ngày 31/8 và 30/6.
Chính phủ Mỹ đẩy mạnh sử dụng TikTok để truyền tải các thông điệp Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mạnh tay chi tiền cho "những người có ảnh hưởng" trên mạng xã hội TikTok để truyền tải các thông điệp. Các ngôi sao TikTok đăng tải video về cuộc gặp ngày 10/3 với một số nhân vật cấp cao Nhà Trắng về tình hình Ukraine. Ảnh: Washington Post Trong giai đoạn cao điểm của...